Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương mại bán lẻ: Hợp tác để cạnh tranh

Cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế, thương mại bán lẻ V

THCL Cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế, thương mại bán lẻ Việt Nam, nhất là thương mại hiện đại có những bước phát triển đáng khích lệ. Dẫu vậy, sự phát triển của lĩnh vực này đang đặt ra quá nhiều thách thức.

Bài 1: Thương hiệu ở nơi… góc khuất

Thương mại bán lẻ Việt Nam thời hội nhập đã - đang và sẽ đón nhận nhiều tên tuổi nổi tiếng trên thế giới vào đầu tư. Trong cuộc chạy đua không kém phần cam go này, thương hiệu Việt nếu thiếu nhạy bén, thất thế là nhỡn tiền.

Những cuộc chạy đua

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 25,4%, giai đoạn 2011 - 2014 tăng 15 - 16%, tuy có chậm lại nhưng vẫn là một mức phấn đấu tương đối khả quan trong tình hình sức mua còn yếu.

Việt Nam có hơn 90 triệu người, đa số là dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người từng bước được cải thiện (năm 2014 đạt 2.070 USD, dự báo đến năm 2020 phấn đấu đạt 3.200 - 3.500 USD). Thị phần bán lẻ hiện đại của siêu thị và TTTM so với tổng doanh số bán lẻ đạt khoảng 20%, nhưng so với các nước trong khu vực còn rất thấp (Thái Lan 34%, Malaysia 60%, Singapore 90%...).

Điều đáng nói, tính đến cuối 2014, đã có hàng chục nhà đầu tư các nước tham gia vào lĩnh vực phân phối hiện đại vào Việt Nam như Metro (Đức), Big C (Pháp), AEON (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), Robinson (Thái Lan)…; một số nước khác cũng đang thăm dò để đầu tư như Tập đoàn Walmart (Mỹ), Emart (Hàn Quốc)... Ở trong nước, ngoài các tên tuổi đã sẵn có thương hiệu như Hapro, Intimex, Coopmart, Fivimart, Citimart…, gần đây nổi lên sự đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng chiếm lĩnh mạng lưới bán lẻ là Tập đoàn Vingroup với các chuỗi siêu thị Vinmart. Vingroup còn đầu tư cả sản xuất rau sạch ở khu vực lân cận để cung cấp cho chuỗi siêu thị của mình.

Theo Bộ Công thương, cả nước hiện có 750 siêu thị, 150 TTTM, về doanh số bán lẻ, kinh tế nhà nước chiếm khoảng 10%, ngoài nhà nước chiếm khoảng 86%, DN FDI khoảng 4%. Điều cần lưu ý là tuy các điểm bán của DN FDI mới chiếm một lượng khiêm tốn là 90 điểm trên tổng số siêu thị trong cả nước, song doanh số bán ra 1 điểm của họ gấp 3 - 4 lần, thậm chí đến 7 - 8 lần so với 1 điểm của các siêu thị nội do quy mô lớn. Đó là điều mà các nhà quản lý chính sách phát triển thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam và các DN bán lẻ cần quan tâm.

Thị phần bán ra của các DN FDI dự đoán đạt 30 - 35%/thị phần trong giai đoạn hiện nay, 2/3 còn lại là thị phần của các DN, siêu thị nội địa. Sự thâm nhập mạnh mẽ và nhanh chóng bằng nhiều con đường của các nhà bán lẻ nước ngoài là xu hướng tất yếu hiện nay.

