Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Để có thêm nhiều dự án Green Life cho hôm nay và mai sau

Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang tìm giải pháp linh hoạt xử lý chất thải rắn đô thị. Bài viết này xin nêu ra ví dụ như là mẫu hình tốt, hoạt động hiệu quả, có tính bền vững dựa trên sáng kiến và các nguồn lực từ cộng đồng để khuyến khích người dân trong việc lập kế hoạch, tìm phương án thực thi hiệu quả, phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

hoạt động đổi giấy bìa, vỏ hộp lấy cây xanh, giới thiệu các sản phẩm tái chế: chậu cây, tất ấm đi mùa đông được làm từ sản phẩm tái chế- trưng bày tại gian hàng của Green Life tại Phố sách Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Hoạt động đổi giấy bìa, vỏ hộp lấy cây xanh, giới thiệu các sản phẩm tái chế như chậu cây, tất ấm đi mùa đông được trưng bày tại gian hàng của Green Life tại Phố sách Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Green Life và những con số biết nói

Tôi tình cờ biết đến Green Life trong lần ghé thăm phố Sách ở Hà Nội. Hôm đó là một ngày hè oi nóng, tôi thấy khá nhiều các bạn học sinh, sinh viên đang tụ tập, hối hả. Người nhận đồ, giấy bìa, vỏ hộp sữa, chai lọ nhựa. Người cân đo, trao cây xanh và giới thiệu các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế. Trong một không gian giới hạn nhưng việc tổ chức, hoạt động rất chuyên nghiệp, nhịp nhàng phối hợp giữa các nhóm. Qua tìm hiểu, đây chính là một trong những hoạt động thường niên của Dự án vì môi trường Green Life đã mang đến, góp phần khuyến khích lối sống xanh đến với cộng đồng.

Green Life được hình thành từ ý tưởng của bạn Hoàng Quý Bình, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội và đi vào hoạt động từ năm 2018. Green Life quy tụ các bạn trẻ có cùng chí hướng lan tỏa sức sống xanh thông qua việc phân loại, tái chế, tiêu dùng xanh. Các bạn làm việc độc lập, không qua sự bảo trợ của  bất kỳ tổ chức nào. Từ việc lên ý tưởng, đặt kế hoạch, thực thi, rà soát, phối hợp với các kênh để vận chuyển đồ, các cơ sở thu gom vật liệu tái chế ở Hà Nội, Hải Dương, đều được các bạn tiến hành rất chuyên nghiệp. Điều đáng nói là Green Life đã và đang qui tụ được một lực lượng đông đảo các bạn học sinh, sinh viên từ nhiều trường trên địa bàn Hà Nội.

Để tổ chức cho mỗi sự kiện thu gom- trao đổi, diễn ra gần như hàng tháng ở các địa điểm khác nhau không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các thành phố khác như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ, Green Life liên tục cần số lượng lớn các tình nguyện viên, các nhân sự nòng cốt để đào tạo, phối hợp hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu tiên khi bắt đầu hoạt động, Green Life tổ chức ở các điểm trường như Đại học Bách khoa, Học viện Ngân hàng với mục tiêu thu hút sự chú ý, nâng cao nhận thức của học sinh sinh  viên và các hộ gia đình. Green Life cũng được đón chào ở cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Có thể kể đến các sự kiện mà Green Life góp mặt tích cực như một phần của văn hóa doanh nghiệp như ở FPT, Vincom, Hòa Bình Green City, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, đại sứ quán Isarel.

Qua 6 năm hoạt động, Green Life đã tổ chức hơn 400 sự kiện ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh với tổng lượng rác thu gom được khoảng 600 tấn. Điều đáng nói là ngoài các hoạt động trực tiếp, Green Life đã và đang thu hút khoàng 160.000 người trên trang fanpage. Đội ngũ nòng cốt chủ đạo luôn khoảng 30 bạn trẻ và số lượng tình nguyện viên lên đến gần 1000 người. 

Với thông điệp đơn giản gần gũi, Green Life khuyến khích người dân phân loại rác tại nhà, giảm rác và tiêu dùng bền vững hơn. Dù việc phân lọai rác ở Việt Nam nói chung  và Hà Nội nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, những thông điệp rõ ràng, hoạt động cụ thể, khả thi và nhất là cơ chế khuyến khích trao đổi: giấy hộp bìa cũ, vỏ hộp sữa, chai lọ nhựa để lấy chậu cây xanh xinh xắn, trang trí cho gia đình, công sở đã dần thu hút sự chú ý, nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác, có ý thức hơn khi xả thải, tái sử dụng, tái chế.

Không chỉ giới hạn trong thu gom, phân loại rác, Green Life cũng liên kết với các tổ chức là các đối tác về tái chế rác thải như công ty TNHH JP Corelex Việt Nam, tái chế giấy vụn thành giấy ăn, giấy vệ sinh, công ty Re.socks sản xuất tất tái chế từ chai nhựa PT. Green Life cũng phối hợp với các tổ chức khác như Ve Chai Cứu Hỏa, Việt Nam Tái Chế, Dâu Chân Xanh để xử lý rác ở khâu hậu cần. Bên cạnh đó, Green Life cũng đã thành lập được khoàng 200 tủ sách thiện nguyện, nhân rộng những giá trị nhân văn, giá trị về mối trường đến với cộng đồng, đặc biệt ở các trường học. 

Sau gần 6 năm hoạt động, Green Life đã chứng tỏ sức sống bền vững, bằng những nguồn lực tự có và cách làm linh hoạt, thực tế, phong trào thực sự là điểm sáng nên được nhân rộng.

hoạt động đổi giấy bìa, vỏ hộp lấy cây xanh, giới thiệu các sản phẩm tái chế: chậu cây, tất ấm đi mùa đông được làm từ sản phẩm tái chế- trưng bày tại gian hàng của Green Life tại Phố sách Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Hoạt động đổi giấy bìa, vỏ hộp lấy cây xanh, giới thiệu các sản phẩm tái chế như chậu cây, tất ấm đi mùa đông được trưng bày tại gian hàng của Green Life tại Phố sách Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Quy định về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 đã quy định: Bắt buộc phân loại rác tại nguồn với các nội dung, lộ trình cụ thể. Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả phân loại rác như áp dụng các biện pháp khuyến khích về kinh tế đối với người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, cải thiện hệ thống, phương tiện thu gom. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức cho cộng đồng, có như vậy mới mong thực hiện hiệu quả quy định phân loại rác tại nguồn, góp phần BVMT và phát triển bền vững.

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó Mục tiêu 12.5 đã nêu rõ “Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải”. 

Trong những năm qua, nhiều địa phương ở nước ta đã nhận thức được những giá trị, lợi ích kinh tế từ chất thải nên đã thực hiện có nhiều mô hình phân loại CTRSH tại nguồn, có những giải pháp để tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tái chế từ chất thải...

Theo điều 75, Luật BVMT năm 2020, CTRSH (hay còn gọi là rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác. Phân loại CTRSH là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho các tổ chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi…

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lý như sau: Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; chất thải thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển; CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển.

Bao bì đựng các loại CTRSH khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng CTRSH khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ "quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT” có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 thì hộ gia đình, cá nhân không phân loại CTRSH, không sử dụng bao bì chứa rác sẽ bị phạt tiền. Tuy nhiên, quy định về việc xử phạt này sẽ chỉ áp dụng từ sau ngày 31/12/2024 bởi từ ngày 25/8/2022 đến 31/12/2024 là khoảng thời gian giúp cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, làm quen với việc phân loại rác thải hàng ngày; hiểu và xem việc phân loại rác như một tập quán trong đời sống hằng ngày, xem rác như một nguồn tài nguyên, có lợi cho chính họ và cộng đồng xã hội.

Sau ngày 31/12/2024, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt và chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Quy định và lộ trình thực hiện đã được thể hiện rõ ràng tại các văn bản quy phạm pháp luật nhưng câu hỏi đặt ra: Liệu việc phân loại rác nói riêng và thu gom, xử lý rác nói chung có được cải thiện để đạt đúng mục tiêu đề ra hay không? Và đâu là những yếu tố tác động ảnh hưởng?

Để trả lời cho nhưng câu hỏi ấy, tác giả xin đưa ra ví dụ về thu gom, xử lý rác ở thành phố Hà Nội để làm dẫn chứng cụ thể. Theo ước tính, mỗi ngày, thành phố sả thải khoàng 8500 tấn rác thải sinh hoạt, con số này dự báo tăng lên 11,300 tấn/ngày vào khoảng năm 2030. Để kịp thời đối phó với các thách thức môi trường do lượng rác thải sinh hoạt tăng cao cùng tốc độ phát triển đô thị hóa, Hà Nội đã thông qua Kế hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc thực thi kế hoạch trên nhằm giảm thiểu việc xả thải ngay tại nguồn, khuyến khích tái sử dụng, tái chế, giảm gánh nặng cho chôn lấp.

