Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vinaconex trả nợ nghìn tỷ thế nào?

Đến hết năm 2013, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đang vay nợ tổng số hơn 6.484 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần vốn chủ sở hữu. Áp lực trả nợ căng thẳng, nhưng hàng nghìn tỷ đồng vẫn đang "chôn" tại các dự án, công trình dở dang, chưa rõ khi nào "giải thoát" được do tình hình kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn khó khăn.

Vinaconex hiện là một trong những tổng công ty có khối nợ lớn nhất, đang chịu áp lực phải thoái vốn đầu tư khỏi hàng loạt công ty trong lĩnh vực BĐS, tài chính, xi măng…
Theo báo cáo tài chính quý IV/2013, tổng nợ vay ngắn hạn của Vinaconex đã giảm một nửa so với hồi đầu năm, từ 5.489 tỷ đồng xuống 2.646 tỷ đồng. Trong đó, gồm 2.331 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 314 tỷ đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả. Năm 2013, nợ vay ngân hàng của Vinaconex đã giảm đáng kể (gần 43%), xuống còn 1.981 tỷ đồng.
Vay nợ và "chôn vốn"
Tuy nhiên, tổng nợ vay dài hạn tính đến 31/12/2013 vẫn còn hơn 3.838 tỷ đồng, giảm được hơn 1.468 tỷ đồng so với đầu năm. Cụ thể, dư nợ vay tại công ty mẹ hơn 1.611 tỷ đồng, vay các công ty con 2.500 tỷ đồng và 41.584 tỷ đồng nợ trái phiếu phát hành tại Công ty Vinaconex Sài Gòn (thuộc Vinaconex). Như vậy, tổng nợ của Vinaconex đạt hơn 6.484 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu là 4.417 tỷ đồng).
Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Vinaconex năm 2013 đã bị giảm sút. Số liệu Báo cáo tài chính cho thấy, tổng doanh thu thuần lũy kế hết năm 2013 là 11.345 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tổng lãi gộp đạt 1.549 tỷ đồng, giảm hơn 3.18 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 13,66%.
Vinaconex đang chịu áp lực lớn do "chôn vốn" tại hàng loạt dự án BĐS trên cả nước, dù năm 2013, giá trị hàng tồn kho đã giảm đáng kể, từ 7.277 tỷ đồng xuống 5.485 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tồn kho do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại hàng loạt dự án BĐS với tổng giá trị hơn 4.692 tỷ đồng, tồn kho hàng hóa hơn 701 tỷ đồng, khoảng 67 tỷ đồng tồn kho nguyên vật liệu…

Theo thuyết minh từ Báo cáo tài chính, riêng tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Vinaconex lên tới 2.953 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại các dự án, như: Trung tâm thương mại Chợ Mơ (1.119 tỷ đồng), Dự án Công trình thủy điện Ngòi Phát (1.326 tỷ đồng), Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà (hơn 180 tỷ đồng), Khu đô thị Nam Cầu Trần Thị Lý (73 tỷ đồng)… Ngoài ra, giá trị tồn kho trong các dự án nhà ở, công trình cấp nước, đường giao thông khác… cũng lên tới vài chục tỷ đồng.
Áp lực thoái vốn
Với khối nợ lớn này, Vinaconex sẽ phải "căng sức" cải thiện kết quả kinh doanh, nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho để có nguồn tiền mới hoặc tìm phương án trả nợ khác khả thi hơn trong kỳ trả nợ năm 2014.
Trước những khó khăn tài chính và áp lực trả nợ cận kề, Vinaconex đã lên kế hoạch thoái vốn tại nhiều đơn vị thành viên. Cụ thể, Vinaconex quyết định thoái vốn tại các công ty, như: Công ty Vinaconex Xuân Mai, Công ty Vinaconex Thanh Hóa, Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh, Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex Viettel…
Tổng công ty này cũng cho biết, sẽ bán vốn tại các dự án Chợ Mơ, Dung Quất, Vinaconex Hoàng Thành, Vinasanwa, Sài Gòn Tây Bắc… Hơn nữa, cũng lên kế hoạch chuyển nhượng cổ phần nắm giữ tại Vinaconex Hoàng Thành, Công ty Cổ phần Vinaconex Dung Quất, Công ty Cổ phần Vinaconex VCN...
Tuy nhiên, việc thoái vốn không phải là dễ dàng. Thực tế, thị trường chứng khoán khó khăn, nên nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn đã gần như bế tắc trong việc thoái vốn, chuyển nhượng cổ phần với số lượng lớn.
Một thương vụ chuyển nhượng cổ phần đáng chú ý của Vinaconex trong năm 2013 là bán 70% vốn sở hữu tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả. Phần vốn này tương ứng khoảng 139,8 tỷ đồng (vốn điều lệ của Xi măng Cẩm Phả là 1.997 tỷ đồng). Việc bán cổ phần được kèm theo bán cả phần nợ do Vinaconex bảo lãnh.
Trước đó, có nhiều đồn đoán về việc Vinaconex sẽ bán Xi măng Cẩm Phả cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 10/2013, Vinaconex bất ngờ thông báo đã ký hợp đồng chuyển nhượng 70% vốn doanh nghiệp này cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Giá cổ phiếu chuyển nhượng và giá trị thương vụ này chưa được tiết lộ cụ thể. Song tại thời điểm đó, giá trị sổ sách của Xi măng Cẩm Phả chỉ còn hơn 1.063 đồng/CP.
Xung quanh vụ chuyển nhượng này, có ý kiến cho rằng Vinaconex đã may mắn "trút" bớt được gánh nặng tài chính. Bởi lỗ lũy kế của Xi măng Cẩm Phả tính đến cuối tháng 6/2013 là hơn 1.600 tỷ đồng. Khối nợ của công ty này cũng đáng lo ngại, trong đó nợ vay ngắn hạn gần 2.600 tỷ đồng, vay nợ dài hạn hơn 1.870 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 5.700 tỷ đồng… Vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 212 tỷ đồng.
Khi đầu tư vào Xi măng Cẩm Phả, Vinaconex đã tích cực hỗ trợ vốn vay, bảo lãnh các khoản vay nợ đầu tư dự án tại ngân hàng lên tới vài nghìn tỷ đồng. Nhưng kết quả đầu tư liên tục thua lỗ khiến khả năng trả nợ ngân hàng và trả nợ vay Vinaconex là khá mong manh. Thương vụ thoái vốn này, Vinaconex cũng cho hay, là sẽ giải phóng được áp lực tài chính, giảm lỗ cho tổng công ty và giúp Xi măng Cẩm Phả tái cấu trúc lại hiệu quả hơn.

Theo TBKD


Tin mới

Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự đoàn kết trong Đảng và xã hội
Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự đoàn kết trong Đảng và xã hội

Đó là điểm nổi bật trong Tuyên ngôn độc lập và Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bối cảnh đất nước hiện nay đang đặt ra nhu cầu nhận thức mới về những yếu tố tác động, cơ chế và biện pháp kiến tạo, duy trì sự đoàn kết trong Đảng, trong xã hội.

126 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024
126 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Hội đồng bình chọn cấp khu vực - Cục Công Thương địa phương đã tổ chức bình chọn và sẽ tổ chức Tôn vinh trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 cho 126 sản phẩm, bộ sản phẩm.

Phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, giai đoạn 2019 - 2024
Phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức Lễ phát động Thi đua cao điểm chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng cấp Bộ Tư lệnh Vùng, giai đoạn 2019 – 2024 với chủ đề: “30 ngày hành động kiểu mẫu mực”. Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng dự và chủ trì Lễ phát động. Tham dự có các đồng chí trong Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên nền tảng thương mại điện tử
Mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên nền tảng thương mại điện tử

Ngày 17/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo “Bứt phá tăng trưởng thị trường xuất khẩu toàn cầu cùng Amazon”.

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng cao nhất là 4.960.000 đồng/tháng
Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng cao nhất là 4.960.000 đồng/tháng

Sau khi tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp và địa phương, Bộ LĐTB&XH tổng hợp và đề xuất với Chính phủ mức lương tối thiểu tăng từ 200.000 đồng – 280.000 đồng (tăng bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành và thực hiện từ ngày 1/7.

Unilever Việt Nam và Viện Pasteur TP. HCM tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2029
Unilever Việt Nam và Viện Pasteur TP. HCM tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2029

Unilever Việt Nam và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giai đoạn 2024 - 2029, nhằm góp phần thực hiện cam kết của Unilever trong công tác phát triển bền vững, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.