Cụ thể, theo phản ánh của bạn đọc đến toà soạn Thương hiệu và Công luận, nhiều sản phẩm do Công ty cổ phần dược phẩm Bảo Minh đang phân phối trên thị trường có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, với tình trạng sử dụng nhiều hình ảnh của cá nhân, tin nhắn chia sẻ, hình ảnh bác sĩ chuyên gia đầu ngành… để quảng cáo cho sản phẩm, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đây là sản phẩm có thể chữa bệnh.

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện Công ty cổ phần dược phẩm Bảo Minh đang phân phối rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường dành cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và các loại sản phẩm bổ sung cho phụ nữ có thai và các đối tượng khác.

Cố tình sai phạm?

Để làm rõ vấn đề bạn đọc phản ánh, phóng viên đã có tìm hiểu và ghi nhận thông tin tại những website như sau:

Khi truy cập vào website https://duocbaominh.vn/ được giới thiệu của Công ty cổ phần dược phẩm Bảo Minh. Địa chỉ: 27A1 Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẢO MINH Địa chỉ: 27A1 Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẢO MINH Địa chỉ: 27A1 Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Tại những đường link dưới đây khi click vào có một nhân vật xưng danh là Dược sĩ Thanh Thuỷ phụ trách chuyên môn phụ trách tại nhà thuốc Bảo Minh:

https://www.youtube.com/watch?v=BNgtSMup3lI&list=PL8gwy3PTnBP-EOtK-q2lrpH8yT4smVtNC

https://www.youtube.com/shorts/8VkwU0Ivp2A 

Dược sĩ Thanh Thuỷ phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc bảo minh.
Dược sĩ Thanh Thuỷ phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc Bảo Minh.

Không những vậy tại 2 website sau:

https://vienkhopmockienlinh.khopkhoemanh.vn/?gclid=EAIaIQobChMIhfCe56iagAMVdhJ7Bx3LSgrZEAAYASAAEgJMHPD_BwE

https://alobacsi.com/moc-kien-linh-tien-phong-ung-dung-mang-vo-trung-tu-nhien-cem3-cho-benh-xuong-khop.html

Phóng viên nhận thấy rằng những web này đều có chung một mô típ quảng cáo như nhau, dùng hình ảnh, video với dạng chia sẻ của bệnh nhân được đăng tải, chủ yếu nói về sự khác biệt về tình trạng bệnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm, công dụng của sản phẩm.

Trong bài viết còn sử dụng hình ảnh của khách hàng để quảng cáo sản phẩm Mộc Kiện Linh, với nội dung: Cô K.T.Liên (65 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Sau khoảng 10 ngày sử dụng Mộc Kiện Linh, tình trạng sức khỏe của tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc đi lại, sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thế là tôi cứ yên tâm uống mỗi ngày, giờ không còn lo đau nhức khớp mỗi khi trở giời nữa”.

Sử dụng nhiều hình ảnh của khách hàng để quảng cáo sản phẩm Mộc Kiện Linh
Sử dụng nhiều hình ảnh của khách hàng để quảng cáo sản phẩm Mộc Kiện Linh.

Và bài viết cũng không đề cập rằng sản phẩm này không phải là thuốc, hoàn toàn không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh để khuyến cáo người tiêu dùng, liệu các trang website này có đang “cố tình” lập lờ để khách hàng nghĩ sản phẩm Mộc Kiện Linh có thể chữa được các bệnh liên quan đến khớp?

Không chỉ vậy, tại website còn sử dụng hình ảnh, tên tuổi của nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành để nói về sản phẩm trên như: PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng, nguyên trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai - Tiến sĩ.Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, giảng viên Đại học y dược TP.HCM - Bác sĩ CKII Trần Quang Đạt, đại học Y Hà Nội - ThS.Bác sĩ.CKI Hồ Thị Lê, bệnh viện Quân y 175… Có mục đích gì? Nội dung này đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo hay chưa?

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục đăng thông tin rộng rãi công khai trên trang thông tin điện tử của Cục về các đơn vị, cá nhân vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. 

Các hành vi vi phạm chủ yếu như thổi phồng công dụng của sản phẩm, quảng cáo công dụng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh, lợi dụng hình ảnh nhân viên y tế, người bệnh... Để quảng cáo; Quảng cáo khi chưa được cấp phép...

Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt rất nhiều cơ sở, cá nhân vì những hành vi vi phạm này. Thậm chí, có những đơn vị vi phạm quảng cáo đã bị xử phạt với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn cố tình phớt lờ những quy định đó vẫn quảng cáo sản phẩm một các vô tội vạ khiến cơ quan chức năng “đau đầu”, người tiêu dùng thì hoang mang...

Với những hành vi nêu trên, liệu doanh nghiệp có đang vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng và Luật Quảng cáo nói chung? Tại sao các cơ quan có thẩm quyền cho đến giờ vẫn chưa xử lý những sai phạm này?

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau:

1.Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

2.Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

3.Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/  trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Thuỳ Linh - Kim Khánh