Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đằng sau những thương vụ thâu tóm công ty tài chính: Cạnh tranh không công bằng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt NH đã và đang lên kế hoạch mua l

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt NH đã và đang lên kế hoạch mua lại công ty tài chính. Song có nhiều ý kiến cho rằng, đằng sau những  thương vụ thâu tóm đó là một sự cạnh tranh không công bằng.


Theo kế hoạch của NHNN, trong năm nay, cơ quan này sẽ tiến hành tái cơ cấu toàn bộ các công ty tài chính để tạo ra những "bộ máy" hoạt động khỏe mạnh. Phải chăng, đây là cơ hội để các nhà băng lên kế hoạch - mua lại công ty tài chính nhằm hướng tới thị trường cho vay tiêu dùng nhiều tiềm năng hay còn có những mục đích khác?

Hướng tới NH phục vụ tiêu dùng?

Sau thương vụ HDBank tiên phong thâu tóm Công ty Tài chính Société Générale cuối năm 2013 hay vụ hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính PVFC với NH Phương Tây... thì chỉ tính riêng quý I/2014, hàng loạt NH xin ý kiến cổ đông mua công ty tài chính làm công ty con.

Mới đây nhất là trường hợp HĐQT NH Sài Gòn - Hà Nội (SHB) xin các cổ đông thông qua việc nhận sáp nhập một công ty tài chính để tái cấu trúc đơn vị này thành công ty con trực thuộc NH.

Khi được hỏi mục đích mua lại công ty tài chính, hầu hết lãnh đạo các nhà băng đều có chung ý kiến là để thâm nhập mảng tín dụng tiêu dùng, vốn được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam.

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB chia sẻ: “Đây là cơ hội để phát triển mảng dịch vụ NH phục vụ tiêu dùng, một trong những dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay, đem lại nhiều nguồn thu giá trị gia tăng. SHB xây dựng mục tiêu đến năm 2015 trở thành NH bán lẻ đa năng và 2020 sẽ là tập đoàn tài chính. Do đó, từ bây giờ, SHB cần chuẩn bị một đội ngũ chuyên nghiệp về tài chính và đầu tư”.

Trước làn sóng mới này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đánh giá: Đây là hướng đi đúng. Những NH muốn khai thác phân khúc cho vay tiêu dùng có 2 cách để lựa chọn: Một là tự đầu tư xây dựng mô hình mới hoàn toàn, từ việc lựa chọn khách hàng, cho đến xây dựng sản phẩm, hệ thống vận hành, quản trị rủi ro… Cách này nếu thực hiện tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao nhưng mất nhiều thời gian. Vì vậy, các NH thường chọn cách thứ hai là mua công ty tài chính tiêu dùng nhằm kế thừa hệ thống khách hàng, hệ thống vận hành, quản lý rủi ro của công ty đó. Như vậy, tốc độ triển khai sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ nhanh hơn.

Trong khi đó, với cơ chế cho vay khá thoáng, các công ty tài chính dễ dàng tăng trưởng cho vay tiêu dùng với lãi suất cho vay có thể cao gấp 4 - 5 lần lãi suất NH, hứa hẹn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho NH mẹ. Đơn cử, năm 2013, Công ty Tài chính PPF đã tăng trưởng tín dụng tới 84%, lợi nhuận đạt 16 triệu Euro, vượt xa kỳ vọng đề ra là 11 triệu Euro. Năm 2014, công ty này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 80%, lượng khách hàng tăng 50%. Vì vậy, nhiều NH đã đổ xô đi tìm mua công ty tài chính.

Không đơn giản là giành thị phần…

Nhiều chuyên gia tài chính vẫn lo ngại mục đích thâu tóm công ty tài chính của các nhà băng không chỉ đơn thuần là cuộc cạnh tranh tranh giành miếng bánh tiêu dùng, mà đằng sau đó còn là mục đích ăn chênh lãi biên cao, nghĩa là NH lấy tiền huy động lãi suất thấp rồi cho công ty tài chính con vay giá rẻ, sau đó, công ty con này lại cho khách vay với giá cao và hưởng chênh lệch lớn. Như vậy, sẽ tạo ra sự cạnh tranh không công bằng.

Theo quy định, khác với NH, các công ty tài chính chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ cho vay, đầu tư... đặc biệt, họ không được huy động lãi suất 6 - 8% từ dân cư, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vay lại từ các nhà băng trong nước và thế giới. Điều này đã hạn chế đáng kể khả năng huy động vốn của những công ty này.

Ngoài ra, các NH mua công ty tài chính còn nhằm mục đích ủy thác vốn cho những đơn vị này triển khai các thương vụ đầu tư. Bởi ngoài chức năng cho vay, các công ty tài chính còn được phép thực hiện một số hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các DN và các tổ chức tín dụng khác, đầu tư cho các dự án theo hợp đồng, kể cả làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các DN.

TS. Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Tài chính (Trường Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng, việc NH lấn sân sang lĩnh vực tài chính có thể giúp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, giúp kích cầu nền kinh tế. Tuy nhiên, cần có chính sách quản lý chặt chẽ hơn để tạo sự công bằng cho các công ty tài chính “chưa bị nhà băng thâu tóm”.

Ông Chí cũng cảnh báo về vấn đề nợ xấu đối với các NH khi tiếp quản các công ty tài chính. Bởi việc lãi suất cho vay dạng này tuy cao nhưng bù lại, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro khá lớn.

Thực tế, mảng tín dụng DN hiện đang bị ngưng trệ nên các NH sẽ chuyển hướng sang đối tượng khách hàng cá nhân là điều đương nhiên. Mặc dù lâu nay, các NH vẫn đang triển khai cho vay tiêu dùng, song do điều kiện cho vay của các NH rất khắt khe nên khó đẩy mạnh.

Hoàng Hà

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).