Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hy Lạp là nước mới nhất cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học

Năm học mới 2024-2025, hàng loạt quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học lại bùng nổ mạnh mẽ như năm nay.

Có nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là vấn đề còn gây tranh cãi đối với nhiều quốc gia.
Có nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là vấn đề còn gây tranh cãi đối với nhiều quốc gia.

Mới đây, bài viết của PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - về thông điệp Đừng để điện thoại biến học sinh thành “tù binh” nhận được nhiều sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh.

Nhìn rộng hơn ở các nước trên thế giới, nhiều quốc gia đã “tuyên chiến” mạnh mẽ với việc học sinh dùng điện thoại trong giờ học ngay dịp đầu năm học mới 2024-2025.

Nhiều nước trên thế giới đang ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng điện thoại di động tại trường học trong bối cảnh lo ngại về tác động của chúng đến sức khỏe tâm thần của học sinh.

Khi công nghệ kỹ thuật số trở thành điều luôn hiện hữu trong cuộc sống của giới trẻ, các quốc gia ngày càng quan ngại về việc sử dụng quá mức điện thoại di động, phương tiện truyền thông xã hội và các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác. Các nghiên cứu gần đây nêu bật mối liên hệ đáng báo động giữa thời gian sử dụng các thiết bị kỹ thuật số quá mức với những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và thành tích học tập của trẻ em và thanh-thiếu niên. Theo ANSA, một số quốc gia đang cân nhắc hoặc đã ban hành lệnh cấm và hạn chế sử dụng điện thoại trong giờ học.

Tại Hy Lạp: là nước mới nhất trong số các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) thực hiện lệnh cấm học sinh sử dụng điện thoại di động ở trường học kể từ ngày 11/9, ngày khai giảng năm học mới 2024-2025. Chính phủ Hy Lạp vẫn cho phép học sinh mang điện thoại đến trường nhưng sẽ không được phép sử dụng. Giới chức Hy Lạp cho rằng biện pháp này được nhiều giáo viên và phụ huynh hoan nghênh khi giúp học sinh có điều kiện, cơ hội giao tiếp tốt hơn với giáo viên và bạn học.

Trước đó, hàng loạt quốc gia khác ở châu Âu như: Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Hy Lạp, Hungary đã thực hiện lệnh cấm sử dụng điện thoại di động tại trường học. Năm học 2024-2025, Chính phủ Pháp thực hiện chương trình thí điểm “ngừng số hóa” cấm sử dụng điện thoại di động tại 180 trường trung học cơ sở mà học sinh độ tuổi 11-15 theo học, trước khi quyết định áp dụng lệnh cấm này trên toàn quốc từ năm 2025. Hiện tại, học sinh trung học cơ sở tại Pháp phải tắt điện thoại. Thử nghiệm này có thể sẽ tiến xa hơn nữa với việc yêu cầu học sinh phải nộp điện thoại khi đến trường. Đây là một phần trong động thái của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm hạn chế trẻ em dành thời gian trước màn hình, điều mà chính phủ lo ngại sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Tại Hà Lan: Tương tự, bắt đầu từ năm học mới này, học sinh tiểu học tại Hà Lan bị cấm sử dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại trường. Từ tháng 1/2025, việc cấm học sinh sử dụng thiết bị thông minh tại trường sẽ được áp dụng với tất cả cấp học toàn quốc.

Tại Bỉ: Từ năm học 2024-2025, việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh tiểu học và trung học ở các khu vực nói tiếng Pháp của Bỉ và thủ đô Brussels bị cấm. Lệnh cấm áp dụng với hơn 130.000 học sinh tại hơn 370 trường học trong năm nay.

Nhiều quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học
Nhiều quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học

Tại Anh: Tháng 2/2024, nước này ban hành hướng dẫn mới khuyến khích các trường học toàn quốc cấm sử dụng điện thoại di động suốt cả ngày học, gồm cả giờ giải lao. Các quốc gia khác ở châu Âu như Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina cũng đang tìm kiếm phương án để giải quyết lo ngại này, nhưng vẫn chưa ban hành lệnh cấm trên toàn quốc. Thay vào đó, các trường học đang tự giải quyết vấn đề.

Không chỉ châu Âu, nhiều nước châu Á cũng áp dụng lệnh cấm. Theo China Daily, Bộ Giáo dục Trung Quốc cấm học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại di động đến trường từ năm 2021.

Tại Hàn Quốc: Theo Korea Times, nước này áp dụng chính sách hạn chế sử dụng điện thoại di động trong giờ học, để giảm thiểu sự phân tâm và cải thiện chất lượng giáo dục từ năm 2023. Theo CNA, các trường học tại Singapore cũng đang tăng cường các biện pháp hạn chế việc sử dụng điện thoại thông minh nhằm đảm bảo sức khỏe tâm thần và khơi dậy lại sự tương tác xã hội của học sinh.

Việc cấm điện thoại trong trường học được bàn luận từ lâu ở nhiều quốc gia, nhưng nay các quy định nghiêm ngặt hơn đã được áp dụng. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) trước đó kêu gọi lệnh cấm điện thoại trong trường học trên toàn cầu với lý do chúng có thể làm gián đoạn việc học và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) gần đây khuyến cáo nên sử dụng điện thoại di động hạn chế và có trách nhiệm trong trường học.

Hoàng Hữu

Bài liên quan

Tin mới

Chính sách thuế TNDN đối với DN bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão
Chính sách thuế TNDN đối với DN bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 13/9/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4062/TCT-CS về việc hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão...

Giá thép hôm nay 18/9: Tăng nhẹ trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay 18/9: Tăng nhẹ trên sàn giao dịch

Ngày 18/9, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt chịu áp lực trong bối cảnh sản lượng thép của Trung Quốc sụt giảm.

Tàng trữ và mua bán ma tuý, cặp đôi lĩnh án 26 năm tù giam
Tàng trữ và mua bán ma tuý, cặp đôi lĩnh án 26 năm tù giam

Với hành vi tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy, Đồng Phúc Phương và Nguyễn Văn Kỷ đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt tổng mức án 26 năm tù giam.

Thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Chiều tối 17/9, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), đã diễn ra phiên họp Thường trực Ủy ban Xã hội mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Cần hơn 136.000 tỷ đồng đầu tư đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh
Cần hơn 136.000 tỷ đồng đầu tư đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh

Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư hơn 136.000 tỷ đồng, dài hơn 206 km, đi qua 5 địa phương gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT, Giám đốc; Bí thư, Thôn trưởng
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT, Giám đốc; Bí thư, Thôn trưởng

Cơ quan Công an huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) vừa khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ Nghĩa Lộc cùng Bí thư, Thôn trưởng thôn 4, xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo...