Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên: Bước tiến mới trong thu hút FDI

Kể từ dự án FDI đầu tiên đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên năm 1993 (NĐT Singapore, 21,7 triệu USD), đến nay đã tăng 351 lần (đạt 7,63 tỷ USD). Việc thu hút và sử dụng FDI, góp phần thúc đẩy chuyển dịch và cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ…

Những con số ấn tượng

 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao với giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 670.000 tỷ đồng, tăng 13,4% so 2017, đứng thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố; XK đạt trên 25 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố; thu nhập bình quân đạt 77,7 triệu đồng/người/năm, tăng gần 10 triệu đồng/người so 2017.

Mức tăng trưởng cao liên tục trong 3 năm qua, bình quân đạt 13,15%/năm; tổng nguồn lực đầu tư giai đoạn 2016 - 2018 đạt 163.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%; dịch vụ chiếm 31,9%; nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 10,9%...

Tỉnh đã có những chiến lược hợp lý nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Đặc biệt, những năm gần đây, Thái Nguyên có bước đột phá trong thu hút FDI khi kêu gọi được Tập đoàn Samsung và các công ty vệ tinh đầu tư vào tỉnh. Tính đến ngày 25/3/2019, trên địa bàn hiện có 132 dự án FDI được cấp phép đăng ký và còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt trên 7,63 tỷ USD của 9 quốc gia, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh miền núi phía bắc thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất.

Thái Nguyên: Bước tiến mới trong thu hút FDI - Hình 1

Một góc nhà xưởng của Tập đoàn Sam Sung Thái Nguyên

Sở KH&ĐT cho biết, giai đoạn 1993 - 2011, thu hút FDI trên địa bàn chỉ tăng trưởng trung bình từ 1 - 2 dự án/năm. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, tốc độ thu hút FDI đã tăng vượt bậc, nhất là vào năm 2013, khi Tập đoàn Samsung triển khai Dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung, chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại KCN Yên Bình (TX. Phổ Yên) - đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới, tổng vốn trên 3,4 tỷ USD.

Có được kết quả đó là nhờ “hiệu ứng” thu hút đầu tư từ tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các DN FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung.

Nỗ lực trong thu hút đầu tư

Để có được những kết quả vượt bậc trong thu hút đầu tư FDI, ngoài những yếu tố "thiên thời, địa lợi", thời gian qua, chính quyền tỉnh Thái Nguyên còn chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số quản lý hành chính công.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt; đồng thời, huy động các nguồn vốn cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và các KCN trọng điểm như Điềm Thụy, Yên Bình, Nam Phổ Yên. Phú Bình, Sông Công…

Thái Nguyên ban hành những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NĐT thật sự có năng lực về tài chính, chuyên môn; quan tâm đến các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ... Các cấp chính quyền đã tích cực đồng hành cùng các NĐT, đảm bảo môi trường an ninh bền vững, tạo sự yên tâm cho các NĐT hoạt động, phát triển SXKD doanh bền vững, gắn bó lâu dài với Thái Nguyên.

Đặc biệt, Thái Nguyên đã tổ chức thành công Hội nghị XTĐT 2018, thu hút 64 dự án từ 45 NĐT với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 114.012 tỷ đồng. Trong đó, có 14 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký trên 387,0 triệu USD. Năm 2018, có 15 lượt dự án FDI tăng vốn đầu tư thêm trên 33,0 triệu USD.

Bên cạnh cơ chế khung của Chính phủ, Thái Nguyên đã chỉ đạo quyết liệt, phát huy những lợi thế của tỉnh nên thu hút dòng FDI ngày một tăng cao. Do có bước nhảy vọt trong thu hút FDI vào địa phương nên nguồn vốn này đã góp phần quan trọng - thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Đóng góp của các DN có vốn FDI, hàng năm chiếm 15 - 18% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Cũng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các DN FDI từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên được đánh giá là một trong số ít các tỉnh miền núi phía bắc có giá trị XK đạt tới con số hàng chục tỷ USD. Riêng năm 2018, giá trị XK của khối DN FDI của tỉnh đạt trên 25,5 tỷ USD, tăng 0,67% so giá trị XK của khối DN FDI năm 2017.

Những chuyển biến tích cực

Việc có nhiều DN FDI lớn đầu tư trên địa bàn, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận: Số lao động của khối DN FDI tại Thái Nguyên đã đạt trên 121.000 người, cả trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh giải quyết đầu ra cho hàng vạn sinh viên. Theo thống kê, chỉ riêng lượng công nhân của NM Samsung Thái Nguyên vào khoảng 70.000 người, Tập đoàn Masan với trên 10.000 người và hàng trục ngìn lao động ở các công ty FDI khác.

Thái Nguyên: Bước tiến mới trong thu hút FDI - Hình 2

Toàn cảnh Núi Pháo của Tập đoàn Mansan

Các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đã góp phần đưa Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp địa phương, dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, do các dự án FDI dẫn dắt. Tính chung 5 năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trên 80%/năm; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trên 90%.

Để triển khai nội dung các dự án đã thống nhất ký kết trong Hội nghị XTĐT 2018, tỉnh tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, khẳng định sự quyết tâm giữa Thái Nguyên với các NĐT. UBND tỉnh, BCĐ thực hiện nhiệm vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tạo điều kiện giải quyết các TTHC nhanh nhất theo quy định, đồng thời đôn đốc, phối hợp với các NĐT hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

BCĐ thực hiện Hội nghị XTĐT 2018, đã trực tiếp làm việc với 25 NĐT (33 dự án); định kỳ thường xuyên đối thoại, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động SXKD.

Các NĐT tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các bước khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đề xuất dự án đầu tư... theo trình tự các bước thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách.

Tầm nhìn chiến lược

Thực hiện NQ số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, NQ số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến 2021 và các văn bản chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tham mưu, trình Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên.

Đồng thời, ban hành kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện NQ số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ. Quý I/2019, trên địa bàn tỉnh có thêm 4 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký là 16,5 triệu USD (tăng thêm 1 dự án so cùng kỳ, nhưng vốn đăng ký tăng 27%). Các dự án này, đều thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Để Thái Nguyên thu hút FDI có hiệu quả, tỉnh cần xác định một tầm nhìn chiến lược trong phát triển: Định hướng trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, sáng tạo hàng đầu của miền Bắc và đất nước trong mối liên kết chặt chẽ giữa DN FDI và DN trong nước.

Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao; tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế. Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao...

Có cơ chế ưu đãi linh hoạt đối với các dự án đặc thù của tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn như than, ti tan, thiếc, chì, vàng, đồng, vonfram… Cần thu hút các NĐT có tiềm lực để khai thác và chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản.

Trong chiến lược thu hút đầu tư FDI giai đoạn tiếp theo, Thái Nguyên cần thu hút đầu tư nhiều hơn các NĐT từ châu Âu và Mỹ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI, phát triển KT-XH.

Hoàng Thiệp

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.