Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị điều tra vụ ô nhiễm tại Dự án Núi Pháo

Trong hơn một năm qua kể từ ngày mỏ đa kim Núi Pháo chính thức vận hành, rất nhiều người hàng ngày phải sống trong cảnh ngập

Trong hơn một năm qua kể từ ngày mỏ đa kim Núi Pháo chính thức vận hành, rất nhiều người hàng ngày phải sống trong cảnh ngập ngụa, ngột ngạt mùi hóa chất và dòng nước thải chứa quá nhiều thủy ngân, có nơi chỉ tiêu thủy ngân trong nước cao gấp hơn 17 lần mức độ cho phép.


Người dân phản ánh bức xúc vì ô nhiễm tại mỏ Núi Pháo.

Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư dự án Núi Pháo vẫn bao biện rằng đây là do một số nhà máy khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn gây ra đồng thời chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái quyết liệt. Trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chúng tôi được biết:

Luật Môi trường và các văn bản liên quan nghiêm cấm các hành vi xả nước thải ô nhiễm ra môi trường. Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 179/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính dưới hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng các loại giấy phép liên quan đến môi trường, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân này còn phải bị áp dụng một trong các biện pháp như khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng… thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định tại Điều 183, BLHS…

Như vậy, pháp luật đã có quy định rất cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nước để phát triển kinh tế bền vững tuy nhiên do mục tiêu lợi nhuận những tổ chức, cá nhân này vẫn cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ngày một nhiều.

Mẫu nước thải tại hồ chứa nước thải của khu vực mỏ đa kim Núi Pháo – Thái Nguyên có hàm lượng thủy ngân vượt chỉ tiêu từ 5,5 đến 17,53 lần so với Quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng. Đây là dấu hiệu cho thấy hành vi xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của công ty Chế biến khoáng sản Núi Pháo và là tiền đề xác minh hành vi xả nước thải ô nhiễm vào môi trường của công ty này. Tuy nhiên, đây không phải là căn cứ để xác định mức xử phạt vi phạm hành chính bởi theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Nghị định 179/2013/NĐ-Cp ngày 14/11/2013 thì mức xử phạt hành vi xả nước thải sẽ căn cứ vào khối lượng nước thải ô nhiễm xả ra của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ) (điểm a, khoản 1, Điều 14, Nghị định 179/2013/NĐ-CP). Như vậy, để có căn cứ vững chắc khẳng định Công ty chế biến khoáng sản Núi Pháo có hành vi xả nước thải và có cơ sở xác định trách nhiệm của công ty này thì hơn hết, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh.

Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày một nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng đặt ra trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát hiện, xử lý nghiêm khắc.

Bên cạnh trách nhiệm của chính quyền là trách nhiệm của người dân. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên theo quy định của pháp luật ngoài việc bị xử phạt, khắc phục hậu quả thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Vì vậy ngoài việc thông báo tới chính quyền thì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, người dân phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp các tổ chức, cá nhân này không tự nguyện, người dân nên có các biện pháp quyết liệt như khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Theo Xây dựng

 

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

Đề nghị điều tra vụ ô nhiễm tại Dự án Núi Pháo

Trong hơn một năm qua kể từ ngày mỏ đa kim Núi Pháo chính thức vận hành, rất nhiều người hàng ngày phải sống trong cảnh ngập ngụa, ngột ngạt mùi hóa chất và dòng nước thải chứa quá nhiều thủy ngân, có nơi chỉ tiêu thủy ngân trong nước cao gấp hơn 17 lần mức độ cho phép.


Người dân phản ánh bức xúc vì ô nhiễm tại mỏ Núi Pháo.

Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư dự án Núi Pháo vẫn bao biện rằng đây là do một số nhà máy khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn gây ra đồng thời chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái quyết liệt. Trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chúng tôi được biết:

Luật Môi trường và các văn bản liên quan nghiêm cấm các hành vi xả nước thải ô nhiễm ra môi trường. Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 179/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính dưới hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng các loại giấy phép liên quan đến môi trường, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân này còn phải bị áp dụng một trong các biện pháp như khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng… thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định tại Điều 183, BLHS…

Như vậy, pháp luật đã có quy định rất cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nước để phát triển kinh tế bền vững tuy nhiên do mục tiêu lợi nhuận những tổ chức, cá nhân này vẫn cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ngày một nhiều.

Mẫu nước thải tại hồ chứa nước thải của khu vực mỏ đa kim Núi Pháo – Thái Nguyên có hàm lượng thủy ngân vượt chỉ tiêu từ 5,5 đến 17,53 lần so với Quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng. Đây là dấu hiệu cho thấy hành vi xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của công ty Chế biến khoáng sản Núi Pháo và là tiền đề xác minh hành vi xả nước thải ô nhiễm vào môi trường của công ty này. Tuy nhiên, đây không phải là căn cứ để xác định mức xử phạt vi phạm hành chính bởi theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Nghị định 179/2013/NĐ-Cp ngày 14/11/2013 thì mức xử phạt hành vi xả nước thải sẽ căn cứ vào khối lượng nước thải ô nhiễm xả ra của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ) (điểm a, khoản 1, Điều 14, Nghị định 179/2013/NĐ-CP). Như vậy, để có căn cứ vững chắc khẳng định Công ty chế biến khoáng sản Núi Pháo có hành vi xả nước thải và có cơ sở xác định trách nhiệm của công ty này thì hơn hết, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh.

Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày một nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng đặt ra trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát hiện, xử lý nghiêm khắc.

Bên cạnh trách nhiệm của chính quyền là trách nhiệm của người dân. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên theo quy định của pháp luật ngoài việc bị xử phạt, khắc phục hậu quả thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Vì vậy ngoài việc thông báo tới chính quyền thì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, người dân phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp các tổ chức, cá nhân này không tự nguyện, người dân nên có các biện pháp quyết liệt như khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Theo Xây dựng

 

Tin mới

Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm
Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm

Dù dòng bank vẫn chưa được "kích hoạt", nhưng diễn biến chung khởi sắc với nhiều mã xác lập đỉnh lịch sử mới, chỉ số VN-Index vẫn vượt mốc 1.250 điểm và đóng cửa tại mức giá cao nhất trong 1 tháng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).

Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ “học tập” sang “làm theo” bằng những việc làm rất thiết thực, cụ thể hằng giờ, hằng ngày trong công tác, chiến đấu, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024
Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Tối 14/5, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 với Chủ đề: “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”. Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Đại tá Cao Xuân Quận, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng.

Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%
Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%

Lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong quý I/2024 mặc dù doanh thu tăng, Vĩnh Hoàn cho biết do giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm.

Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng
Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng

Kita Invest, một thành viên của Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, trong bối cảnh nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng.