Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hậu Covid-19, dư địa cho tài chính tiêu dùng ra sao?

Đại dịch Covid-19 gây nhiều hậu quả tiêu cực đến nền kinh tế, thế nhưng với những tiềm năng của thị trường, dư địa cho tài chính tiêu dùng vẫn còn rất lớn. Đó là nhận định của các chuyên gia tham dự Tọa đàm “Tái khởi động nền kinh tế, cơ hội cho tài chính tiêu dùng” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 21/5/2020.

Covid-19 và những “tiêu cực

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, tín dụng nói chung và tài chính tiêu dùng nói riêng đang được kỳ vọng phục hồi trở lại mạnh mẽ sau thời gian cách ly xã hội. Đặc biệt hơn, tài chính tiêu dùng còn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cùng với các giải pháp tài chính khác đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ những cá nhân khó khăn về tài chính ngắn hạn và giúp tăng sức cầu của nền kinh tế.

Tham dự tọa đàm, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, nguyên Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, dịch Covid-19 khiến cho thu nhập của toàn bộ nền kinh tế giảm thấp, thu nhập khả dụng của mỗi cá nhân đều bị giảm thiểu và nhu cầu tiêu dùng cũng bị tiết giảm. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như quy mô hoạt động của các cơ sở kinh doanh và cung cấp dịch vụ khác cũng sẽ gặp khó khăn trong duy trì quy mô hoạt động, thậm chí phá sản. Covid-19 không chỉ làm suy thoái kinh tế mà còn thay đổi cả thói quen và đời sống của người dân, do vậy sẽ gây ra tác động kép đối với tín dụng tiêu dùng, cả về nhu cầu sụt giảm và khả năng thu nợ của các công ty tài chính cũng như của các NHTM”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, dịch Covid-19 kéo theo suy giảm kinh tế, đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động nói chung bị giảm sút và đói nghèo gia tăng, nhất là đối với lực lượng lao động ở khu vực phi chính thức và nông dân. Đây đều là những nhóm khách hàng chính của tín dụng tiêu dùng.

Số lượng người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gia tăng, dẫn đến cầu tiêu dùng trong nền kinh tế giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đã liên tục suy giảm mạnh so với cùng kỳ, cụ thể: Tháng 1/2020 tăng ở mức 10,2%, tháng 2 tăng ở mức 6%, tháng 3 (khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh) giảm -0,8%, đến tháng 4/2020 giảm 20,5% so với tháng 3/2020 và giảm 26% so với cùng kỳ…

Dưới góc nhìn của công ty tài chính tiêu dùng tại buổi tọa đàm, bà Trần Thanh Nữ Tường Vy, Phó tổng giám đốc SHB Finance cho biết, đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng chính là người lao động phân khúc trung bình thấp. Đây cũng là nhóm dễ bị tổn thương khi doanh nghiệp bất ổn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có thể quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo lại công ăn việc làm cho người lao động, thì bài toán dần dần được tháo gỡ.

Một khảo sát được SHB Finance thực hiện tại hơn 6.000 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động bình thường trong tháng 5/2020 tăng 13% so với tháng 4/2020 và chiếm hơn 85%. Nhóm doanh nghiệp bị giải thể, sắp giải thể, ngừng hoạt động không dao động nhiều giữa hai tháng, vẫn ở mức dưới 4%. “Chúng tôi dự báo nhu cầu vay vốn tiêu dùng sẽ tăng trở lại từ tháng 5/2020. Vấn đề là xác định được khách hàng nào có thể đủ chuẩn để cho vay”, bà Tường Vy cho hay.

Toàn cảnh tọa đàm Toàn cảnh tọa đàm "“Tái khởi động nền kinh tế, cơ hội cho tài chính tiêu dùng” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 21/5/2020

Dư địa cho tín dụng tiêu dùng còn lớn

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, TS.Cấn Văn Lực cho biết, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam chính thức bắt đầu kể từ cuối những năm 1990, khi lĩnh vực cho vay này được các ngân hàng thương mại thực hiện như một phần của các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, thị trường chỉ thực sự phát triển nhanh từ năm 2007 đến nay với sự tham gia của các công ty tài chính tiêu dùng.

Với thực tế thị trường hiện nay, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dư địa cho tài chính tiêu dùng rất lớn nếu nhìn về quy mô và mạng lưới hoạt động. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng ước tính, dư nợ tín dụng tiêu dùng đến cuối năm 2019 khoảng 1,68 triệu tỷ đồng (gấp 7 lần so với mức 230.000 tỷ đồng năm 2012). Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 20,5%, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%). Mức tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng khoảng 20% mỗi năm là tương đối tích cực so với tín dụng toàn ngành (khoảng 14-15%).

“Trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng (1,68 triệu tỷ đồng nêu trên), dư nợ của các CTTC chiếm khoảng 7,7% (tương đương 130.000 tỷ đồng), còn lại là từ các NHTM (chiếm 88%) và các tổ chức tài chính khác (khoảng 4%)”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Còn ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo thông lệ, dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức vào khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Nếu so với hiện tại, dư địa cho tài chính tiêu dùng còn khá lớn (khoảng 1,5- 2 triệu tỷ đồng), đó là chưa kể hàng năm tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng thêm khoảng 14% thì cho vay tiêu dùng cũng sẽ tăng theo.

Về phía cung, các công ty tài chính và các ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng hiện tại vì những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Thực tế cho thấy, chỉ một phần số lượng khách hàng có thể tiếp cận vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại và công ty tài chính. Khi tiếp cận được thì cũng chỉ một phần nhu cầu vay tiêu dùng được đáp ứng, đặc biệt là sinh viên, nông dân. Theo Vietstock (2019), chỉ khoảng 50% khách hàng của công ty tài chính và 60% khách hàng của ngân hàng thương mại được vay và chỉ được đáp ứng dưới 2/3 nhu cầu vay.

“Nhu cầu vay tiêu dùng còn rất lớn khi tiềm năng tiêu dùng được đánh giá là tăng trưởng tốt, tỷ lệ khách hàng có thu nhập thấp và có nhu cầu vay tiêu dùng còn được thống kê là khá lớn chưa được tiếp cận các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính cho thấy cung chưa đáp ứng được cầu về cho vay tiêu dùng và cơ hội hay “dư địa” cho sự phát triển của tín dụng tiêu dùng là rất lớn”, ông PGS.TS Đặng Ngọc Đức chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Trần Thanh Nữ Tường Vy cũng chỉ ra rằng, với các công ty tài chính mới gia nhập thị trường trong 3 năm qua, thách thức sẽ có nhiều hơn là cơ hội. Nếu công ty nào chưa đủ thời gian để thiết lập bộ máy nhân sự vận hành ổn định, chưa thể gia tăng nguồn tổng tài sản, doanh thu để tạo lợi nhuận thì trong bối cảnh hậu Covid-19 rủi ro nợ xấu gia tăng, huy động vốn khó khăn sẽ dễ dàng đưa các công ty mới vào ngõ hẹp.

“Sau giai đoạn dịch covid sẽ mở ra nhiều định hướng mới trong việc phát triển kinh doanh, là dịp để các công ty mới cấu trúc lại mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp và nhanh chóng ứng dụng công nghệ số để tiết giảm chi phí và đáp ứng xu hướng cho vay tiêu dùng mới. Cơ hội đối với doanh nghiệp nhìn thấy và đi nhanh”, bà Tường Vy chia sẻ.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

The Canopy Residences - “Bản giao hưởng” phong cách Singapore đến từ cú bắt tay xuyên biên giới
The Canopy Residences - “Bản giao hưởng” phong cách Singapore đến từ cú bắt tay xuyên biên giới

Là sản phẩm đánh dấu sự hợp tác của Vinhomes và GIC - Quỹ đầu tư đình đám đến từ đảo quốc sư tử, các siêu phẩm bất động sản (BĐS) thuộc phân khu The Canopy Residences (Vinhomes Smart City) một lần nữa khiến thị trường khu Tây Hà Nội phải “dậy sóng” ngay khi vừa ra mắt.

Cổ phiếu VinFast tăng gấp đôi sau khi chính thức thông báo nhận đặt cọc VF 3
Cổ phiếu VinFast tăng gấp đôi sau khi chính thức thông báo nhận đặt cọc VF 3

Chỉ trong 2 tuần kể từ khi chính thức thông báo nhận đặt cọc VF 3 (7/5), giá cổ phiếu của VinFast (VFS) đã có mức giá cao gấp đôi. Nếu so với thời điểm cuối tháng 4, cổ phiếu VinFast thậm chí đã tăng gần 200%.

Chứng khoán phiên sáng 21/5: Nhóm dệt may tăng tốc, các mã vừa và nhỏ tăng sức hút
Chứng khoán phiên sáng 21/5: Nhóm dệt may tăng tốc, các mã vừa và nhỏ tăng sức hút

Thị trường đang ở rất gần ngưỡng kháng cự mạnh khiến dòng tiền trở nên thận trọng hơn ở các nhóm ngành lớn dẫn dắt. Tuy vậy, vẫn có những cơ hội được mở ra và sáng nay là ở các mã ngành dệt may cũng như bất động sản, xây dựng vừa và nhỏ.

Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng
Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng

Apec Land Huế là chủ đầu tư dự án Royal Royal Park Huế quy mô 10.000 tỷ đồng. Đây cũng là công ty con của API - thành viên nhóm Apec của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng .

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Thực hiện nghĩa vụ thành viên, Tổng cục Hải quan sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. Sự kiện được diễn ra từ ngày 4 - 6/6/2024, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bắc Ninh có tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Bắc Ninh có tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ, phân công, điều động và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đình Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 22/5/2024.