Về hướng xử lý, lãnh đạo Bộ (TN&MT) cho biết có thể phân làm 2 loại. Thứ nhất, đối với những lô hàng phế liệu do các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất (có 116 tổ chức cá nhân, chiếm 42%), thì cơ quan Hải quan yêu cầu khẩn trương làm thủ tục thông quan theo quy định.
Trường hợp, các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, theo hướng buộc tái xuất hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Chi phí sẽ do tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đến 6/9, số container phế liệu tồn đọng quá 90 ngày (coi như vô chủ) có khoảng trên 4.907 container, chiếm 32% số container còn tồn đọng
Đối với các lô hàng phế liệu mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu không có Giấy xác nhận (có 158 tổ chức, chiếm 58%), cơ quan Hải quan sẽ xác minh các tổ chức nhập khẩu và xử lý như đối với tổ chức buôn lậu phế liệu nhập khẩu.
Thứ 2, đối với các lô hàng phế liệu nhập khẩu “vô chủ” và lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm không thể tái xuất được, Bộ (TN&MT) sẽ lựa chọn các nhà máy xử lý chất thải nguy hại hoặc sử dụng phế liệu nhập khẩu tương ứng có giấy phép xử lý chất thải và tái chế phế liệu còn lại...
Thời gian giải quyết theo quy định này là sau thời hạn 5 tháng (nếu không có người nhận) kể từ thời điểm các container đến cảng.
Hằng Vương