Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hành trình xây dựng thương hiệu Tập đoàn Thành Nam

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam (mã CK: TNI) đã gặp phải không ít thăng trầm như: Đầu tư tài chính kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo… doanh nghiệp đã phải xả hàng tồn kho để thu hồi vốn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Thậm chí, có những năm dòng tiền hoạt động âm lên tới 121,2 tỷ đồng.

Thương hiệu Thành Nam thuộc Công ty CP Tập đoàn Thành Nam (MCK: TNI) được thành lập vào tháng 7/2009, có trụ sở tại tầng 3, tháp A, Tòa nhà văn phòng Golden Palace, số 99 đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội do ông Nguyễn Hùng Cường làm Chủ tịch kiêm đại diện pháp luật.

Tiền thân là Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thành Nam, với vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Năm 2009, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thành Nam với vốn điều lệ tăng lên 50 tỷ đồng. Năm 2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam với vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại vốn điều lệ của công ty đạt 525 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, sắt thép. Công ty có 7 Công ty con, 1 công ty liên doanh, 1 chi nhánh độc lập.

Ngày 22/05/2017, Thành Nam được Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Ngày 29/05/2017 là ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE với mã chứng khoán TNI.

Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, Thành Nam gặp phải không ít thăng trầm như: Đầu tư tài chính kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo… doanh nghiệp đã phải xả hàng tồn kho để thu hồi vốn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Thậm chí, có những năm dòng tiền hoạt động âm lên tới 121,2 tỷ đồng.

Vì sao, cổ phiếu TNI của Tập đoàn Thành Nam bị cảnh báo?

Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã có văn bản số 1435/TB-SGDHCM ngày 28/8/2023 về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TNI.

Lý do, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ là -28,63 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phố đến ngày 30/6/2023 là – 36,54% tỷ đồng căn cứ tại Báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét 6 tháng đầu năm 2023. Cổ phiểu TNI chưa đáp ứng quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-H ĐTV ngày 31/3/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.

DDDDDDĐ
Văn bản số 1435/TB-SGDHCM ngày 28/8/2023 về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam.

Cổ phiếu TNI của Thành Nam chính thức bị HoSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/2/2022. Nguyên nhân là bởi công ty báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021. Từ thời điểm đó đến nay, cổ phiếu của công ty luôn trong tình trạng bị cảnh báo dù đã có nhiều văn bản giải trình nguyên nhân và phương án khắc phục.

Vậy, TNI đang kinh doanh ra sao?

Tổng quan bức tranh tài chính, 6 tháng đầu năm 2023, Thành Nam ghi nhận doanh thu thuần giảm 54,6%, đạt 316,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu thuần của công ty mẹ cũng giảm 57,1% đạt 299 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2022.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của Thành Nam đạt 462 triệu đồng, trong đó chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay là 353 triệu đồng, chiếm 76,4%. Trừ các chi phí, Thành Nam ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 28,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2022, công ty ghi nhận lãi 775,9 triệu đồng. Công ty mẹ cũng báo lỗ sau thuế 28,24 tỷ đồng, một bước thụt lùi so với khoản lãi 783 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Doanh thu sụt giảm nhưng giá vốn bán hàng đội lên khiến lợi nhuận gộp âm hơn 1,75 tỷ đồng. Kinh doanh không có lãi Thanh Nam vẫn phải trả hơn 14,3 tỷ tiền lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp 6,8 tỷ, tăng so với 6 tháng đầu năm 2022.

Nguồn: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại Thành Nam.
Nguồn: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại Thành Nam.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của TNI đạt hơn 875,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm 64,4% là 564 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của TNI chủ yếu nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 254 tỷ, hàng tồn kho 211 tỷ, giá trị tài sản dài hạn còn lại chủ yếu là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 207 tỷ đồng.

