Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chưa có mặt bằng vẫn động thổ dự án?

Công trình được động thổ từ ngày 15/5/2016, nhưng đến ngày 14/10/2016 mới được UBND Thành phố bàn giao mặt bằng tại khu đất 7% thôn Phú Hoà (xã Tiên Hiệp, TP. Phủ Lý, Hà Nam)? Không những thế, theo phản ánh, việc thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA), thu tiền của người dân dân có nhiều khuất tất...

Nhiều khuất tất?

Theo đơn của ông Nguyễn Văn Thanh, ông Nguyễn Xuân Tăng, ông Nguyễn Quốc Dân, bà Nguyễn Thị Thơm, ông Nguyễn Văn Toàn, đại diện 1.300 người dân tại thôn Phú Hoàn (xã Tiên Hiệp, TP. Phủ Lý, Hà Nam), công trình xây dựng HTKT khu đất 7% phục vụ GPMB nhà thi đấu đa năng và công trình hạ tầng liên quan tại xã Tiên Hiệp có nhiều khuất tất.

Chưa có mặt bằng vẫn động thổ dự án? - Hình 1

Đơn thư kêu cứu của người dân

Cụ thể, theo quy định của Nhà nước, với mỗi sào Bắc Bộ bị GPMB, người dân sẽ nhận được 7% đất quy về dất dịch vụ (tương đương 25 m2 đất ở). Số đất dịch vụ này, sẽ được trả cho dân sau khi thu hồi ruộng đất và xây dựng hệ thống hạ tầng với sự đóng góp tài chính của họ.

Sau 4 năm chờ đợi, Ban quản lý thôn Phú Hoàn đã tiến hành thi công các công trình hạ tầng (san lấp, làm đường afphan, lát vỉa hè, hố trồng cây xanh). Một BQLDA đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ tại thôn Phú Hoàn được bầu ra. Trưởng ban chỉ đạo là ông Doãn Thanh Tùng (Phó chủ tịch UBND xã); ông Nguyễn Quốc Trọng (trưởng thôn vào thời điểm đó) là Trưởng BQLDA đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ.

Tuy nhiên, sau 2 năm BQLDA thực hiện nhiệm vụ, người dân đã phải vác đơn thư đi đòi “công bằng” vì cho rằng có nhiều “khuất tất”: Từ việc BQLDA chưa thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục dự án đầu tư xây dựng quy định tại điều 6 - Nghị định 59/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể; đến việc thiếu minh bạch trong quản lý tài chính với Sacombank - Chi nhánh Hà Nam.

Chưa có mặt bằng vẫn động thổ dự án? - Hình 2

Phiếu thu của Sacombank - Chi nhánh Hà Nam

Cụ thể, các hồ sơ thiết kế, dự toán mới chỉ được thực hiện bởi các công ty tư nhân tư vấn (Công ty TNHH MNT Việt Nam) mà chưa được phê duyệt và thẩm định bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Hơn nữa, BQLDA tự ý chỉ định thầu cho nhà thầu là Công ty Cổ phần Xây lắp và Xây dựng Lộc Thiên với giá trị hợp đồng là 14.374.800.000 đồng. Theo quy định của Luật Đấu thầu và NĐ63/NĐ-CP thì, với số tiền như trên, không được phép chỉ định thầu.

Ngoài ra, theo thẩm định của Công ty TNHH MNT Việt Nam, giá trị thi công là 53.509.680.000 đồng. Dự toán này chưa được duyệt. Nhưng sau đó, thẩm định của Phòng Quản lý đô thị TP. Phủ lý cho thấy, giá trị công trình chỉ là 27.365.881.000 đồng. Theo Hợp đồng thi công, giá trị công trình là 14.374.800.000 đồng. Người dân đặt câu hỏi về tính minh bạch và xác đáng của giá trị hợp đồng này. Số tiền phụ trội này, liệu người dân có bị chiếm dụng hay không?

