Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương mại bán lẻ: Hợp tác để cạnh tranh

Cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế, thương mại bán lẻ V

THCL Cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế, thương mại bán lẻ Việt Nam, nhất là thương mại hiện đại có những bước phát triển đáng khích lệ. Dẫu vậy, sự phát triển của lĩnh vực này đang đặt ra quá nhiều thách thức.

Bài 1: Thương hiệu ở nơi… góc khuất

Thương mại bán lẻ Việt Nam thời hội nhập đã - đang và sẽ đón nhận nhiều tên tuổi nổi tiếng trên thế giới vào đầu tư. Trong cuộc chạy đua không kém phần cam go này, thương hiệu Việt nếu thiếu nhạy bén, thất thế là nhỡn tiền.

Những cuộc chạy đua

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 25,4%, giai đoạn 2011 - 2014 tăng 15 - 16%, tuy có chậm lại nhưng vẫn là một mức phấn đấu tương đối khả quan trong tình hình sức mua còn yếu.

Việt Nam có hơn 90 triệu người, đa số là dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người từng bước được cải thiện (năm 2014 đạt 2.070 USD, dự báo đến năm 2020 phấn đấu đạt 3.200 - 3.500 USD). Thị phần bán lẻ hiện đại của siêu thị và TTTM so với tổng doanh số bán lẻ đạt khoảng 20%, nhưng so với các nước trong khu vực còn rất thấp (Thái Lan 34%, Malaysia 60%, Singapore 90%...).

Điều đáng nói, tính đến cuối 2014, đã có hàng chục nhà đầu tư các nước tham gia vào lĩnh vực phân phối hiện đại vào Việt Nam như Metro (Đức), Big C (Pháp), AEON (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), Robinson (Thái Lan)…; một số nước khác cũng đang thăm dò để đầu tư như Tập đoàn Walmart (Mỹ), Emart (Hàn Quốc)... Ở trong nước, ngoài các tên tuổi đã sẵn có thương hiệu như Hapro, Intimex, Coopmart, Fivimart, Citimart…, gần đây nổi lên sự đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng chiếm lĩnh mạng lưới bán lẻ là Tập đoàn Vingroup với các chuỗi siêu thị Vinmart. Vingroup còn đầu tư cả sản xuất rau sạch ở khu vực lân cận để cung cấp cho chuỗi siêu thị của mình.

Theo Bộ Công thương, cả nước hiện có 750 siêu thị, 150 TTTM, về doanh số bán lẻ, kinh tế nhà nước chiếm khoảng 10%, ngoài nhà nước chiếm khoảng 86%, DN FDI khoảng 4%. Điều cần lưu ý là tuy các điểm bán của DN FDI mới chiếm một lượng khiêm tốn là 90 điểm trên tổng số siêu thị trong cả nước, song doanh số bán ra 1 điểm của họ gấp 3 - 4 lần, thậm chí đến 7 - 8 lần so với 1 điểm của các siêu thị nội do quy mô lớn. Đó là điều mà các nhà quản lý chính sách phát triển thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam và các DN bán lẻ cần quan tâm.

Thị phần bán ra của các DN FDI dự đoán đạt 30 - 35%/thị phần trong giai đoạn hiện nay, 2/3 còn lại là thị phần của các DN, siêu thị nội địa. Sự thâm nhập mạnh mẽ và nhanh chóng bằng nhiều con đường của các nhà bán lẻ nước ngoài là xu hướng tất yếu hiện nay.

M&A vẫn tiếp tục sôi động

Một xu hướng phát triển mạnh trong thời gian vừa qua cần đề cập tới đó là các phi vụ mua bán (M&A) giữa nhà bán lẻ nước ngoài với các DN bán lẻ Việt Nam. Họ mua một phần như AEON mua 49% của Citimart và 30% của Fivimart, Central Group của Thái Lan mua 49% của điện máy Nguyễn Kim. Nojima nắm giữ 31% cổ phần của Điện máy Trần Anh. Dự kiến, trong năm 2016 và một số năm tiếp theo, M&A vẫn còn tiếp tục sôi động với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài và một số ít của các nhà đầu tư trong nước vào cả lĩnh vực phân phối và cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đánh giá: “Các DN bán lẻ nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, có thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh, họ sẵn sàng chịu lỗ vài năm để tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn hơn, hiện đại hơn so với các DN trong nước. Họ bảo đảm các tiêu chuẩn hàng hóa chất lượng kinh doanh, nhất là ATVSTP chuẩn mực hơn, giá bán ngày càng giảm, do vận doanh theo chuỗi, có chiến lược giá rẻ, khuyến mại liên tục, nhãn hàng riêng. Họ chỉ có một điểm yếu là chưa tìm hiểu đầy đủ các tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, một chút khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi ở Việt Nam".

Tuy nhiên, họ đã khắc phục những điểm yếu đó bằng nhiều cách. Bằng chứng là dù có kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT, song nhờ nhanh chóng mua lại cổ phần của các nhà bán lẻ trong nước, mặc nhiên họ đã có sẵn trong tay một hệ thống mạng lưới tốt mà các DN nội đã gây dựng hàng chục năm qua.

Những năm gần đây, nhiều DN nước ngoài đã mở rộng các chuỗi siêu thị từ 10 - 30 điểm bán trong toàn quốc. Chưa dừng lại ở đó, họ sẽ tiếp tục nhân rộng gấp đôi, gấp ba số điểm bán hiện tại. Đơn cử, Lotte Mart hiện có 11 điểm, dự kiến trong 10 năm tới sẽ mở tổng số đến 60 điểm ở Việt Nam. Việt Nam hiện cũng có những nhà đầu tư phát triển chuỗi siêu thị của mình như Saigon Coop với 72 siêu thị, Vingroup với 60 điểm… Mặc dù vậy, những con số trên của các nhà đầu tư Việt Nam còn quá khiêm tốn so với hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục phát triển ở thị trường Việt Nam.

Hiện nay, chỉ có ít các nhà bán lẻ Việt Nam còn tiếp tục trụ vững và phát triển như Coopmart, Vingroup; đa số các thương hiệu nội về bán lẻ hiện đại, phần thì bán bớt cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh, phần thì rút bớt địa điểm do làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, một phần co cụm lại, ít phát triển để củng cố thương hiệu, trụ vững trên thị trường...


Vũ Vinh Phú

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội

Tin mới

Mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài: Phấn đấu chậm nhất ngày 31/12/2025 hoàn thành
Mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài: Phấn đấu chậm nhất ngày 31/12/2025 hoàn thành

Tổng mức đầu tư dự án nhà ga T2 sân bay Nội Bài là 4.996 tỷ đồng; gói thầu chính thi công xây lắp có giá trị 4.600 tỷ đồng thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn của ACV.

TP. Hà Nội vừa công bố chi tiết Kế hoạch tuyển sinh
TP. Hà Nội vừa công bố chi tiết Kế hoạch tuyển sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nội dung kế hoạch tuyển sinh của từng quận, huyện, thị xã bao gồm: Địa bàn tuyển sinh của từng trường; chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường; đối tượng tuyển sinh, độ tuổi tuyển sinh; quy định về số học sinh/lớp, số lớp của từng trường; quy định về hồ sơ tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; thời gian tuyển sinh…

CNG Việt Nam: Hết quý I mới hoàn thành 1,5% mục tiêu của năm
CNG Việt Nam: Hết quý I mới hoàn thành 1,5% mục tiêu của năm

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 24/5 tới đây, CTCP CNG Việt Nam (mã CNG) sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận giảm đến 19% so với năm trước.

Đắk Lắk khám, phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Đắk Lắk khám, phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk, trong 3 ngày (từ ngày 17 - 19/5), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã phối hợp với Hiệp hội Phòng chống mù lòa Châu Á - Thái Bình Dương (APBA) triển khai hoạt động khám, phẫu thuật miễn phí đục thủy tinh cho gần 200 bệnh nhân trên địa bàn.

Tư vấn Xây dựng điện 2 cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới
Tư vấn Xây dựng điện 2 cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới

Mới đây, Chi nhánh Vận hành và Bảo trì Nhà máy điện (POM) – đơn vị trực thuộc của CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 – PECC2 (mã TV2) đã cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới.

Cần phổ biến Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung rộng rãi và phá bỏ tư duy cục bộ địa phương
Cần phổ biến Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung rộng rãi và phá bỏ tư duy cục bộ địa phương

Sáng 19/5, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tổ chức công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.