M&A vẫn tiếp tục sôi động

Một xu hướng phát triển mạnh trong thời gian vừa qua cần đề cập tới đó là các phi vụ mua bán (M&A) giữa nhà bán lẻ nước ngoài với các DN bán lẻ Việt Nam. Họ mua một phần như AEON mua 49% của Citimart và 30% của Fivimart, Central Group của Thái Lan mua 49% của điện máy Nguyễn Kim. Nojima nắm giữ 31% cổ phần của Điện máy Trần Anh. Dự kiến, trong năm 2016 và một số năm tiếp theo, M&A vẫn còn tiếp tục sôi động với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài và một số ít của các nhà đầu tư trong nước vào cả lĩnh vực phân phối và cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đánh giá: “Các DN bán lẻ nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, có thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh, họ sẵn sàng chịu lỗ vài năm để tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn hơn, hiện đại hơn so với các DN trong nước. Họ bảo đảm các tiêu chuẩn hàng hóa chất lượng kinh doanh, nhất là ATVSTP chuẩn mực hơn, giá bán ngày càng giảm, do vận doanh theo chuỗi, có chiến lược giá rẻ, khuyến mại liên tục, nhãn hàng riêng. Họ chỉ có một điểm yếu là chưa tìm hiểu đầy đủ các tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, một chút khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi ở Việt Nam".

Tuy nhiên, họ đã khắc phục những điểm yếu đó bằng nhiều cách. Bằng chứng là dù có kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT, song nhờ nhanh chóng mua lại cổ phần của các nhà bán lẻ trong nước, mặc nhiên họ đã có sẵn trong tay một hệ thống mạng lưới tốt mà các DN nội đã gây dựng hàng chục năm qua.

Những năm gần đây, nhiều DN nước ngoài đã mở rộng các chuỗi siêu thị từ 10 - 30 điểm bán trong toàn quốc. Chưa dừng lại ở đó, họ sẽ tiếp tục nhân rộng gấp đôi, gấp ba số điểm bán hiện tại. Đơn cử, Lotte Mart hiện có 11 điểm, dự kiến trong 10 năm tới sẽ mở tổng số đến 60 điểm ở Việt Nam. Việt Nam hiện cũng có những nhà đầu tư phát triển chuỗi siêu thị của mình như Saigon Coop với 72 siêu thị, Vingroup với 60 điểm… Mặc dù vậy, những con số trên của các nhà đầu tư Việt Nam còn quá khiêm tốn so với hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục phát triển ở thị trường Việt Nam.

Hiện nay, chỉ có ít các nhà bán lẻ Việt Nam còn tiếp tục trụ vững và phát triển như Coopmart, Vingroup; đa số các thương hiệu nội về bán lẻ hiện đại, phần thì bán bớt cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh, phần thì rút bớt địa điểm do làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, một phần co cụm lại, ít phát triển để củng cố thương hiệu, trụ vững trên thị trường...


Vũ Vinh Phú

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội

Tin mới

Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%
Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Ngày 15/5 tới, Petrolimex sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 28/5.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD

Đánh giá xu hướng thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, bắt đầu từ quý II/2024, thị trường Trung Quốc sẽ có dấu hiệu tham gia vào các mặt hàng tiêu trắng và tiêu đen. Điều này kỳ vọng tạo cú huých giúp giá tiêu Việt Nam vượt mốc 100.000 đồng/kg trong quý II tới. Dự báo, thời gian tới, giá tiêu tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 7/5: Đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 7/5: Đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt

Nhà đầu tư nhanh chóng chuyển sang trạng thái thận trọng, với dòng tiền chậm lại sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua nhưng thanh khoản chưa thực sự bùng nổ tương xứng. Mặc dù vậy, vẫn có những điểm nhấn đáng kể, như đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024
Herbalife Việt Nam được vinh danh Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024

Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất vừa được vinh danh giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2024” bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).

12h, giờ Moscow, ngày 7/5, diễn ra Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin
12h, giờ Moscow, ngày 7/5, diễn ra Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ông Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ năm trong cuộc bầu cử vào tháng 3. Khi đó, ông giành được 87,28% số phiếu bầu với tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt mức cao kỷ lục (hơn 77%). Nhiệm kỳ tổng thống Nga sẽ kéo dài 6 năm.