Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án Công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn (Hà Tĩnh): Chính quyền sốt sắng, dân lo lắng…

(TH&CL) - UBND tỉnh Hà Tĩnh đang “đau đầu” về một dự án xây dựng nghĩa trang. Nghĩa trang mang tên Công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn (xã Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) chưa được xây dựng một viên gạch nào, nhưng đã có người xô xát, dân bức xúc vì mất đất sản xuất…


Nhân dân xã Bắc Sơn bày tỏ bức xúc

Người dân phản đối

Công trình Công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn, đã được quy hoạch xây dựng tại Đồng Cù Lao, xã Bắc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh). Theo tính toán ban đầu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh thì công viên này quy hoạch theo mô hình khép kín trong 38,68 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 386,8 tỷ đồng.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2015, chủ yếu xây dựng các hạng mục như hàng rào, bãi đỗ xe, khu nhà tang lễ; giai đoạn 2 từ năm 2015 - 2018, triển khai các hạng mục còn lại và đưa vào hoạt động. Từ khi quy hoạch dự án đến nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản, cuộc họp để chỉ đạo xúc tiến triển khai dự án.


Diện tích quy hoạch Công viên Vĩnh Hằng trùm lên nghĩa trang và đất sản xuất của người dân

Thế nhưng, khi quy hoạch nghĩa trang (bắt đầu từ đầu năm 2013), người dân xã Bắc Sơn đã liên tục phản đối, đã có những xô xát nhỏ xảy ra với chính quyền xã. Người dân bức xúc cho rằng: Nếu xây dựng dự án này, diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Dự án được thực thi thì một dãy công trình (khu chăn nuôi lợn siêu nạc, trại giam Xuân Hà và Công viên Vĩnh Hằng) sẽ án ngữ mọi ngã đường nối thông với miền xuôi và TP. Hà Tĩnh. Dự án trùm lên quy hoạch của xã. Trong khi quỹ đất của địa phương đã khép kín thì những công trình như khu nghĩa trang, khu tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung và thu gom rác thải của địa phương sẽ không có đất quy hoạch để thực hiện theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới…

Người dân đã nhiều lần phản đối, kiến nghị lên các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh với nguyện vọng tha thiết, mong dừng dự án Công viên Vĩnh Hằng.

Và những kiến nghị

Ngày 2/1/2014, ông Dương Công Tự, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn, đã có ý kiến bằng văn bản, đề xuất lên Huyện ủy, UBND huyện Thạch Hà về việc triển khai thực hiện dự án nói trên, có nhiều vấn đề không khả thi.

Trước hết, nếu triển khai dự án thì diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn (13,5 ha đất sản xuất lúa hai vụ) ảnh hưởng đến cuộc sống.

Dự án được thực thi thì một dãy công trình (khu chăn nuôi lợn siêu nạc, trại giam Xuân Hà và Công viên Vĩnh Hằng) sẽ án ngữ mọi ngã đường nối thông với miền xuôi và TP. Hà Tĩnh.

Công viên Vĩnh Hằng trùm lên nghĩa trang của xã, mai sau người dân Bắc Sơn qua đời phải đi mua đất.

Địa giới hành chính giữa 2 xã Bắc Sơn và Thạch Lưu được thành lập tháng 11/1985 theo Quyết định 266 của Hội đồng Bộ trưởng, đã nhiều lần kiến nghị chưa được bàn giao, nay lại thu hồi 38,6 ha nên nhân dân không đồng tình…

Do đó, xã đã đề nghị tạm dừng việc triển khai dự án Công viên Vĩnh Hằng.

Thế nhưng, đáp lại văn bản của ông Tự, Ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà đã có Công văn nghiêm túc phê bình Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn về quản lý nhà nước trên địa bàn và tiếp tục yêu cầu UBND xã Bắc Sơn tăng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chủ trương khảo sát xây dựng Công Viên Vĩnh Hằng.

Ông Đoàn Tiến Đạt, Chánh Văn phòng UBND huyện Thạch Hà cho biết, việc xây dựng Khu nghĩa trang Vĩnh Hằng chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu. Trước đó, khi có ý định quy hoạch diện tích đất trên, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều lần họp bàn với người dân, nhưng đều không thành vì người dân phản đối quyết liệt. Nếu thu hồi diện tích đất trên quy hoạch dự án thì chính quyền sẽ có quỹ đất canh tác khác để bố trí cho người dân sản xuất.

Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà nên xem lại quá trình thực hiện dự án nghĩa địa to lớn quy mô hàng chục ha đất bị thu hồi, ở nơi mà dân rất nghèo, đang thiếu đất canh tác, đất lại là nguồn sống duy nhất của họ?

Mạnh Hùng

Tin mới

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.