Theo kế hoạch, việc phân loại rác tại nguồn sẽ được chia thành 3 loại: loại hữu cơ, màu cam (rau củ quả, rác thải từ nhà bếp), loại tái chế vô cơ (giấy, nhựa, kim loại) và các loại khác. Để thực hiện kế hoạch này, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải tập trung, 8 trong số này sẽ được nâng cấp từ các cơ sở hiện tại và 9 cơ sở sẽ được  xây mới.

Với đặc tính của Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao từ 30,5% năm 2010 đến 40% năm 2022, áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ngày càng trở nên cấp bách. Đâu là lựa chọn khả thi cả về kinh tế, xã hội và bền vững về môi trường, thu hút được sự tham gia tích cực của các thành phần.

Từ ví dụ nêu trên, tác giả bài viết xin đưa ra các kiến nghị để thu hút nhiều hơn nữa các thành phần xã hội, các tổ chức xã hội tham gia:

1/ Xây dựng cơ chế, qui định để các tổ chức xã hội có cơ hội được tiếp cận các nguồn vốn từ chính quyền địa phương, các tổ chức phát triển, phi chính phủ, chính phủ để tạo thêm nguồn lực tài chính, để thiết lập, duy trì, phát triển hoạt động;

2/ Các tổ chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố nên là thành phần nòng cốt để gây dựng và phát triển phong trào từ quần chúng, cộng đồng cư dân;

3/ Nên có các cơ chế thưởng, khuyến khích và chế tài cụ thể để dần nâng cao, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, doanh nghiệp, các nguồn sả thải;

4/ Các tổ chức như đoàn thanh niên, các trường đại học, cao đẳng chuyên trách về môi trường nên tổ chức các khóa học, đào tạo, huấn luyện, tổ chức các sự kiện, hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, lan tỏa tiêu dùng xanh, sức sống xanh, cho học sinh, sinh viên và người dân, để phát triển các nhân tố nòng cốt, gây dựng phong trào.

Lê Tố Thi - Trường Phổ thông liên cấp Olympia

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 5/7: Giá gạo tăng 150 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay 5/7: Giá gạo tăng 150 đồng/kg

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (5/7) tại thị trường trong nước tăng 50 - 100 đồng/kg với gạo nguyên liệu và 150 đồng/kg với gạo thành phẩm. Giá lúa giảm nhẹ.

Quất Lâm sẽ được quy hoạch thành đô thị ven biển, đô thị hỗn hợp, dịch vụ du lịch
Quất Lâm sẽ được quy hoạch thành đô thị ven biển, đô thị hỗn hợp, dịch vụ du lịch

Được chia làm 4 phân khu chức năng, đây sẽ là đô thị ven biển, phát triển bền vững theo hướng sinh thái - xanh - thông minh; phát triển đa ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch gắn với kinh tế biển…

Làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại cơ sở kinh doanh sản xuất bao bì ở Phúc Yên
Làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại cơ sở kinh doanh sản xuất bao bì ở Phúc Yên

Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại cơ sở kinh doanh sản xuất bao bì có trụ sở tại tổ 8, phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ hội tham gia Triển lãm - Diễn đàn Nông Công nghiệp Viễn Đông
Cơ hội tham gia Triển lãm - Diễn đàn Nông Công nghiệp Viễn Đông

Theo Cục Xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá thông tin Triển lãm - Diễn đàn Nông Công nghiệp Viễn Đông, Liên bang Nga, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok đã có công điện gửi Bộ Công Thương đề xuất phổ biến thông tin sự kiện đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Nhật Bản đang đứng trước một thách thức lớn về lực lượng lao động nước ngoài
Nhật Bản đang đứng trước một thách thức lớn về lực lượng lao động nước ngoài

Sự suy yếu của đồng Yen đã làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với người lao động nước ngoài, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng.

Hơn 6,2 triệu lượt khách đến với Ninh Bình trong 6 tháng
Hơn 6,2 triệu lượt khách đến với Ninh Bình trong 6 tháng

Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình cho hay, 6 tháng đầu năm, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Ước tính có 6.281,7 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh.