Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!

Năm 2015, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương

Năm 2015, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ có hiệu lực. Điều này, sẽ mang đến cho nền kinh tế nước nhà cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức - ngay với thị trường bán lẻ.

Bài 1: Ngoại đổ bộ, nội “èo uột”

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có rất nhiều cơ hội cho ngành thương mại, dịch vụ bán lẻ phát triển; bên cạnh đó, cũng có những sức ép không nhỏ.

Thôn tính, sáp nhập DN

Thị trường phân phối, bán lẻ trong nước đã bộc lộ nhiều hạn chế như quy mô thị trường nhỏ, sức mua yếu và trên địa bàn cả nước bán lẻ truyền thống vẫn chiếm đa số (gần 80%), trong khi bán lẻ hiện đại chỉ chiếm hơn 20%.

Đặc biệt, năm 2014, thị trường bán lẻ Việt Nam có những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) gây rúng động, tạo nên những phản ứng trái chiều. Trong đó, điều đáng quan tâm là trào lưu M&A các thương hiệu của DN bán lẻ nổi tiếng trên thị trường đã bị DN bán lẻ ngoại thâu tóm.

Đầu tiên phải kể đến sự rút chân của Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) ra khỏi thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam bằng tuyên bố bán lại toàn bộ việc kinh doanh hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC Thái Lan) với giá 876 triệu USD. Mới đây nhất, Tập đoàn Central Group (Thái Lan) đã bỏ ra 200 triệu USD để mua đứt 49% cổ phần của Siêu thị Nguyễn Kim.

Cơn bão dư luận quanh Metro vừa lắng xuống thì thị trường lại nóng lên với siêu bão mới, đó là sự biến mất của thương hiệu mới đình đám Ocean Mart sau khi Tập đoàn Vingroup mua lại 70% cổ phần Công ty Ocean Retail (thành viên của OceanGroup - Tập đoàn Đại Dương). Vingroup đã đồng loạt khai trương 9 siêu thị và cửa hàng tiện ích đầu tiên mang tên VinMart. Trong kế hoạch của người khổng lồ Vingroup, trong vòng 3 năm tới, hệ thống chuỗi 100 siêu thị VinMart và 1.000 cửa hàng tiện ích VinMart+ trên cả nước sẽ được tập đoàn này rốt ráo thực hiện, có thể họ sẽ tự đầu tư, hoặc thông qua các giao dịch M&A.

Cùng thời điểm này, Công ty Đông Hưng (sở hữu thương hiệu Citimart) sau 20 năm chinh phục thị trường đã công bố thương hiệu mới, Aeon-Citimart. Mối lương duyên giữa Citimart (thương hiệu siêu thị đầu tiên mở đầu cho cách kinh doanh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam) và Aeon (thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của Nhật Bản có doanh thu 60.000 tỷ yên/năm) cũng dấy lên những nghi vấn về việc Citimart rơi vào tay đối thủ Nhật Bản.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam: “Các tập đoàn nước ngoài khi vào Việt Nam đã mang đến các sản phẩm quảng cáo thương mại lên tới hàng triệu USD, thế nhưng không phải chi trả bất cứ khoản thuế nào, trong khi các DN trong nước phải chi trả mọi khoản thuế khi tổ chức các hoạt động, kể cả quảng cáo thương hiệu. Đây là bất cập rất lớn dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, mà nghiêm trọng hơn là các DN nội địa sẽ mất vị thế cạnh tranh. Trong khi đó, ngành bán lẻ của DN nội vẫn mắc những căn bệnh trầm kha cần phải khắc phục. Đó là thiếu chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và DN; tính chuyên nghiệp của lực lượng các nhà phân phối bán lẻ, đặc biệt là quản trị DN và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Điều đó thể hiện ở giá thành nhiều sản phẩm còn cao, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là hạ tầng cơ sở yếu kém và hiệu quả logistics chuỗi cung ứng chưa tốt”.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đánh giá: Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động với hàng loạt thương vụ M&A (có thể hiểu nôm na là “thôn tính nhau một cách mạnh mẽ”). Đó chính là hệ quả của những toan tính chiến lược khôn ngoan của những ông lớn, cùng với đó là sự hỷ - nộ bất thường của các DN trong nước và các cơ quan chức năng.

Theo ông Phú, trong làn sóng M&A mạnh mẽ này để trở thành các công ty có cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ chi phối, thì những DNNVV rất dễ bị thôn tính và không ít DN bán lẻ còn lại có nguy cơ phá sản.

Thận trọng “chiêu” chiếm dụng…

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang tận dụng tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của người tiêu dùng trong nước để vững tin đầu tư vào Việt Nam.

“Sự bùng nổ của các hoạt động bán lẻ và phân phối bán lẻ, sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các bên bán lẻ khiến cho không còn tình trạng độc quyền để hưởng lợi nhuận cao như trước”, ông Phong nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, trước làn sóng M&A chúng ta cần “hết sức thận trọng chiêu chiếm dụng hàng hóa” của DN ngoại. Khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, số đông người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ hệ thống bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp. Họ sẽ được tiếp cận nhiều loại hàng hóa phong phú về chủng loại, chất lượng…

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế nói chung và các nhà sản xuất trong nước nói riêng thì phải hết sức thận trọng. Các DN bán lẻ sẽ tận dụng những lợi thế trong kênh phân phối của họ để chiếm dụng hàng hóa, thực chất là chiếm dụng vốn bằng cách thu mua hàng hóa trả chậm (từ 30 - 60 - 90 ngày, thậm chí 180 ngày) mới thanh toán cho nhà sản xuất. Chính vì vậy, không chỉ các DN bán lẻ trong nước phải cạnh tranh khốc liệt, mà cả các nhà sản xuất cũng sẽ phải chấp nhận thiệt thòi, lợi nhuận mỏng khi làm ăn với các DN bán lẻ nước ngoài.

Các DN bán lẻ Việt Nam đang bị “lép vế” so với các DN nước ngoài, nguyên nhân do “yếu và thiếu”, trong khi những điểm yếu, thiếu của các DN nội, lại là điểm mạnh “ăn tiền” của các DN ngoại. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, với những gì đã và đang diễn ra, nhiều khả năng số DN Việt Nam bị “nuốt chửng” sẽ ngày càng nhiều hơn, chủ quyền bán lẻ của các DN này sẽ mất hoàn toàn. Nhưng theo ông Vũ Vinh Phú, chủ quyền mất hay không là do ta, nếu ta biết cách đồng tâm hiệp lực giữ vững lợi thế “chủ nhà” thì hàng hóa Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh được

Bài 2: “Lỗ hổng” trong hệ thống phân phối

Hoan Nguyễn

Tin mới

Quảng Ninh: Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Tiền Phong (TX Quảng Yên)
Quảng Ninh: Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Tiền Phong (TX Quảng Yên)

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Quảng Yên, trên địa bàn xã Tiền Phong đã xuất hiện 1 ổ dịch tả lợn châu Phi tại gia đình ông Lê Văn Khâm, ở thôn 1, xã Tiền Phong với 12 con lợn mắc bệnh (gồm 1 con lợn nái và 11 con lợn con theo mẹ) buộc phải tiêu hủy.

Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Phú Yên sắp nắng nóng diện rộng
Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Phú Yên sắp nắng nóng diện rộng

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, ngày 19/5, các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Phú Yên đón nắng nóng diện rộng.

Khởi công xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam tại KCN Sông Khoai
Khởi công xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam tại KCN Sông Khoai

Sáng 17/5, tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam.

Quảng Ninh tuyên dương 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023-2024
Quảng Ninh tuyên dương 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023-2024

Ngày 17/5, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh tổ chức hội nghị tuyên dương 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023-2024.

Thanh Hóa và Hủa Phăn ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác quân sự, quốc phòng
Thanh Hóa và Hủa Phăn ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác quân sự, quốc phòng

Sáng ngày 17/5, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa và Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác về quân sự quốc phòng năm 2023 và ký kết hợp tác thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.

BTL Vùng Cảnh sát biển 3: Phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép
BTL Vùng Cảnh sát biển 3: Phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép

Lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 chủ trì phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép tại vùng biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 120 hải lý.