Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nặng lòng Tràng An - Kẻ Chợ

Năm xưa, tôi – XP đã có những cuộc đàm đạo cùng Nhà văn Siêu Hải (1924 – 2012). Có thể nói, cả cuộc đời ông gắn bó với “đô thị Kẻ Chợ” qua những trang viết ngồn ngộn… về Thăng Long - Hà Nội. ..

Nhà văn Siêu Hải, năm đó bước vào tuổi 86. Cả cuộc đời ông gắn bó với “đô thị Kẻ Chợ” qua những trang viết ngồn ngộn… về Thăng Long - Hà Nội.

Tôi “cùng chung mái nhà Nghĩa Tân” với ông nên ít nhiều “thâu tóm” được điều đó.

Có một điều mà tôi mãi rồi mới ngẫm ra cái nhời nhà văn nói, nhưng lại không mấy người… để ý thấy đó là “người Tràng An ra đường, không ai biết được họ giàu hay họ nghèo”.

Còn ông - sống một cuộc đời đạm bạc…

Nhà văn Siêu Hải

Nhà văn Siêu Hải có tên trong Tự điển Văn hoá Việt Nam. Ở ngoài đời, giáo sư Phan Ngọc thì gọi ông là “Nhà tiểu thuyết về văn hoá Việt Nam”.

Nhà văn Siêu Hải có tên trong Tự điển Văn hóa Việt Nam.

Ở ngoài đời, Giáo sư Phan Ngọc (1925 – 2020) thì gọi Nhà văn Siêu Hải là “Nhà tiểu thuyết về văn hóa Việt Nam”.

Cách gọi của Giáo sư Phan Ngọc về Nhà văn Siêu Hải, nghe qua thì có vẻ… “đao to” - nhưng mà có căn nguyên của nó.

Ấy là bởi, Giáo sư Phan Ngọc đã căn cứ vào “hơn 2.000 trang sách, trong đó có những tác phẩm “Mảnh trăng Tô Lịch”, “Nắng Kinh thành”, “Bóng chiều Thăng Long”, “Trăm năm truyện Thăng Long - Hà Nội”… đã tái tạo  lịch sử, địa lý, nét văn hóa về nếp sống văn minh, thanh lịch, trang nhã, lịch sự của người Tràng An”, mà Nhà văn Siêu Hải đã cho ra đời, tái bản nhiều lần.

Tôi hỏi đùa nhà văn:

- Mới nghe phần “mào đầu”, đã thấy ông rất… Hà Nội?

Ấy rồi, Nhà văn gắp chuyện:

“Gia đình tôi, dòng họ Nguyễn Đình - vốn là đại công thương gia trí thức, có tiếng tăm ở đất Hà thành.

Ông cha nhiều đời làm công thương, nhưng có tâm hồn kẻ sỹ.

Từ nhỏ, không ít lần, tôi đã có may mắn được ghé “mâm son”, nghe thơ ca các cụ.

Rồi sau này, tôi đọc những trang sách gia đình để lại. Đọc đi đọc lại, dần dần trong đầu - tôi nhớ rất lâu những mẩu chuyện về Hà Nội:

Từ lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, đi lại, học hành, tiêu pha…; những trang viết về từng con sông, đường phố, ngõ ngách…

Cha tôi - một nhà hoạt động văn hóa - xã hội hồi đầu thế kỷ XX, đã truyền thụ cho tôi cả một “bộ sách giáo khoa” - ghi lại trong đầu.

Nó là cẩm nang - giúp tôi am hiểu tường tận, để có cơ hội viết về Hà Nội, trong suốt quãng thời gian dài và cho tới tận bây giờ…”.

Là một nhà văn mặc áo lính, đã từng tham gia các chiến dịch năm xưa, trong đó có Chiến dịch lịch sự Điện
Biên Phủ, Nhà văn Siêu Hải đã để lại nhiều trang viết nói về cuộc đời binh nghiệp.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông gia nhập một đơn vị pháo binh Thủ đô, tham gia chiến đấu ở Mặt trận Gia Lâm.

Khi đơn vị hành quân ra mặt trận - chiến đấu tại chiến trường phía bắc, ông may mắn trở thành một trong 3 người chỉ huy trận đánh sông Lô lịch sử. Để rồi, chính ông là người đã kể lại chiến thắng giòn giã này cho nhạc sỹ Văn Cao - làm nguồn cảm hứng - chất “xúc tác” của bản nhạc nổi tiếng “Trường ca Sông Lô”…

Trong khoảng thời gian từ năm 1949 - 1957, ông lần lượt cho ra đời các tác phẩm “Voi vi” (ký), “Sông Lô” (tiểu thuyết) cùng hàng trăm bức họa tái tạo lại các trận đánh, những nét sinh hoạt của đồng đội.

Nhà văn Siêu Hải bên những tác phẩm mới xuất bản  (Ảnh: Hoàng Điệp)

- Sau này, nhờ vào “nguồn cảm hứng vô tận” về Tràng An - Kẻ Chợ, mà hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về Hà Nội?

Nhà văn chia sẻ:

“Cần phải nói rõ ngọn ngành thế này, khi rời quân ngũ, về nghỉ hưu, đầu những năm 1980, tôi đã tập hợp hàng loạt tài liệu với ý định viết tiểu thuyết “Điện Biên Phủ”.

Khi tập bản thảo đã lên tới hơn 500 trang, thì tôi lại “đổi ý” - chuyển sang viết về đề tài Hà Nội.

Bởi vì tôi nghĩ, học lich sử, đọc tài liệu, sách báo, các bạn trẻ có thể viết – biết nhiều chuyện về Điện Biên Phủ.

Còn mình, muốn dành cả tâm huyết cho Hà Nội với hy vọng, các trang viết thêm sâu sắc, lắng đọng về đất ngàn năm văn vật”. 

Sự suy nghĩ đó - dường như đã ngấm sâu vào trong tâm hồn ông, muốn dứt ra thật không dễ.

Chẳng thế mà, có độc giả nói, đọc “Trăm năm truyện Thăng Long - Hà Nội” - lớp trẻ “dễ hình dung ra diện mạo Hà thành những năm về trước”.

“Điều này, thì có thể nó phụ thuộc vào sự chủ quan của mỗi người, nhất là những người có tâm hồn “kẻ sỹ”, Nhà văn bộc bạch.

Quả vậy! Dẫu đó, trong “Trăm năm truyện Thăng Long - Hà Nội” - đất Hà Nội, người Hà Nội, hiện lên qua những trang viết của ông, lung linh vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính và rất đỗi linh thiêng của chốn Kinh kỳ.

Muôn mặt phố phường Hà Nội, của những vẻ đẹp người Tràng An, hiện lên qua hơn 1.500 trang viết, với ngồn ngộn chi tiết tỉ mỉ về Thăng Long - Hà Nội, suốt từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX…

Qua những trang sách của ông, đế đô Thăng Long hiện lên - mang diện mạo của “một đô thị Kẻ Chợ với dòng sông Tô Lịch vắt ngang, nối liền núi Sưa, sông Nhị với Hồ Gươm, Hồ Tây, Đầm Hồng, Đầm Vực…, ngày đêm không ngớt ngược xuôi những con thuyền ván to ván nhỏ, hàng hóa chất đầy cán cạp…”.

Nhà văn Siêu Hải với Bản chiếu Minh Mạng 12 gửi Hàn Lâm viện Thừa chỉ Phạm Đình Hổ

Lúc ông tuổi đã cao, sức yếu. Thi thoảng, tôi mới gặp ông xuống chợ cóc, tạt qua hàng cá, hàng rau, mua ào ào cho xong…

Một lần (cũng là lần cuối) gặp ông, tôi lại vui miệng mà rằng:

- Ở khu Bắc Nghĩa Tân mình, ngoài cụ - người Kinh kỳ chính tẩy, có lẽ khó… bói ra một người Hà Nội chính gốc thứ hai! Phải chăng, Nhà văn có điều gì suy nghĩ về “người Hà Nội cũ” và “người Hà Nội mới” thời nay?

Nhà văn tâm sự:

“Nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội - là nói đến nếp sống thanh lịch: Lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp. Sự thanh lịch của người Hà Nội, được thể hiện qua từng lời nói. Nét thanh lịch của người Hà Nội, được thể hiện ở trang phục.

Trong trang phục của cả nam và nữ, của người già và trẻ em…, luôn giữ được vẻ trang nhã, hài hòa, giản dị và mỗi người ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình.

Thanh lịch - là chất cơ bản của người Hà Nội. Ðó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân, xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hội... tất cả phải có văn hóa.

Hà Nội - nơi hội tụ và đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc. Vì thế, vùng đất và con người Thăng Long, cũng là nơi có tinh thần ham học và quý trọng trí thức.

Do sống trong môi trường của đô thành, lại có học vấn khá nên người Hà Nội cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, cảnh quan môi trường, kiến trúc nghệ thuật, thích thưởng ngoạn những nơi thiên nhiên đẹp, những bức tranh đẹp.

Những đặc trưng về lối sống của người Hà Nội, trải qua lịch sử cho thấy:

Có những đặc trưng truyền thống, đã trở thành giá trị văn hóa, có đặc trưng truyền thống không có giá trị văn hóa. Nắm được, nhận thức được các đặc trưng truyền thống, để chọn lọc, phát huy và phát triển những nét truyền thống văn hóa bền vững và gạt bỏ những nếp truyền thống xấu - là trách nhiệm của mỗi chúng ta hôm nay…

Đương nhiên, tất cả những truyền thống đó, đều phải được xây dựng, giữ gìn, nâng niu trân trọng, không ngừng bồi dưỡng để nó trở thành “của báu” trong nhà, được thể hiện trong đương đại và ngày càng hiện đại”.

Vâng! Trân trọng - giữ gìn và phát huy bản sắc ấy - chính là quá trình nhiều thế hệ nối tiếp nhau của người Hà Nội gốc, Hà Nội “cũ”, Hà Nội “mới” từ hôm qua, hôm nay và ngày mai!

Ký sự của Xuân Phong

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 20/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng

Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng
Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng

Theo phản ánh của bạn đọc Thương hiệu và Công luận, tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt -Tiệp tại TP. Hải Phòng bị trà trộn hàng hoá không rõ nguồn gốc và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển
Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển

Ngày 20/5, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Gặp gỡ, đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp năm 2024”. Tại Hội nghị, những khó khăn, vướng mắc và cả những tâm tư, nguyện vọng về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã được chia sẻ thẳng thắn, chân tình, để rồi cùng nhau đồng hành, phát triển…

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng

Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4, giai đoạn 2019 - 2024 là sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu sắc; là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, thêm vinh dự, tự hào và quyết tâm phấn đấu vươn lên, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.