Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá sữa khó quản?

Sự lúng túng, ch

Sự lúng túng, chậm trễ trong việc quản lý giá sữa của cơ quan chức năng đã gây thiệt thòi cho người tiêu dùng. Nỗi lo này càng nhân lên khi mới đây Bộ Y tế và Bộ Tài chính đều có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình về việc loạn giá sữa.


Đùn đẩy trách nhiệm…

Năm 2008, cơ quan chức năng đã đưa sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh mục bình ổn giá. Tuy nhiên, điều đó không làm cho giá sữa giảm mà còn tăng mạnh. Theo báo cáo của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, trong vòng 6 năm, sữa tăng giá 30 lần (sữa bột tăng 30 lần giá trị, sữa nước tăng gần 200%)!

Sự lúng túng trong khâu quản lý của các bộ, chẳng những không mang lại kết quả mà còn là cơ hội trục lợi của các DN kinh doanh sữa. Bộ Tài Chính quy định, các sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh mục bình ổn giá, có hiệu lực từ đầu năm nay, nghĩa là phải đăng ký giá với Bộ Tài chính mỗi lần muốn tăng hay giảm.

Thế nhưng, đầu tháng 6, bộ này lại ban hành 3 quy chuẩn quốc gia liên quan tới sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Theo đó, các sản phẩm trước đây được gọi là sữa đều đã thay tên thành sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức hay thực phẩm bổ sung. Chiểu theo quy định của Bộ Tài chính thì những sản phẩm trên không nằm trong danh mục bình ổn giá. Lợi dụng sự bất đồng quan điểm giữa hai bộ, các DN sữa đã tự cho phép mình tăng từ 5 – 20% từ tháng 4 trở lại đây mà không hề đăng ký giá.

Sự đùn đẩy trách nhiệm về việc để giá sữa tăng vô tội vạ bắt đầu nổ ra từ đây. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: “Từ đầu năm nay, không hề thấy các DN sản xuất, kinh doanh sữa đăng ký giá bán với Cục Quản lý giá?”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã nói ngược lại: Trước khi ban hành quy chuẩn về sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em có hiệu lực, Cục đã có văn bản gửi cục Quản lý giá khẳng định rõ bản chất các sản phẩm này trước đây là không thay đổi và đề nghị Cục Quản lý giá phải áp các sản phẩm mới này vẫn được quản lý giá theo quy định cũ. “Thực tế, khi chưa có thay đổi tên gọi, thì việc tăng giá vẫn xảy ra trong năm năm qua”, ông Phong khẳng định.

“Sơ hở trong quản lý của hai bộ”…

PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, cần phải thừa nhận, giá sữa tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi tên gọi. Tuy nhiên, chính sự phối hợp chưa chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính dẫn đến hệ lụy các DN có cơ hội lách luật để tăng giá bán. “Giá sữa tăng thời gian qua do sơ hở trong quản lý của hai bộ và thực chất là trách nhiệm của cả hai”, ông khẳng định.

Thực tế, cả hai bộ đều nắm trong tay những công cụ sắc bén như Cục Quản lý giá, Cục An toàn thực phẩm. Hai đơn vị này hoàn toàn có thể “tuýt còi” các khoản chi phí bất hợp lý trong các khâu phân phối, quảng cáo, tiếp thị khiến sữa “đội giá”. Và khi có kết luận thanh tra, thấy bất cập, Bộ Tài chính nên công khai với báo chí và báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý. Câu hỏi đặt ra: Tại sao cơ quan quản lý không làm như vậy? Phải chăng, vì sợ trách nhiệm mà hai bộ vẫn làm ngơ cho sữa ngoại vô tư tăng giá?

Một số chuyên gia tài chính cho rằng, việc quản lý giá sữa nhập khẩu là không khó, chỉ cần cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc trong việc thanh tra, xử lý, thậm chí có thể dùng tới hình thức truy thu cả quá trình chi phí bất hợp lý của DN. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thẩm định giá Việt Nam khẳng định: Hoàn toàn có thể kiểm soát giá sữa. Chỉ cần với thông tin giá sữa bán cao gấp nhiều lần so với giá nhập khẩu, nếu chiểu theo Luật Giá, cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý để thực hiện một cuộc thanh tra về giá sữa. Khi đó, có thể căn cứ vào giá thành, vào quy chế tính giá để kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu với kết quả kiểm toán của DN.

Người tiêu dùng bị ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá sữa thì không mấy quan tâm đến việc tranh cãi giữa hai bộ, họ chỉ mong một điều đơn giản, giá sữa sớm được bình ổn để người dân không bị thiệt thòi.

Thành Vinh

Tin mới

Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm
Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm

Ngày 7/5, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2024. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.

Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?
Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?

Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) vừa phản hồi thông tin 'lãi đậm nghìn tỷ' do giá, phí sân bay cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá vé máy bay không thể giảm.

Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc
Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa kiểm tra, tạm giữ 15 mặt hàng (1.010 sản phẩm) cần câu cá các loại, lưỡi câu, dây câu, phao câu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%
Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Ngày 15/5 tới, Petrolimex sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 28/5.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD

Đánh giá xu hướng thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, bắt đầu từ quý II/2024, thị trường Trung Quốc sẽ có dấu hiệu tham gia vào các mặt hàng tiêu trắng và tiêu đen. Điều này kỳ vọng tạo cú huých giúp giá tiêu Việt Nam vượt mốc 100.000 đồng/kg trong quý II tới. Dự báo, thời gian tới, giá tiêu tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.