Số nợ phải trả trong 6 tháng đầu năm của TNI hơn 373,2 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 342 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm số nợ ngắn hạn của TNI tăng lên 257,2 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Về vốn vay ngân hàng, TNI có hơn 257,2 tỷ đồng vay ngắn hạn. Trong đó, chủ nợ lớn nhất của TNI là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – CN Thanh Xuân với dư nợ 127,7 tỷ đồng, khoản vay theo hạn mức cấp tín dụng là 171 tỷ đồng (gồm: tooàn bộ dư nợ vay ngắn hạn, bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ của khách hàng,…). Hơn 118,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Thủ Đô và Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam với dư nợ 9 tỷ đồng.

BIDV hiện đang được ghi nhận là
BIDV hiện đang được ghi nhận là "chủ nợ" lớn nhất của TNI.

6 tháng đầu năm, dù doanh thu và lợi nhuận của TNI được cải thiện hơn so với năm trước nhưng công ty vẫn rơi vào tình trạng âm dòng tiền. Cụ thể, tại thời điểm ngày 30/6/2023, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của TNI âm 11,2 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng ký năm ngoái. Nguyên nhân đến từ việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 13,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 TNI ghi nhận dòng tiền này dương 58,6 tỷ đồng.

Trước đó, tại BCTC kiểm toán năm 2016 của TNI cho thấy, doanh thu thuần hơn 709 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 40,6 tỷ đồng,… Xét về dòng tiền, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 63,1 tỷ đồng và dòng tiền hoạt động tài chính âm hơn 13 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giai đoạn từ 2016-2021, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNI đều ghi nhận âm qua các năm. Cụ thể, năm 2016, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 63,1 tỷ đồng. Năm 2017, dòng tiền này ghi nhận âm 93,7 tỷ đồng và đến năm 2018, con số âm này đã tăng vọt lên âm 248 tỷ đồng. Năm 2019, 2020 và 2021 dòng tiền hoạt động kinh doanh lần lượt quay đầu giảm về mức âm 43,7 tỷ đồng; âm 75,2 tỷ và âm 95,8 tỷ. Tuy nhiên, năm 2022, dòng tiền hoạt động đầu tư quay đầu ghi nhận dương 167,4 tỷ đồng. Chỉ được một năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNI lại trở lại với con số âm 13,5 tỷ thời điểm 30/6/2023.

Nguồn: BCTC Hợp nhất kiểm toán năm 2020 tại TNI
Nguồn: BCTC Hợp nhất kiểm toán năm 2020 tại Thành Nam.
Nguồn: BCTC qua các năm tại TNI.
Nguồn: BCTC qua các năm tại Thành Nam.

Trong giai đoạn này, có những năm TNI ghi nhận lưu chuyển tiền thuần trong năm âm tới 121, 2 tỷ đồng (năm 2020). Nguyên nhân đến từ việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 75,2 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 94,4 tỷ đồng.

Không chỉ có kết quả sinh lời thấp, BCTC sooát xét 6 tháng đầu năm 2023 của TNI cũng ghi nhận hơn 254,1 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, tăng 11,5% so với thời điểm đầu năm 2023. Trong đó, hơn 62,8 tỷ đồng của CTCP Bất động sản và Xây dựng Kinh Bắc; Hơn 45,4 tỷ đồng của Asian Impex Ltd; Hơn 36,4 tỷ đồng của Công ty TNHH Phúc Viên Xuân; Hơn 31,4 tỷ đồng của CTCP Xây dựng và Thương mại An Thuận; Hơn 31,3 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại SIP; Hơn 10,9 tỷ đồng của Công ty TNHH Dầu khí La Giang;…

Bên cạnh đó, TNI có hơn 35,7 tỷ đồng khoản phải thu khác, bao gồm: Ông Nguyễn Hùng Cường hơn 6 tỷ đồng; Ông Nguyễn Xuân Thu hơn 27 tỷ đồng; Các khoản khác hơn 1,8 tỷ đồng;… Theo thuyết minh BCTC, theo nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐQT-TNI ngày 09/04/2021, Công ty ủy quyền và giao cho ông Nguyễn Hùng Cường thực hiện thủ tục và ký kết các giấy tờ liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với Thửa đất số 12 và Thửa đất số 16, tờ bản đồ K11 tại Xóm Đồng Bèn, xã Đông Xuân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là huyện Quốc Oai, TP Hà Nội). Thuyết minh khoản phải thu của ông Nguyễn Xuân Thu, công ty ký hợp đồng cho ông Nguyễn Xuân Thu vay tiền theo hợp đồng ngày 28/12/2021 và hợp đồng ngày 28/6/2023. Lãi suất 0%/năm và không có tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, TNI có hơn 76,8 tỷ nợ xấu, giá trị có thể thu hồi là 35,8 tỷ đồng. Hơn 213,6 tỷ đồng hàng tồn kho, dự phòng với số tiền là 2,5 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 của TNI.
Nguồn: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 của TNI.

Kể từ năm 2017 khi chính thức giao dịch trên thị trường HOSE, TNI có hơn 6 năm niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, hơn 6 năm qua, mức lợi nhuận của TNI không có sự chuyển biến đáng chú ý, thậm chí còn ghi nhận mức âm. Cụ thể, năm 2018, 2019 và 2020 mức lợi nhuận sau thuế của đơn vị này ghi nhận lần lượt gần 13 tỷ đồng; gần 19 tỷ đồng và 112 triệu đồng.

Năm 2021, TNI lỗ sau thuế 16,2 tỷ đồng. Năm 2022, TNI cũng chỉ ghi nhận mức lãi 2,8 tỷ đồng. Tuy vậy, 6 tháng đầu năm 2023, TNI ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 28,5 tỷ đồng.

ttttttttttt
Nguồn: BCTC qua các năm tại Thành Nam.

Giá cổ phiếu TNI cũng không có sự biến động quá lớn, gần như “đứng im”. Đơn cử, trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu của TNI ghi nhận ở mức 3,100 đồng/CP.

Lý giải kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, TNI có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 26/8, giải trình về biến động doanh thu, lợi nhuận sau thuế soát xét 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ. Theo đó, từ đầu năm tới nay, chính sách tín dụng bất động sản siết chặt, thị trường đóng băng nên nhu cầu sử dụng thép suy giảm, việc này dẫn đến doanh thu của công ty sụt giảm 54,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng, các doanh nghiệp sản xuất thép liên tục tăng giá bán để bù lỗ. “Tận dụng nguồn hàng tồn kho có sẵn và cạnh giá giữa các doanh nghiệp thép trong nước để tiêu thụ thành phẩm đầu ra, thời điểm Quý 1/2023, chúng tôi buộc phải xả hàng tồn kho để thu hồi vốn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Do vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 3.772% so với cùng kỳ năm 2022”, thông báo của TNI cho biết.

Còn nữa…

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Thường trực nỗi lo thực phẩm thiếu an toàn – Bài cuối: Làm gì để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?
Thường trực nỗi lo thực phẩm thiếu an toàn – Bài cuối: Làm gì để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Quảng Ninh: Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
Quảng Ninh: Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thực hiện chuyển đổi trong nông nghiệp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Qua đó, góp phần nâng giá trị sản xuất, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm của người nông dân.

Lọc hóa dầu Bình Sơn chế biến thử nghiệm thành công dầu thô mới Bunga Orkid
Lọc hóa dầu Bình Sơn chế biến thử nghiệm thành công dầu thô mới Bunga Orkid

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, đã đánh giá và triển khai chế biến thử nghiệm thành công thêm loại dầu thô mới - Bunga Orkid tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Ấm áp nghĩa tình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại Cù Lao non nước
Ấm áp nghĩa tình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại Cù Lao non nước

Lần đầu tiên được tổ chức trên mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng - huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” của Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và tình cảm yêu mến hết sức trân quý của bà con Nhân dân.

Nghị định thư xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc sắp có hiệu lực
Nghị định thư xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc sắp có hiệu lực

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dưa hấu từ Việt Nam sang Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 12/6 tới.

“Ông lớn” bất động sản tại Nghệ An nợ thuế hơn 14 tỷ đồng là ai?
“Ông lớn” bất động sản tại Nghệ An nợ thuế hơn 14 tỷ đồng là ai?

Cục Thuế Nghệ An vừa công bố danh sách các đơn vị nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Đáng chú ý, Tập đoàn Tecco – Chi nhánh tại Nghệ An hiện đang nợ thuế với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng.