Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khánh Hòa: Thông tin về Dự án Cửu Long Sơn Tự trên núi Chín Khúc

Vừa qua, hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa bị bắt liên quan đến một số dự án, trong đó có dự án “Sinh thái tâm linh Cửu long sơn tự”. Do có nhiều thông tin trái chiều, THCL xin cung cấp thêm tư liệu và hình ảnh thực tế về dự án để rộng đường dư luận.

Về thực trạng rừng và đất rừng

Ngày 03/6/2014, Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa (chủ đầu tư) có tờ trình số 375/TTr-KH về dự án. Ngày 16/6/2014, UBND tỉnh có văn bản số 3599/UBND-XDNĐ đồng ý về chủ trương, giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Nha Trang, tổ chức kiểm tra hiện trạng và quy hoạch.

Ngày 20/6/2014, Sở NNPTNT có văn bản số 992/SNN-NVTH, có nêu:…“Hiện trạng thực tế khu vực xin mở rộng dự án chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, độ dốc lớn, tầng phủ mỏng, qua nhiều năm để hoang hóa không được  sử dụng. Dự án khi được triển khai sẽ góp phần sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đai vùng dự án, nâng cao độ che phủ, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, phù hợp chủ trương xã hội hóa nghề rừng  của Nhà nước. Vì vậy dự án cần được khuyến khích phát triển, đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai, đầu tư để khuyến khích chủ dự án đầu tư vào dự án, mang lại hiệu quả lâu dài trong tương lai

Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh theo ra Quyết định giao đất số 1690/QĐ-UBND, cho phép mở rộng diện tích từ 123,285 ha lên 513,5363 ha.

Ngày 19/12/2014, Tỉnh ủy Khánh Hòa có thông báo số 539-TB/TU về việc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số vấn đề kinh tế - xã hội. Trong đó có nội dung “Đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang (tại Tờ trình số 154/TTr-BCS, ngày 07/11/2014 của BCS đảng UBND tỉnh). Cụ thể như sau:- Địa điểm đầu tư: Khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang;- Diện tích dự án: Khoảng 3,55ha (diện tích đất dịch vụ du lịch sinh thái khoảng 1,8ha và đất dịch vụ tâm linh khoảng 1,75ha);- Mục tiêu dự án: Xây dựng quần thể khu du lịch tâm linh;- Chủ đầu tư dự án: Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa;- Nguồn vốn thực hiện dự án: Không sử dụng vốn ngân sách; chủ doanh nghiệp đầu tư huy động vốn thực hiện.”

Ngày 14/3/2015, Công ty TTNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa có tờ trình số 433/TTr-KH xin điều chỉnh. Ngày 25/3/2015, UBND tỉnh có văn bản số 1737/UBND-XDNĐ  đồng ý chủ trương,  giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra.

Ngày 08/4/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 716/STNMT-CCQLĐĐ, báo cáo UBND tỉnh với nội dung “Theo quy định tại Khoản 6 Mục II Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ”, Quy định về việc xây dựng công trình hạ tầng, tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là không quá 25%. Đối với dự án Khu biệt thự và du lịch sinh thái trong khu kinh tế trang trại Đất Lành – phần mở rộng Khu B, sau khi điều chỉnh tăng diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ Đất dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh (Đất thương mại, dịch vụ): 52.368m² (5,2368ha) trên tổng diện tích dự án: 5.135.363,0m² (513,5363ha) là 1,01%.”

Ngày 10/4/2015, UBND tỉnh có Quyết định số 886/QĐ-UBND, về việc điều chỉnh nội dung diện tích các loại đất tại Điều 1 Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa “Điều chỉnh đất dịch vụ Sinh thái tâm linh từ 3,53ha lên 5,23ha trên diện tích của dự án là 513,53ha”.

Ngày 23/10/2015, UBND tỉnh có quyết định 3036/ QĐ- UBND, điều chỉnh Điều I Quyết định 1690/QĐ- UBND ngày 30/6/2014 và thay thế Quyết định 886/QĐ- UBND ngày 10/4/2015: Cụ thể như sau: Đất lâm nghiệp (Trồng rừng sản xuất: 107,3133 ha; Đất khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phục hồi nuôi trồng rừng: 370,9862 ha); Đất nông nghiệp khác (Đất vườn ươm, đường lâm nghiệp, ranh cản lửa, hồ chứa nước: 24,0 ha);  Đất khác (nhà công nhân, chòi canh, kho bãi.. 6,0 ha); Đất ở (Đất ở tại nông thôn: 0,75 ha); Đất dịch vụ du lịch, sinh thái (Đất thương mại, dịch vụ) : 4,4868 ha )…. Như vậy:  Đất dịch vụ du lịch, sinh thái 4,48 ha chỉ chiếm khoảng 0,9%; Đất ở tại nông thôn 0,75 ha chỉ chiếm khoảng 0,1 %, so với diện tích dự án. Khoảng 99% diện tích còn lại của dự án là đất trồng rừng và phục vụ việc trồng rừng.

Thủ tục thi công san nền

Ngày 01/9/2015, Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa có tờ trình số 476/TTr-KH gửi UBND tỉnh: “Hiện nay dự án đang thi công làm đường, san nền và trồng rừng theo đúng tiến độ Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.Tuy nhiên. Trong dự án có 52.368m2 là đất xây dựng công trình, nhưng ở địa hình đồi núi phức tạp. Nên việc lập quy hoạch chi tiết theo hiện trạng rất khó chính xác. Để thuận lợi cho công tác quản lý trong quá trình thực hiện dự án, kính đề nghị UBND tỉnh cho phép được lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và cấp phép xây dựng theo từng khu vực trong dự án đã thi công san nền.”

Ngày 07/9/2015, UBND tỉnh có văn bản số 5961/UBND-XDNĐ, với nội dung “Đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa (Chủ đầu tư) được triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và cấp Giấy phép xây dựng theo từng khu vực trong dự án đã thi công san nền.

Hiện trạng thi công

Hiện nay Dự án đã trồng cây phủ kín diện tích đất trồng rừng là 107,3 ha. Đối với 24 ha đất để làm vườn ươm, đường lâm nghiệp, ranh cản lửa, hồ chứa nước; 6 ha đất làm nhà công nhân, chòi canh, kho bãi; 5,23 ha đất làm du lịch sinh thái tâm linh cơ bản đã thi công xong san nền. Trong suốt quá trình thi công dự án, chủ đầu tư không để xảy ra sạt lở, không vận chuyển khối lượng đất đá ra ngoài dự án.

UBND tỉnh đã ra các quyết định điều chỉnh về việc sử dụng đất của dự án, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở bài sau.

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế được ghi tại dự án năm 2019.

 

Đường lên đỉnh núi Chín Khúc nơi dự kiến xây dựng công trình tâm linh của dự án
Đường lên đỉnh núi Chín Khúc nơi dự kiến xây dựng công trình tâm linh của dự án. (Ảnh: TMN) 
Cận cảnh một đoạn đường lên đỉnh Núi Chín Khúc đã thi công
Cận cảnh một đoạn đường lên đỉnh Núi Chín Khúc đã thi công. (Ảnh: TMN)
Mặt bằng trên đỉnh Núi Chín Khúc, nơi dự kiến xây dựng Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát
Mặt bằng trên đỉnh Núi Chín Khúc, nơi dự kiến xây dựng Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. (Ảnh: TMN)
Hồ chứa nước rộng 1 ha đã thi công phục vụ trồng rừng
Hồ chứa nước rộng 1 ha đã thi công phục vụ trồng rừng. (Ảnh: TMN)
Cảnh thành phố Nha Trang nhìn từ đỉnh Núi Chín Khúc
Cảnh thành phố Nha Trang nhìn từ đỉnh Núi Chín Khúc. (Ảnh: TMN)
Cảnh thành phố Nha Trang nhìn từ đỉnh Núi Chín Khúc
Một góc thành phố Nha Trang nhìn từ đỉnh Núi Chín Khúc. (Ảnh: TMN)

 MN-TH

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.