Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiền ở đâu vào chứng khoán

Một chuyên gia tài chính cho biết, lãi suất huy động hiện nay khoảng 6%/n

Một chuyên gia tài chính cho biết, lãi suất huy động hiện nay khoảng 6%/năm, ngân hàng huy động xong lại cho vay margin với lãi suất 12-14%/năm, coi như lãi gấp 2 lần trở lên. Lợi nhuận này đáng để người ta suy nghĩ. Lợi ích là vậy, nhưng rủi ro đi kèm không ít...

Dồn dập tiền vào
Theo một số nguồn tin, 2 phiên giảm điểm kịch liệt ngày 25 - 26/3 của TTCK Việt Nam xuất phát từ việc một vài CTCK đã không còn đủ vốn, hoặc đã đụng trần các quy định để cung ứng margin. Vì vậy, họ đã quyết định “triệu hồi” vốn về. Điều này buộc khách hàng phải bán ra để trả tiền cho CTCK. Thậm chí, có tin đồn còn “nghiêm trọng hóa” vấn đề hơn là cách đây ít ngày, khách hàng có muốn sử dụng margin thì CTCK cũng hết nguồn.
Tuy nhiên, khi khách hàng sử dụng margin đều có ký hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng, không thể có chuyện danh mục hay cổ phiếu chưa giảm đến khoảng 20-25% mà đã bị margin call (CTCK cảnh báo khách hàng đóng thêm tiền để cân bằng trạng thái).

Một thực tế có thể dẫn đến margin call nhưng cuối cùng lại không xảy ra, đó là sau ngày 26/3, một số cổ phiếu đã giảm khoảng 10-15%. Tại ngưỡng này, có thể CTCK thận trọng, yêu cầu NĐT nộp thêm tiền nếu không sẽ tiến hành giải chấp. Nhưng đến ngày 27/3, chẳng có đợt giải chấp nào xảy ra, VN-Index tăng hơn 2 điểm trở lại, ngưỡng hỗ trợ 590 điểm vẫn được giữ vững.

Một điều khá kỳ lạ là hiện tại khách hàng sử dụng margin đều có tài khoản margin riêng biệt. Các CTCK cũng đều công bố mình có hệ thống quản trị chặt chẽ. Hơn nữa, hoạt động này đã được luật hóa. Nhưng, xác định hay đơn giản hơn chỉ là ước đoán dòng tiền margin trên thị trường luôn là một thách thức, ngay cả đối với những người trong ngành. Full margin (chỉ hoạt động giao dịch ký quỹ tại các CTCK đã đến ngưỡng tới hạn) được nói đến, nhưng cũng ít có luận cứ, luận chứng cụ thể. Cho nên, cuối cùng giá trị cũng chỉ ở mức tin đồn, mức độ đúng sai rất vô chừng.

Cũng liên quan đến margin, nhiều người đặt vấn đề về việc tham gia của các ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn cho CTCK để chuyển thành vốn margin. Vấn đề này hiện cũng chưa được trả lời rõ ràng. Nhìn vào bề mặt, nhiều người khẳng định là có, bởi với những CTCK có cổ đông lớn là NHTM thì việc “con” nhờ “mẹ” hỗ trợ là bình thường. Còn việc các CTCK không có ngân hàng đứng sau, huy động từ các nguồn tài chính khác cũng được nhắc đến nhưng chưa có con số đáng tin nào được công bố.

Điểm rõ ràng duy nhất là thời gian qua, giá trị giao dịch trung bình của thị trường lên rất cao. Có thời điểm, giá trị giao dịch là 4.000 tỷ đồng/phiên, tỷ lệ margin được đẩy lên mức tối đa 1:1 thì dòng tiền đòn bẩy mỗi phiên tương ứng có thể đến 2.000 tỷ đồng. Giả sử, trong 3 ngày “T cộng” duy trì như vậy, tổng giá trị margin rơi vào tầm 6.000 tỷ đồng.

Hiện tồn tại nhiều CTCK có vốn điều lệ lớn, nhưng vốn của CTCK còn phải được phân bổ cho các hoạt động khác, hay có khi vẫn đang nằm trong một số khoản phải thu. Do vậy, khả năng các CTCK sử dụng toàn bộ vốn cho hoạt động margin khó xảy ra. Nhiều người hoài nghi rằng, CTCK cần một nguồn khác để đắp vào và có khả năng, đó sẽ là dòng vốn từ ngân hàng.

Rủi ro đến đâu

Ở đây, thử đặt một giả thiết: CTCK đã ở trạng thái full margin và vốn margin của CTCK có sự tham gia của các ngân hàng thì liệu có rủi ro hay không? Một số CTCK đã mất quá nhiều vì sự dễ dãi trong việc cấp margin từ thời nghiệp vụ này chưa được luật hóa (2009-2010). Cho nên, có lẽ không dại gì họ “liều mình” thêm lần nữa. Mặt khác, các ngân hàng dưới áp lực nợ xấu có lẽ cũng không dại mà cung ứng vốn nếu không kiểm soát được rủi ro. Đó cũng là lý do vì sao có CTCK có cổ đông lớn là ngân hàng, nhưng ngân hàng này lại không hỗ trợ vốn để CTCK làm margin.

Trái lại, cũng có ý kiến cho rằng, hiện có hơn chục CTCK có ngân hàng mẹ đứng sau, đang hoạt động tích cực. Dù rằng không thể xác định được đâu là dòng tiền ngân hàng rót vốn vào CTCK, vốn margin tự có của CTCK bao nhiêu, nhờ ngân hàng hỗ trợ bao nhiêu... Song, người ta có thể suy luận rằng, hiện nay nếu ngân hàng cho CTCK vay để làm margin sẽ có được lãi suất tốt, tài sản thế chấp (tức cổ phiếu) có thanh khoản...

Phân tích điều này, một chuyên gia tài chính cho biết, lãi suất huy động hiện nay khoảng 6%/năm, ngân hàng huy động xong lại cho vay margin với lãi suất 12-14%/năm, coi như lãi gấp 2 lần trở lên. Lợi nhuận này đáng để người ta suy nghĩ.

Lợi ích là vậy, nhưng rủi ro đi kèm không ít. Theo quy định, tỷ lệ margin/vốn của NĐT hiện là 1:1. Tuy nhiên, vẫn có những đồn đại về việc CTCK tìm cách để lách cho NĐT lên 70/30 (70 vay/30 vốn). Trong trường hợp này, chỉ cần mua cổ phiếu tại HNX và “dính” 3 phiên giảm sàn thì coi như bay vốn. Nếu CTCK giải chấp không kịp có khi còn bị âm vốn. Một trường hợp khác là việc các CTCK cho khách hàng margin những cổ phiếu “nóng”, khi tăng thì thanh khoản ào ạt, nhưng đến khi giảm sàn liên tục thì bán không ai mua. Trường hợp này cũng sẽ dẫn đến nguy cơ “kẹt” không thể giải chấp.

Hai rủi ro này nếu có thì về mặt thiệt hại, tính trên số tuyệt đối sẽ không lớn bởi những cổ phiếu giảm 3 phiên sàn liên tiếp (20-30%) mà không có ai bắt đáy thường chỉ rơi vào những cổ phiếu đầu cơ, nhóm penny. Còn nhóm blue chips, những cổ phiếu vốn hóa lớn thì khó xảy ra hơn. Mà vốn margin cho những cổ phiếu đầu cơ hay penny thực ra cũng không cần nhiều. Cũng có những trường hợp cổ phiếu vốn hóa lớn như PVX giảm gần 16% trong 2 phiên 25 và 26/3, thì tỷ lệ thua lỗ dù lớn nhưng cũng chưa đến mức margin call.

Như vậy, vốn margin phần lớn cũng sẽ đổ vào những cổ phiếu vốn hóa lớn hay thanh khoản cao, có thể nói là tương đối an toàn trong trường hợp thị trường đổ dốc. Trong thời điểm thị trường vẫn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ thì chỉ cần cổ phiếu giảm 10-20% đã có thể kích thích lòng tham tiến hành bắt đáy.

Có lẽ, rủi ro lớn nhất của margin hiện nay là thanh khoản thị trường. Nếu giao dịch vẫn duy trì mỗi phiên khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng thì dòng tiền margin vẫn có thể “vô tư” dịch chuyển. Nhưng nếu thanh khoản giảm xuống dưới khu vực này và kéo dài vài tuần, lúc đó NĐT có thể e ngại, hay chán và thanh khoản càng xuống. Áp lực trả lãi vay margin, hoặc các CTCK ngại rủi ro thanh khoản có thể kéo đến việc NĐT phải bán ra.


Theo Thời báo ngân hàng

Tin mới

Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?

Bà Đinh Trang hỏi, Bí thư Đảng ủy và Bí thư Đoàn thanh niên đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên và Chính trị viên phó cấp xã được hưởng phụ cấp thâm niên thì khoản phụ cấp này có tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị thí điểm triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên
“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên

Từ chiều ngày 3 đến sáng 4/5, trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, xuất hiện mưa vừa trên diện rộng ở một số địa phương như Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Glei, TP.Kon Tum (Kon Tum); TP Pleiku, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ (Gia Lai); Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột(Đăk Lăk)...

Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Công ty ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức từ hộ kinh doanh theo chủ trương khuyến khích của nhà nước.

Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02
Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02

Thông tư 02 về cơ cấu lại thời gian trả nợ đang được đề xuất gia hạn. Theo các chuyên gia, giãn, hoãn nợ tức là khoản nợ vẫn còn đó, chỉ là chưa thu và doanh nghiệp vẫn có cơ hội được vay các khoản vay mới. Tuy nhiên, để đề phòng khả năng gia tăng nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận. Vì với các khoản nợ được giãn, hoãn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.