Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 2- Vụ “ăn chặn” chế độ của bệnh nhân tâm thần (Thái Nguyên): Góc khuất trong cái “tâm” của ng

Mấy ngày nay, thay vì tự kiểm điểm trách nhiệm trước nhữn

Bài 1: Vụ “ăn chặn” chế độ của bệnh nhân tâm thần(Thái Nguyên): Cần phải xử lý nghiêm!

THCL Mấy ngày nay, thay vì tự kiểm điểm trách nhiệm trước những việc đã xảy ra với lãnh đạo Sở, ông Giám đốc Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh Thái Nguyên lại phải chạy đôn chạy đáo nhờ cậy cấp trên, tung quân truy tìm người đã cung cấp thông tin cho báo chí…để bưng bít công luận.

Chế biến thịt mỡ, thịt tạp cho bệnh nhân

Làm việc bằng cái “tâm”?

Với khẩu ngôn “Làm việc gì cũng phải có tâm để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị vì đối tượng người bệnh ở đây là những bệnh nhân tâm thần kinh”. Đó là lời khẳng định của ông Dương Xuân Hưng, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng và PHCN tâm thần kinh Thái Nguyên trong buổi làm việc với phóng viên.

Để hiểu được cái tâm trong việc chăm sóc người bệnh, PV đã mục sở thị tại Trung tâm mới thấu hiểu được sự yêu nghề của tập thể những cán bộ y bác sỹ, những người hàng ngày, hàng giờ phải trực tiếp thăm khám, chăm sóc và điều trị cho người bệnh, mới thấy hết được nỗi vất vả, nỗi khổ tâm khi phải đối diện với những mảnh đời, những số phận của những con người thiếu đi sự may mắn.

Bệnh nhân - họ sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Họ được vào  Trung tâm là tự nguyện hay những bệnh nhân hưởng theo chế độ chính sách, gia đình có công và gia đình đặc biệt khó khăn. Trung tâm được ví như máy nhà thứ 2 che trở cho trên 200 bệnh nhân, góp phần chia sẻ những khó khăn vất vả cho các gia đình và cả xã hội.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là bên cạnh những con người có tâm thực sự, làm tròn trách nhiệm với người bệnh, không tơ hào kiếm chác thì lại có một số ít cán bộ quản lý của Trung tâm từ năm 2015 đến nay vì một số lý do nào đó đã đang tâm bòn rút khẩu phần ăn, mặc, thuốc của người bệnh với thủ đọan tinh vi, bằng cách chế biến ra những chứng từ hợp lệ để thanh quyết toán hưởng chênh lệch với phương châm “miếng ăn vào mồm, còn đâu mà nói và đặc biệt là bệnh nhân tâm thần”.

Lợi dụng vào việc đó, quy trình bòn rút khẩu phần ăn được xây dựng khép kín khó ai có thể biết được, và chỉ có những người trong cuộc, người nhà của những bệnh nhân mới thấy hết được sự tinh vi trong việc cấu kết bòn rút khẩu phần ăn của người bệnh và giúp cho cơ quan báo chí phơi bày sự thực ra ánh sáng “không vì con sâu bỏ ràu nồi canh”.

Hợp sức cùng kiếm lợi

Từ năm 2015, khi thấy đời sống cán bộ công nhân viên Trung tâm còn nhiều khó khăn, ông Dương Xuân Hưng đã đồng ý để vợ mình là bà Trần Thị Kiệm nhập lợn hơi về bán lại cho Trung tâm. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài thì mọi người cứ ngỡ vợ chồng ông giám đốc quan tâm chu đáo tới đời sống của anh em nhân viên trong Trung tâm, nhưng thực chất bà Trần Thị Kiệm được độc quyền nhập lợn hơi bán lại cho Trung tâm mà không hề có hợp đồng, biên bản cam kết nào, lợn hơi được nhập với số lượng lớn mỗi lần từ 20 - 30 con, sau đó bà Kiệm không trực tiếp ký nhận bàn giao, thu tiền mà lại nhờ nhân viên Nguyễn Thế Anh, khoa dinh dưỡng đứng ra ký nhận tiền với số tiền mỗi lần lên đến vài trăm triệu đồng.

Lợn nuôi tại Trung tâm, cứ đều đặn vào các ngày thứ 2, 4, 6 hằng tuần, thịt lợn từ 1 -3 con để bán, số thịt ngon nhanh chóng được mọi người mua hết, còn lại thịt tạp, mỡ... được nhập lại bếp ăn. Số tiền bán thịt do công đoàn đứng ra thu không đủ bù chi cho do việc nhập lợn hơi với giá cao, chưa kể số cân chệnh lệch giữa bên bán và bên nhập.

Hàng ngày, hàng tuần lợn vẫn thịt nhưng ông Tạ Hồng Sơn, trưởng phòng tổ chức hành chính vẫn kê khai vào bảng kê mua hàng, mua những loại thực phẩm cho bếp ăn bệnh nhân trong đó có mua thịt lợn ba chỉ, thịt nạc ngoài chợ Đán với giá cao hơn so với giá thịt lợn bán ra ngay tại Trung tâm.

Để minh chứng rõ hơn, xin dẫn một ngày đầu tháng 10/2015, lợn nuôi tại Trung tâm được thịt bán ra, số tiền bán thịt thu về 3.745.400đ, nhưng trong bảng kê mua hàng do ông Tạ Hồng Sơn tự lập lại ghi 2/15đơn hàng mua vào phục vụ bếp ăn bệnh nhân, trong đó có thịt lợn móc hàm mua ngoài chợ Đán 30kg, đơn giá 70.000, thành tiền là 2.100.000; thịt nạc 06kg, đơn giá 95.000, thành tiền là 570.000 với tổng số tiền của 15 đơn hàng cộng lại là 5.300.400 và cứ đều đặn như vậy,thực phẩm phục vụ bếp ăn bệnh nhân được mua không thiếu một ngày nào trong tháng.

Từ bảng kê mua hàng thực phẩm cho bếp ăn bệnh nhân do ông Sơn tự kê khai này, sau đó được ghi lại trên hai bảng kê mua hàng khác nhau dành cho bệnh nhân hưởng theo quyết định và bệnh nhân tự nguyên; trong đó, bệnh nhân hưởng theo quyết định ghi:  thịt ba chỉ mua ngoài chợ Đán được ghi tăng lên là 33kg, đơn giá 85.000đ, thành tiền là 2.805.000; thịt nạc 6kg, đơn giá 100.000, thành tiền là 600.000đ. Tổng 12 đơn hàng thực phẩm mua vào là 5.945.000đ

Còn trong bảng kê mua hàng cho bệnh nhân tự nguyện mua thịt ba chỉ lại tăng thêm 4kg nữa, đơn giá là 85.000, thành tiền là 340.000, tổng 04 đơn hàng với số tiền là 522.000đ.

Tuy số tiền chênh lệch một ngày không phải là lớn, nhưng đem tính cả quy trình từ khâu nhập lợn hơi không qua cân đến việc mua thịt lợn ngoài chợ, sau đó lại chế ra để nâng giá, nâng số lượng nhằm hợp thức chứng từ thanh toán.Vậy thực chất người bệnh ăn gì, tiền chênh lệch từ các khoản nêu trên là bao nhiêu, đời sống CBNV được cải thiện như thế nào thì rất cần có sự vào cuộc kiểm tra làm rõ của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên.

Ngô Tiến

 

Tin mới

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.