Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông Dương Trung Quốc: Cần quy hoạch cho Hồ Gươm!

"Nằm trong không gian không lớn như Hồ Hoàn Kiếm thì cái gì cần, cái gì không, bao nhiêu tượng đài là đủ cũng như bao nhiêu mét vỉa hè, bao nhiêu cột đèn chiếu sáng là phù hợp...? Tất cả phải quy hoạch".

Đó là ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện một công dân mới trình UBND TP. Hà Nội đề án đúc tượng rùa vàng tại Hồ Hoàn Kiếm. Theo ông Quốc thì qua đây cũng nhắc nhở cho Hà Nội quy hoạch hạ tầng, nhưng cũng đừng quên quy hoạch không gian văn hóa.

Ông Dương Trung Quốc: Cần quy hoạch cho Hồ Gươm! - Hình 1

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Ngày 28/3, công dân Tạ Hồng Quân cho biết đã trình UBND TP. Hà Nội đề án đúc tượng rùa vàng tại Hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, tượng rùa vàng sẽ được thực hiện bằng chất liệu đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 mét, cao 3,5 mét và có trọng lượng khoảng 6-10 tấn đồng.

Trao đổi với PV Infonet về câu chuyện này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ý tưởng của anh Tạ Hồng Quân làm bức tượng nặng 10 tấn hình tượng thần Kim Quy (rùa vàng) từ cách đây gần 10 năm khi chuẩn bị 1.000 năm Thăng Long. Lúc đó, có  rất nhiều sáng kiến đóng góp cho sự kiện kỷ niệm đại lễ đó.

“Anh Tạ Hồng Quân có nêu ý tưởng làm thượng thần Kim Quy trong không gian Hồ Hoàn Kiếm, chưa nói cụ thể rùa làm bằng gì, đặt ở đâu, hình tượng như thế nào, chất lượng ra sao mà mới chỉ là ý tưởng thế thôi. Lúc đó, nhận được sự đồng thuận cao, trong đó có tôi, Giáo sư Vũ Khiêu và thầy Phan Huy Lê. Việc đưa biểu tượng một linh vật rùa trong không gian này là thích hợp”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm, theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì, cho đến thời điểm hiện tại đưa ra bức tượng to như thế lại được hiểu lầm bằng vàng “tôi cho rằng không phù hợp” ở cả 2 phương diện:

Thứ nhất, thời điểm này, kinh tế của chúng ta đang khó khăn, dù xã hội hóa hay cái gì chăng nữa thì làm việc nào cũng phải thiết thực. Cho nên lúc này, đúc một tượng 10 tấn dẫu bằng gì thì cũng nên cân nhắc, nếu là bằng vàng thì chắc chẳng bao giờ có được.  

Thứ hai, thời điểm này, TP. Hà Nội đang chỉnh trang lại khu vực Hồ Hoàn Kiếm với mong muốn tích cực là làm cho nó phát huy hơn nữa giá trị trung tâm. Chính tôi nằm trong quá trình tham gia thẩm định một số dự án đang triển khai. Mọi người đều nhất trí rằng cần phải làm cho hàm lượng văn hóa ở không gian này cao hơn, môi trường sinh thái tốt hơn, đương nhiên hạ tầng dịch vụ phải phù hợp với quy mô phát triển.

Làm ra, dựng lên đã khó, nhưng nhấc đi còn khó hơn nhiều lần. Do đó, theo ông Quốc, lúc này câu trả lời tiếp nhận hay không tiếp nhận là rất khó bởi vì “chúng ta chưa có quy hoạch”.

Theo ông Quốc, chúng ta trân trọng ý kiến của người dân đưa ra những ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến đó phải khớp với quy hoạch. Chứ không phải sáng kiến đó chỉ vì lòng nhiệt thành mà đưa vào, nhất là trong một không gian có tính chất tâm linh...

“Một tượng đài hay một linh vật càng thận trọng. Bởi vì làm ra đã khó, dựng lên đã khó, nhưng nhấc đi còn khó hơn rất nhiều. Câu chuyện liên quan đến tượng đài Quyết tử vẫn còn nguyên giá trị khi chúng ta đã làm một tượng đài khác rất đẹp để thay thế, dựng ở bốt Hàng Đậu, nhưng đến giờ chưa ai dám chuyển tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ra khỏi vị trí cũ”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Qua việc này, ông Quốc cho rằng, nhà quản lý phải đưa ra được một quy hoạch để khi người dân có một sáng kiến gì “anh có thể phản biện ngay nhận hay không nhận, có ích hay không có ích?”. Tiếp đến, người dân cũng nhìn vấn đề thực tế để tránh đưa ra những ý tưởng không phù hợp.

Theo Infonet

Bài liên quan

Tin mới

Hơn 30 nghìn phương tiện vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình
Hơn 30 nghìn phương tiện vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình

Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng xác định có hơn 30 nghìn xe ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) về Cục Đường bộ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm.

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.