Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Giữ lại ” nhà vườn Huế

THCL- Trong đề án “chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn H

THCL Trong đề án “chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” thì mỗi nhà vườn Huế đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ 700 triệu đồng để trùng tu, bảo tồn. Ngoài ra chủ nhân nhà vườn sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để trùng tu nhà vườn. Đề án có hiệu lực từ đầu tháng 9 này.

Ngôi nhà vườn của bà Túy đang ngày càng xuống cấp.

Chính sách hỗ trợ cho chủ nhân nhà vườn

Theo Phòng Văn hóa- Thông tin TP.Huế, năm 2002, toàn thành phố còn 7.178 nhà vườn, trong đó 150 nhà vườn còn nguyên vẹn. Thế nhưng, qua khảo sát mới đây, trong số 150 nhà vườn nói trên chỉ còn 27 nhà vườn được giữ nguyên, tập trung chủ yếu ở phường Kim Long (TP.Huế).

Nhà vườn Huế là di sản, mang dáng dấp đặc trưng của cố đô Huế. Thế nhưng ngày càng có nhiều nhà vườn Huế “biến mất”, năm 2006, UBND tỉnh TT-Huế đã phê duyệt “Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010”. Tuy nhiên, do quy định mức hỗ trợ trùng tu nhà vườn quá nhỏ giọt nên đề án này không phát huy hiệu quả. Trước nguy cơ đó, đến giữa năm 2015, HĐND tỉnh TT-Huế thông qua đề án “Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Và, đề án này chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 9 này. Theo đó, nhà vườn đáp ứng điều kiện được hỗ trợ kinh phí trùng tu tôn tạo nhà chính, nhưng tối đa không quá 700 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 1; không quá 500 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 2 và không quá 400 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 3. Ngoài ra, chủ nhân nhà vườn được hỗ trợ 100% lãi suất vay khi vay vốn để trùng tu nhà vườn, thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 5 năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 500 triệu đồng/nhà vườn. Các nhà vườn còn được hỗ trợ các khoản khác như: duy trì cảnh quan của vườn, lập vườn tạo cảnh quan sinh thái, nâng cao giá trị nhà vườn phục vụ dịch vụ, du lịch; hỗ trợ tiền mua cây giống; hỗ trợ xây mới nhà vệ sinh, phòng thính nhạc và trang bị phòng ngủ cho khách lưu trú….

Nhà vườn Xuân Viên Tiểu Cung ở số 2/3 Phú Mộng (P. Kim Long, TP.Huế) với kiến trúc độc đáo hiếm có còn lại ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng. Vốn là nơi sinh sống của một vị quan Thượng Thư Bộ lễ ở triều đình Huế, ngôi nhà được xây dựng cách đây hơn 150 năm với kiến trúc 3 gian, 2 chái đang xuống cấp. Bà Phạm Thị Túy (88 tuổi), chủ nhân của nhà vườn Xuân Viên Tiểu Cung cho biết: “Cách đây 8 năm, nhà bà được phường chọn hỗ trợ 100 triệu đồng để trùng tu lại khu nhà rường. Thế nhưng, do căn nhà tồn tại quá lâu năm nên xuống cấp nghiêm trọng nên chừng đó tiền không đủ để cải tạo được. Mới đây, khi nghe tỉnh có những chính sách hỗ trợ mới để bảo tồn nhà vườn, đón khách tham quan, tui rất vui”.

Trung tu, phát huy để giữ giá trị nhà vườn Huế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ chia sẻ, việc bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn với mục tiêu cuối cùng là mang lại thu nhập cho người dân. Nhưng bảo tồn, phát huy như thế nào, cái gì thì cần sự chung tay nghiên cứu của các cơ quan chức năng, chủ nhân nhà vườn. Nhà vườn Huế phải có gì hấp dẫn, đặc trưng để du khách muốn đến tham quan, trải nghiệm…

Nhiều khách du lịch trong và  ngoài  nước đến tham quan nhà vườn Huế cho rằng nhà vườn Huế rất đẹp nhưng chưa tạo được điểm nhấn vì thế lần sau khách khó trở lại  Thực tế thời gian qua giữa các ngành, đơn vị liên quan và chủ nhà vườn đang thiếu sự liên kết; công tác phát triển du lịch từ nhà vườn Huế đang gặp nhiều khó khăn.  Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, nhà vườn Huế cần được tổ chức theo hướng khách du lịch thăm nhà vườn không chỉ ngắm nhìn kiến trúc, cảnh quan mà phải được sống, sinh hoạt trong không gian nhà vườn với những hoạt động, sinh hoạt như người dân địa phương thông qua việc giới thiệu các phong tục tập quán ở của vùng miền đó để khách du lịch có thể trải nghiệm.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa- nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh TT-Huế, du khách đến nhà vườn Huế mà chỉ xem nhà, ngắm vườn thì sẽ rất nhàm chán, bởi nhà nào cũng na ná nhau. Vì vậy chính quyền phải tạo ra điểm nhấn riêng cho mỗi nhà vườn bởi hầu hết chủ nhân nhà vườn không có năng lực liên quan đến dịch vụ du lịch. “Ví dụ như ở nhà vườn này chính quyền huy động một vài người đến ngồi chằm nón, nhà vườn kia bố trí người làm bánh, nhà khác thì vẽ tranh… Những hoạt động này có thể chỉ mang tính chất trình diễn nhưng nó tạo ra sức hút đối với du khách

Thùy Nhung (Thương hiệu & Công luận)


 

Tin mới

Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí
Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí

Báo cáo về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn được kiềm chế, giảm trên cả ba tiêu chí. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ta tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt.

Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên
Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên

Thực hiện Chủ đề năm 2024 của thành phố và huyện về Chuyển đổi số, chiều 10/5, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành. Đây là một trong những sự kiện tiêu biểu của huyện hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Hải Phòng giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024. 

Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa
Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 400 thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Tối 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994-14/5/2024).

Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Ngày 10/5, Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong tháng 5, Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và đặc biệt là Kỷ niệm 150 hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng. 

Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội quản lý thị trường số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra phát hiện, xử lý, buộc tiêu hủy lượng lớn chân gà rút xương, chân bò đông lạnh và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn huyện Tiên Yên.