Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp dệt may: Cuộc đua đón đầu TPP

(TH&CL)

(TH&CL) Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), dự kiến được ký kết vào năm 2015, sẽ mở ra cơ hội lớn, tạo một cú hích cho các DN dệt may Việt Nam phát triển cả về lượng và chất, tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, sẽ không ít khó khăn, thách thức đặt ra cho các DN này.


“Nội” và “ngoại” đều tăng tốc

Tìm cách đón đầu TPP tại Việt Nam, ngay từ những tháng cuối năm 2013, nhiều DN nước ngoài, nhất các DN FDI đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào lĩnh vực dệt may.

Công ty Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Long (Tập đoàn Texhong, Hồng Kông) đang xây dựng nhà máy sản xuất sợi vốn 300 triệu USD tại Quảng Ninh. Công ty KyungBang (100% vốn Hàn Quốc) đưa vào hoạt động nhà máy sợi tại Bình Dương trị giá 40 triệu USD và khi mở rộng giai đoạn thứ 2 và 3, tổng số vốn đăng ký sẽ lên tới 160 triệu USD. Công ty Unisoll Vina (thuộc Hansoll Textile Ltd, Hàn Quốc), đầu tư 50 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm từ da, lông thú tại Bến Tre.

Công ty Gain Lucky Limited (Tập đoàn may Shenzhou International, Trung Quốc), chuyên sản xuất trang phục cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Puma... đã cam kết đầu tư 140 triệu USD vào TP. HCM. Tại KCN Đông Nam TP. HCM, Công ty Forever Glorious (Tập đoàn Sheico, Đài Loan) đã cam kết đầu tư 50 triệu USD để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước…

Đón đầu TPP, nhằm đáp ứng nhu cầu XK, nhiều DN sợi, dệt, nhuộm của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất dệt, sợi, nhuộm...

Trong cuộc đua nhằm tạo cơ hội lớn, các DN dệt may Việt Nam đang tích cực tăng vốn, tìm mọi cách để vươn lên giành thị phần và lợi thế cạnh tranh.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang triển khai hàng loạt dự án: Nhà máy sợi Phú Hưng (Thừa Thiên Huế), quy mô 21.600 cọc sợi; PVTex Phú Bài 3 (Thừa Thiên Huế), quy mô 10.000 cọc; Nhà máy sợi Đông Phú, quy mô 15.000 cọc sợi; Nhà máy Dệt Yên Mỹ, sản lượng tăng thêm là 180.000 mét vải; Nhà máy sợi PVTex Nam Định; khởi công và hoàn thành 3 dự án nhà máy may tại khu vực miền Trung…

Nhiều DN đã chọn Nghệ An làm điểm đầu tư. Trong đó, phải kể đến Dự án cụm dệt may Nam Đàn Hanosimex, đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, thu hút hơn 2.000 lao động. Tại dự án này, Tổng công ty CP May Hà Nội, đã đầu tư xây dựng Nhà máy may Dệt kim Nam Đàn Hanosimex, công suất 5,1 triệu sản phẩm may/năm với tổng mức đầu tư 78,34 tỷ đồng; Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan  cũng đang có bước phát triển vững chắc. Công ty TNHH may thêu xuất khẩu Khải Hoàn (huyện Anh Sơn), đầu tư 40 tỷ đồng, thu hút hơn 2.000 lao động; Dự án Công ty Tuấn Phương, với mức đầu tư 16 tỷ đồng, trên diện tích 6.500 m2, thu hút trên 500 lao động…

Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex) đã có bước đón đầu TPP bằng cách  chủ động tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tập trung vào việc xúc tiến tạo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho các sản phẩm mục tiêu; đầu tư, mở công ty tại Mỹ để bán hàng trực tiếp ở thị trường này theo cách “mua tận gốc, bán tận ngọn”.

“Nhiều nhà NK lớn - đối tác lâu năm của DN tại thị trường Mỹ đều muốn tăng lượng hàng cung ứng trong năm 2014 lên khoảng 20 -30% so với hiện nay. Vì vậy, chúng tôi đang mở rộng đầu tư nhà xưởng, tăng thêm dây chuyền may tại các nhà máy ở Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu”, ông Nguyễn Ân, Tổng giám đốc Garmex cho biết.

Những “nút thắt” cần tháo gỡ

Khi TPP được ký kết, các DN dệt may sẽ có nhiều cơ hội XK hàng ra thế giới. Chỉ riêng thị trường Mỹ, dự kiến khi Hiệp định TPP có hiệu lực vào năm 2015, mức tăng trưởng hằng năm của ngành dệt may vào nước này sẽ đạt 15% trở lên (hiện vào khoảng 7%/năm). Tuy nhiên, dệt may Việt Nam đang gặp nhiều “nút thắt” cần phải được tháo gỡ.

Thực tế, các DN dệt may Việt Nam sản xuất theo phương thức gia công đặt hàng - chỉ ăn một phần ngọn, lãi thấp. Lĩnh vực dệt, nhuộm để tạo vải, một phân khúc nguyên liệu vô cùng quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng dệt may của Việt Nam vẫn là khâu yếu nhất, dẫn đến nhiều cuộc đàm phán kéo dài, phức tạp. Nói cách khác, thách thức lớn nhất đối với các DN dệt may Việt Nam hiện nay là làm thế nào tiếp cận thị trường các nước TPP, trong khi nguyên liệu sản xuất hàng XK của Việt Nam lại chủ yếu NK từ các nước ngoài TPP? Đó là chưa kể khó khăn về vốn, nguồn lực… Trong khi các DN nước ngoài, bên cạnh những lợi thế cạnh trạnh về năng lực tài chính, công nghệ, nguyên liệu…, họ luôn rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Vì vậy, để có thể tận dụng tối đa các ưu thế mà TPP đem lại, ngay từ bây giờ, các DN dệt may phải có những bước chuẩn bị cần thiết. Trước hết, phải liên kết với nhau, khai thác lợi thế, năng lực thiết bị công nghệ thị trường của nhau, kể cả liên kết hợp tác cùng đầu tư đổi mới công nghệ tạo sản phẩm đầu vào chất lượng cao cho may XK. Để giải quyết tốt vấn đề này thì Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải giữ vai trò đầu tàu.

Cần phải xây dựng, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, kể cả vùng sản xuất may và quy hoạch lực lượng lao động cho vùng thì mới tránh được tình trạng phát triển không theo quy hoạch, hoặc đầu tư sau thì thiếu nguồn lao động, thiếu cơ sở hạ tầng kết nối DN với nơi XK hàng hóa, nơi làm thủ tục NK, XK. Bởi nếu chúng ta không nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá, không thực sự quan tâm tới vấn đề này thì TPP có là “cơ hội trời cho” – cũng không thể tạo sự đột phá trong chiếm lĩnh thị trường và XK, khi mà nguồn nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào NK như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Xí nghiệp May công nghiệp Đồng Nai (TP. Biên Hòa) trăn trở:  “Chúng tôi rất quan tâm đến TPP, nhiều bạn hàng Nhật Bản của Công ty đã thảo luận về vấn đề này. Nhưng do nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, vì vậy, chúng tôi lo khó được hưởng mức thuế ưu đãi khi vào TPP, bởi lẽ, chỉ khi NK nguyên liệu từ các nước thành viên TPP, DN mới được ưu đãi”.

Đương nhiên, chúng ta không thể không tăng số lượng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất và XK; nhưng mặt khác, phải coi trọng chất lượng – theo hướng hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất, kinh doanh dệt may, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm. Mỗi DN phải căn cứ vào thế mạnh, khả năng tài chính của mình để đổi mới công nghệ và quản trị DN, sớm đầu tư phân khúc vào công đoạn dệt - nhuộm hoàn tất (không nhất thiết phải đầu tư mới hoàn toàn, đầu tư đầy đủ). DN cần chủ động nâng cao năng lực hợp tác với khách hàng thông qua việc nâng cao năng lực sản xuất, khả năng giao hàng đúng hẹn, quản lý chất lượng và thực hiện trách nhiệm xã hội...

Hiện nay, do chúng ta chưa có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, dẫn đến DN sử dụng nguyên liệu nội địa không được hưởng lợi gì, phải trả ngay VAT, trong khi NK nguyên liệu từ nước ngoài lại được hưởng ân hạn thuế 275 ngày. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ bằng những chính sách như miễn, giảm, giãn thuế thu nhập DN, hỗ trợ lãi suất vay thấp, chính sách hỗ trợ lao động dệt may, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi để DN ổn định, bảo đảm sản xuất, kinh doanh, tái đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, các DN rất cần sự hỗ trợ thông tin về các nguồn nguyên phụ liệu có thể mua được từ các nước TPP, cũng như thông tin về hệ thống chống bán phá giá và các giải pháp nhằm chống lại sự gian lận nguồn gốc xuất xứ có thể xảy ra...

Ông Phạm Phú Cường, Tổng giám đốc Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC): “Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK, rõ ràng chúng tôi sẽ gặp hạn chế rất lớn nếu nguồn cung gặp trục trặc hay có vấn đề. Vì nếu chủ động được nguồn nguyên liệu thì giá trị gia tăng mang lại mới cao do làm hàng theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay cho hình thức gia công”.

Xuân Phong

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.