Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền dân đóng chảy túi doanh nghiệp

THCL- Thị trường xăng dầu thế giới trong vòng 15 ngày trở lại đây có dấu hiệu

THCL Thị trường xăng dầu thế giới trong vòng 15 ngày trở lại đây có dấu hiệu giảm sâu, thế nhưng, trong nước chỉ giảm 260 đồng/lít xăng (từ chiều ngày 20/7). Bộ Công thương lý giải, sở dĩ quyết định mức giảm như vậy là bởi liên bộ Công thương - Tài chính đã dừng xả Quỹ bình ổn.

Giá xăng cao vì dân phải “cõng quỹ”

Từ đầu năm đến nay, giá xăng thế giới giảm 40%, nhưng giá xăng trong nước chỉ giảm 20%. Giải thích cho nghịch lý trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các DN kinh doanh xăng dầu đang phải gánh nhiều loại thuế, phí, hơn nữa, việc trích Quỹ bình ổn xăng dầu cũng khiến cho giá xăng dầu trong nước khó điều chỉnh cân bằng với giá xăng dầu thế giới.

Như vậy, bất cập hiện nay là Quỹ bình ổn xăng dầu đang do người dân đóng góp, còn DN thì được toàn quyền sử dụng và điều hành nên không bao có chuyện DN chịu lỗ, dù giá xăng tăng hay giảm.

Kinh doanh xăng dầu theo giá thị trường, nghĩa là giá cơ sở chỉ nên được cấu thành từ giá nhập khẩu và các chi phí về kỹ thuật vận chuyển, không nên có các khoản thu của Nhà nước và phần lãi của DN, lúc đó giá cả sẽ thực sự lên xuống theo thị trường. Tuy nhiên, với cơ chế điều hành giá xăng dầu không minh bạch giữa các yếu tố cấu thành giá cơ sở như hiện nay, thì người tiêu dùng luôn chịu thiệt.

Nghịch lý trên đã được các DN kinh doanh xăng dầu “vận hành” một cách chuyên nghiệp khi giá xăng dầu thế giới tăng, xăng trong nước cũng kịp tăng theo đến kịch sàn, nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước lại giảm nhỏ giọt bởi Quỹ bình ổn xăng dầu đã cạn kiệt nên người dân phải trích tiền đóng cho Quỹ bình ổn.

Quỹ bình ổn xăng dầu, chưa bao giờ được công khai minh bạch, bởi vậy cũng chưa bao giờ người dân thấy quỹ này được “mở van”, nhưng lại luôn nhận được thông tin quỹ đã cạn kiệt mỗi khi giá xăng dầu thế giới giảm (?!).

Sự bất công này đã khiến không ít chuyên gia kinh tế phải lên tiếng. Thậm chí, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, có đại biểu đã bức xúc cho rằng, Quỹ bình ổn hiện chỉ người dân đóng góp, trong khi DN xăng dầu không phải đóng góp gì mà được hưởng lợi là điều quá bất công. Người tiêu dùng đang phải chịu thiệt để cho DN hưởng lãi ngay cả khi giá tăng và giá giảm cũng vì lý do này. Bởi vậy, các DN kinh doanh xăng dầu cũng phải đóng góp vào Quỹ bình ổn từ chính lợi nhuận của mình dù là ít.

Có xóa được “vùng mờ”?

Câu chuyện về sự thiếu minh bạch trong quản lý kinh doanh xăng dầu nhiều năm qua vẫn chưa tìm được giải pháp, người dân vẫn hàng ngày còng lưng gánh phí thì việc cơ quan quản lý xây dựng Quỹ bình ổn xăng dầu càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Chính “vùng mờ” này đã và đang tạo kẽ hở để DN trục lợi một cách công khai tiền của người dân.

Có ý kiến cho rằng, nếu không phải trích Quỹ bình ổn xăng dầu, việc điều hành giá xăng dầu lên xuống sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ, theo quyết định của Bộ Công thương, chênh lệch giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu kỳ điều hành lần này đều thấp hơn nhiều so với kỳ điều hành trước, do giá xăng dầu thế giới giảm. Cụ thể, chênh lệch giá cơ sở với xăng là 787 đồng/lít, dầu diezel là 1.112 đồng/lít, dầu hỏa là 1.128 đồng/lít và dầu mazuts là 872 đồng/kg. Tuy nhiên, thay vì giảm giá mạnh các mặt hàng xăng theo sự chênh lệch này thì Bộ Công thương đã ngừng chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với tất cả các mặt hàng xăng (từ 362 - 527 đồng/lít) nên giá xăng chỉ còn giảm 260 - 425 đồng/lít. Như vậy, với mức giảm giá xăng dầu lần này, các DN xăng dầu tiếp tục hưởng lãi lớn, không chỉ 300 đồng/lít xăng theo định mức.

Sự minh bạch trong kinh doanh xăng dầu khó thực hiện được, bởi lẽ, hiện nay chúng ta chưa có cơ quan độc lập để kiểm chứng những số liệu mà DN xăng dầu đưa ra. Các cơ quan quản lý chỉ dựa trên số liệu của DN lớn, thậm chí, lấy số liệu của Petrolimex để làm tham chiếu cho các DN xăng dầu khác. Việc vừa quản lý, vừa điều hành giá xăng dầu của các bộ khó có thể để người dân tin.

Theo các chuyên gia kinh tế, nghịch lý của “vùng mờ” cần được sớm xóa bỏ, có như vậy mới bảo đảm được lợi ích hài hòa giữa người dân, DN và Nhà nước, từng bước đưa việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường. Tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng khẳng định, Nghị định 83 được thực hiện từ tháng 11/2014, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn những điểm cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh, trong đó, có cả vấn đề xác định giá cơ sở, trong giá cơ sở có chi phí định mức và lợi nhuận định mức. Do đó, Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ về những bất cập để nếu cần thiết thì có sự bổ sung, sửa đổi, đáp ứng được mục tiêu như đại biểu đã nêu là kết hợp hài hòa “3 lợi ích”..,.

Hoàng Hà (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương
Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bảo đảm sinh kế bền vững cho nhóm dễ bị tổn thương

Đại sứ Mai Phan Dũng đề nghị Báo cáo viên đặc biệt làm rõ hơn hiệu quả lồng ghép sự liên kết giữa các lĩnh vực hoạt động vào những chính sách về biến đổi khí hậu và biện pháp nhân rộng các bài học tốt nhằm đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của nhóm dễ bị tổn thương trong các hoạt động về biến đổi khí hậu.

Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc
Tạm giữ 117 thùng rượu ngoại chưa chứng minh được nguồn gốc

Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà vừa chủ trì, phối hợp với Công an huyện Diên Khánh khám phương tiện vận tải biển kiểm soát 43C-104.54, tạm giữ 117 thùng rượu các loại do nước ngoài sản xuất.

Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài
Đề xuất sửa quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024
EVNGENCO1: Vượt kế hoạch sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng cao, trong đó phụ tải hệ thống điện tháng 6 tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2023. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện Quốc gia.

Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?
Có được xin cấp cả hai chứng chỉ hành nghề y và dược?

Năm 2017, bà Nguyễn Thị Huỳnh Như (Kiên Giang) có bằng dược sĩ trung cấp hệ vừa làm vừa học và chứng chỉ hành nghề y sĩ trung cấp. Năm 2022, bà tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Bà Như hỏi, giờ bà muốn làm giấy phép hành nghề dược và bác sĩ thì có được không?