Chưa có mặt bằng vẫn động thổ dự án? - Hình 3

Công trình đang được thi công

Tiếp xúc với PV, ông Nguyễn Văn Thanh (đại diện người dân có đất 7% thôn Phú Hoàn) cho rằng: BQLDA đã thuê nhân viên Sacombank - Chi nhánh Hà Nam về tận thôn thu tiền bằng phiếu thu của ngân hàng. Nhưng sau đó, số tiền này được chuyển vào tài khoản cá nhân của Trưởng ban và các thành viên BQLDA để chi xài theo ý cá nhân. Thêm vào đó, hiên nay BQLDA chưa có quyết định thành lập, chưa có tài khoản và con dấu riêng nên số tiền ngươi dân nộp không được quản lý chính thức và minh bạch?

Trong một buổi họp, ông Trọng, một người dân cho biết, tổng số tiền mà người dân đóng góp cho tới nay là 8,7 tỷ đồng và đã tạm ứng cho nhà thầu. Tuy nhiên, người dân không nắm được việc thu - chi có thực là số tiền trên đã chuyển cho nhà thầu hay không?

Chính quyền nói gì?

Ông Cao Xuân Phú, Chủ tịch UBND xã Tiên Hiệp cho biết, đất 7% là do dân chọn nhà thầu, thuê nhà thầu hoặc đấu thầu. Quyết định 17/2011/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Hà Nam, trong đó có nội dung: “Cho phép các hộ dân tự tổ chức thực hiện xây dựng hạ tầng theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thuê nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thì các hộ dân phải trả tiền xây dựng hạ tầng cho nhà đầu tư”.

Do vậy, các hộ dân có đất phải nộp tiền, tự thành lập BQLDA và tự chọn nhà thầu có năng lực thực hiện xong 6 hạng mục đường giao thông thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Chưa có mặt bằng vẫn động thổ dự án? - Hình 4

Hạ tầng tại dự án

Ông Phú cũng cho rằng, vai trò của chính quyền chỉ là chỉ đạo, điều hành và giúp đỡ những vướng mắc dưới cơ sở. Còn chi tiết vấn đề thì Trưởng ban BQLDA nắm được, chứ không phải việc của UBND xã.

Thực tế, UBND xã chỉ thành lập Ban chỉ đạo giúp cho dự án, còn tất cả hồ sơ, hội nghị cuộc họp thì không liên quan. BQLDA có thông báo đấu thầu nên người dân mới nộp tiền cho BQLDA?

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, công trình được động thổ từ ngày 15/5/2016, nhưng đến ngày 14/10/2016, UBND TP. Phủ Lý mới bàn giao mặt bằng. Đến ngày 27/11/2016, hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng công trình (số 18/HĐKT2016) mới được ký giữa BQLDA Xây dựng đất dịch vụ 7% thôn Phú Hoàn và đơn vị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là Công ty CP Xây lắp & VLXD Lộc Thiên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

 Lê Hoa

Tin mới

Sửa đổi thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”
Sửa đổi thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm thủ tục Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” và Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.

Đã có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng
Đã có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết đã đấu thầu thành công 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 3 thành viên. Theo đó, giá trúng thầu cao nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 86,05 triệu đồng/lượng. So với lần gọi thầu gần đây nhất, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc tăng thêm 2,4 triệu đồng/lượng.

Thừa Thiên Huế tăng cường phối hợp chống buôn lậu, hàng giả
Thừa Thiên Huế tăng cường phối hợp chống buôn lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn năm 2024.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 10: TPBank thực thi phát triển bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 10: TPBank thực thi phát triển bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

“Cửu đỉnh-Hoàng cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới
“Cửu đỉnh-Hoàng cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, ngày 8/5/2024 tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được vinh danh là “Di sản Tư liệu Thế giới”.

Nguyên nhân khiến các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Nguyên nhân khiến các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Bộ Công Thương đã chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.