Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam sẽ là đích đến của nhiều “ông lớn” công nghệ đặt trụ sở nhà máy?

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, nhiều ông lớn sản xuất trong ngành công nghệ thế giới có chiến lược di dời nhà máy khỏi Trung Quốc, liệu Việt Nam có phải là "điểm đến" hay không?

Các ông lớn "dắt tay nhau” ra khỏi TQ

Mới đây, nhiều trang tin nổi tiếng tại Châu Á đã đồng loạt đưa tin về việc “ông lớn” Samsung đã chính thức ngừng sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc và có ý định rời trụ sở nhà máy sang một nước khác. Theo đó, tại đất nước này, Samsung đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung ngày càng khốc liệt và sự cạnh tranh của nhiều loại hàng điện thoại từ thế giới và nội địa TQ.

Tháng 12/1992, Samsung Electronics Co Ltd đã mở nhà máy đầu tiên ở thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông), cho đến vài ngày trước đấy Samsung đã công bố nhà máy này đóng cửa cuối cùng trong chuỗi hệ thống nhà máy sản xuất tại TQ. Trước đó, vào tháng 6/2019 Samsung đã cắt giảm sản xuất tại đây và đình chỉ một nhà máy khác vào cuối năm ngoái.

Khi ngừng hoạt động tại Trung Quốc, dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển sang Việt Nam và Ấn Độ - nơi Samsung đang đặt nhiều nhà máy. Một số chuyên gia dự đoán, sản lượng smartphone ở hai quốc gia này nhiều khả năng tăng nhẹ thời gian tới.

Samsung đã rời nhà máy cuối cùng tại Trung QuốcSamsung đã rời nhà máy cuối cùng tại Trung Quốc

Dù đóng cửa nhà máy, Samsung vẫn tiếp tục kinh doanh smartphone tại thị trường Trung Quốc. Trong thời kỳ hoàng kim, Samsung từng chiếm hơn 20% thị phần smartphone tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhưng sự cạnh tranh gắt gao từ các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi, Oppo khiến công ty Hàn Quốc dần lép vế và hiện chỉ còn dưới 1% thị phần trong 2018.

Việc “bắt buộc” phải rời thị trường màu mỡ này, đại diện Samsung cho biết: “Chúng tôi đã có quyết định khó khăn, nhưng đó là điều phải làm trước chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế… Việc sản xuất smartphone sẽ được phân bổ lại ở nhà máy ở nơi khác, trước mắt sẽ không xây mới”.

Không chỉ Samsung, tiếp tục 2 “sếp sòng” trong hãng công nghệ đến từ Mỹ là Fitbit và Tile cho biết trong tuần này rằng họ đang tìm cách chuyển việc sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, lý do cũng không khác với Samsung là mấy trong thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ hơn bao giờ hết. Họ phải chịu thêm nhiều loại thuế quan, trong khi đó giá nhân công ở Trung Quốc tiếp tục tăng lên “chóng mặt” khiến 2 thương hiệu này phải tìm đường “rút lui” trong an toàn.

Tile Inc. - công ty nổi tiếng với những sản phẩm điện tử tiêu dùng, đang có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất của mình ra bên ngoài Trung Quốc.

Fitbit cũng đã công bố vào hôm thứ tư rằng, công ty sẽ ngừng việc sản xuất máy theo dõi sức khỏe và đồng hồ thông minh ở Trung Quốc vào tháng 1/2020. Tháng trước, mặt hàng mà hai hãng này sản xuất chính thức bị chịu ảnh hưởng của thuế quan do ông Donald Trump áp đặt lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ Bloomberg, Tile đang cân nhắc một số phương án sản xuất mới bao gồm Malaysia và Việt Nam. “Chúng tôi đang đánh giá lại toàn bộ chuỗi cung ứng của mình”  ông Prober, CEO Tile cho biết.

Được biết, hàng rào thuế quan 300 triệu USD mới nhất mà Mỹ công bố trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung đang leo thang gần như sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt hàng còn lại Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc mà chưa bị áp thuế trước đó. Vậy liệu có bao nhiêu công ty dám “ở lại” Trung Quốc?

Cơ hội cho Việt Nam...

Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể là lựa chọn tối ưu của các hãng công nghệ này. Riêng với Samsung thì nhiều nhà máy của hãng đã đóng đô tại Việt Nam trong một thời gian dài và mang lại kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Không những thế, Việt Nam luôn “mở đường” đón các doanh nghiệp nước ngoài từ các ưu đãi thuế quan, thuê mặt bằng cho đến giá nhân công luôn rẻ so với Trung Quốc. Việt Nam được biết đến là có thuận lợi từ việc luân chuyển linh kiện giữa các nước với giá thành rẻ, chi phí lao động thấp nhưng tay nghề cao cũng là một yếu tố quan trọng để các hãng công nghệ cân nhắc lựa chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình.

Không chỉ Samsung, nhiều mặt hàng của Apple đã được lắp ráp tại Việt Nam trong thời gian trước đây. Còn tập đoàn Foxconn Việt Nam đang nghiên cứu và xem xét đầu tư dự án nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình tivi tại KCN Đông Mai, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) với quy mô nhà xưởng rộng 10 hecta, nhu cầu lao động 3.000 người, tổng mức đầu tư giai đoạn I là 40 triệu USD.

Lý giải việc nhiều nhà đầu tư thích vào Việt Nam, chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty tư vấn Tinh Hoa Quản Trị từng phát biểu trước báo chí nhận định, ngoài vấn đề chi phí tại VN sẽ rẻ hơn, đặc biệt về nhân công. Hơn nữa, các chính sách ưu đãi cho DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động tại VN vẫn khá tốt. Điều này sẽ giúp cho giá các loại smartphone “made in Vietnam” có sức cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, một yếu tố cần quan tâm là việc các nhà đầu tư điện tử đến Việt Nam xây cứ điểm, hàng hóa được xuất đi nhiều trên thế giới, có thể cho thấy, uy tín thương hiệu hàng “made in Vietnam” phổ biến trên thế giới nhiều hơn, theo đó, cơ hội để người tiêu dùng các nước biết đến VN nhiều hơn”. 

 Nguyên An 

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.