Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển lĩnh vực nông nghiệp: Gắn với chủ quyền biển đảo

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NN&PTNT đẩy mạnh phát triển và tuyên truyền theo nội dung NQ số 459/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phát triển kinh tế biển.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020.

Các bộ, ngành đã chủ động, tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ NN&PTNT đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thực hiện nghị quyết; tăng cường các hoạt động của chuyên trang, chuyên mục về nông nghiệp, thủy sản và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa phục vụ cộng đồng.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, tình hình liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông; giám sát thông tin trên báo chí, các trang mạng, phát hiện kịp thời những sơ hở trong công tác thông tin tuyên truyền về biển đảo.

Năm 2018, Chính phủ đã tổ chức tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo, từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Chính phủ ban hành hơn 10 nghị định, trên 100 quyết định về quản lý nhà nước, thực hiện các chủ trương chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển KT-XH, QP-AN biển, đảo. Để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, Chính phủ đã ban hành 6 nghị định, phê duyệt 2 đề án và đang chỉ đạo xây dựng “Chiến lược phát triển nuôi biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”…

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu tiếp tục đầu tư ngân sách cho chương trình, dự án phòng chống giảm nhẹ thiên tai trên biển, ven biển và xây dựng trung tâm nghề cá lớn, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với đảm bảo QP-AN.

Yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Nghiên cứu các hình thức khai thác, nuôi trồng thủy hải sản mới, khai thác viễn dương, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực để khai thác thủy hải sản. Tăng cường huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu khoa học, đổi mới, chuyển giao công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản. 

Đánh bắt hải sản của ngư dânĐánh bắt hải sản của ngư dân

Tuy nhiên, Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật giữa Trung ương và địa phương chưa được đồng bộ. Ngành nghề thủy sản đang phát triển, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với tốc độ phát triển đó. Nguyên nhân do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, lãnh đạo quản lý chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ QP-AN trong phát triển kinh tế biển; nguồn kinh phí từ NSNN bố trí đầu tư phát triển ngành còn thấp, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách...

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp cho các bộ, ngành và địa phương cụ thể. Đó là tăng cường, củng cố và nâng cao chất lượng thực hiện NQ số 459/NQ-UBTVQH14, tiếp tục tuyên truyền, cung cấp thông tin về các chương trình, dự án, những cách làm, khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản một cách hiệu quả cho người dân, nhưng vẫn phải gắn với QP-AN. Tăng NSNN đầu tư cho lĩnh vực thủy sản, kết hợp với KH-KT và công nghệ hiện đại. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm khai thác tối đa các lợi thế về biển, đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tập trung chỉ đạo kết hợp trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, các dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình phát triển KT-XH vùng biên giới, biển, đảo; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế; xây dựng căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, công trình quốc phòng; đầu tư phát triển KH&CN ở trình độ cao...

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg

Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay vẫn tiếp đà tăng giá chưa dừng lại. Đây là lần tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần, đưa giá tiêu trở lại mốc 97.000 đồng/kg.

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.

Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng
Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng

Xác định sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng”, 14 năm qua, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare (Nutricare) luôn nỗ lực trong việc mang đến những giải pháp Dinh dưỡng Y học toàn diện, tối ưu với thể trạng người Việt, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng, mọi bệnh lý thông qua việc áp dụng khoa học dinh dưỡng hiện đại trong nước cũng như quốc tế.