Người dân nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: TTXVN)
Người dân nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh TTXVN.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có mặt tại Nhà Tang lễ Quốc gia, đứng xếp hàng cùng người dân chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Quốc cho biết chứng kiến cảnh dòng người nối dài lan tỏa rất nhiều cảm xúc. "Ông cha ta nói rồi, Bác Hồ nói rồi và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói: "Thước đo là lòng dân". Lòng dân là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất. Chúng ta thấy người dân đến đây viếng Tổng Bí thư đã thể hiện rất rõ điều đó" - nhà sử học khẳng định.

Ông Đỗ Mộng Hùng bật khóc khi nhắc đến Tổng Bí thư. Ảnh VTC.
Ông Đỗ Mộng Hùng bật khóc khi nhắc đến Tổng Bí thư. Ảnh VTC.

Theo ông Dương Trung Quốc, tình cảm của người dân trong sự kiện này thể hiện rõ nghĩa tử là nghĩa tận. "Tình cảm của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đánh thức lương tri, trách nhiệm của không ít người" - ông Quốc nói.

Cụ Đặng Thị Phúc, giáo viên tiểu học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm nay 92 tuổi, sức khỏe đã kém, được cháu gái đẩy xe lăn đến Nhà Tang lễ Quốc gia để tiễn biệt học trò Trọng lần cuối.

Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất tối 25-7 - Ảnh: HỮU HẠNH
Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất tối 25/7. Ảnh: HỮU HẠNH.

Còn bà Kiều Thị Thật, ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đã bắt xe khách từ hơn 3 giờ sáng để 5 giờ có mặt tại phố Lò Đúc chờ xếp hàng vào viếng. "Tôi vô cùng tiếc thương và kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì thế, hôm nay tôi muốn được lên đây, vào tận nơi để thắp cho ông một nén nhang và sẽ chờ đến chiều để được tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng", bà Thật nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà nghẹn ngào chia sẻ cảm xúc sau khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Tôi đau lắm, đau như mất người thân trong gia đình. Đến bao giờ nước mình mới có một người như bác nữa đây".
Bà Nguyễn Thị Thu Hà nghẹn ngào chia sẻ cảm xúc sau khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Tôi đau lắm, đau như mất người thân trong gia đình. Đến bao giờ nước mình mới có một người như bác nữa đây".

Đến trưa nhưng dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài không ngớt. Các chốt an ninh thông báo 11 giờ 15 phút sẽ đóng chốt để chuẩn bị cho lễ truy điệu Tổng Bí thư. Nhưng ở phía bên ngoài, tại các nút giao thông hướng vào Nhà Tang lễ Quốc gia, người dân vẫn xếp hàng dài chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đứng lặng lẽ một góc, bạn trẻ Phan Thị Tâm bày tỏ: "Tôi cảm thấy đau buồn và rất xúc động khi đến viếng bác Trọng. Ngày mai tôi sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đưa tiễn bác đoạn đường cuối cùng".
Đứng lặng lẽ một góc, bạn trẻ Phan Thị Tâm bày tỏ: "Tôi cảm thấy đau buồn và rất xúc động khi đến viếng bác Trọng. Ngày mai tôi sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đưa tiễn bác đoạn đường cuối cùng".

Hàng ngàn người từ khắp nơi đã xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội - quê hương Tổng Bí thư. Nhiều người đã bật khóc khi viếng Tổng Bí thư.

Người dân vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân viếng Tổng Bí thư.

Vượt hàng trăm cây số, đi xuyên đêm, 37 phụ nữ dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai với niềm kính trọng, sự tiếc thương vô hạn nhà lãnh đạo tài ba đã đến với mảnh đất Đông Anh trọng tình nghĩa, vẹn ân tình. Nhiều người trong số họ đã không ăn sáng để kịp vào tiễn biệt Tổng Bí thư thật sớm.

Người dân viếng Tổng Bí thư.
Người dân viếng Tổng Bí thư.

Chị Lương Ngọc Hà, một thành viên trong đoàn, cho biết chị đã khóc không chỉ là nỗi tiếc thương về mất mát của đất nước, dân tộc Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho mọi người về viếng tang. "Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng", chị Hà bộc bạch.

Người dân viếng Tổng Bí thư.
Người dân viếng Tổng Bí thư.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh (91 tuổi), thầy giáo của Tổng Bí thư khi học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, người thành lập và xây dựng Hệ thống Trường Tiểu học và THCS-THPT Nguyễn Siêu, khi biết tin Tổng Bí thư từ trần, ông đặt vé máy bay từ nước Đức về Hà Nội để kịp đến viếng học trò tại quê nhà. "Mong Tổng Bí thư về cõi vĩnh hằng an vui với các đồng chí tiền bối tại Nghĩa trang Mai Dịch", ông Vĩnh nói.

Người dân viếng Tổng Bí thư.
Người dân viếng Tổng Bí thư.

Đến viếng Tổng Bí thư tại thôn Lại Đà, anh Elton, người Nam Phi đang học tại Trường Đại học Nông nghiệp 1, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội cho biết: Tuy là người nước ngoài nhưng được học và sinh sống tại Việt Nam nhiều năm, qua các phương tiện truyền thông nên anh biết đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ xúc động khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ghi vào sổ tang: "Bác là thần tượng của chúng cháu". Ảnh báo Tuổi trẻ.
Nhiều bạn trẻ xúc động khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ghi vào sổ tang: "Bác là thần tượng của chúng cháu". Ảnh báo Tuổi trẻ.

"Tôi vô cùng ngưỡng mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tôi cũng như nhiều người dân Việt Nam đến viếng Tổng Bí thư, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những công lao to lớn của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam", anh Elton nói.

Từ 3h sáng, bà Nguyễn Thị Mưu (sinh năm 1949) cùng chồng và hai người bạn đi từ An Lão, Hải Phòng về Hà Nội để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Bà Nguyễn Thị Mưu, quê An Lão, Hải Phòng xúc động chia sẻ về Tổng Bí thư
Bà Nguyễn Thị Mưu, quê An Lão, Hải Phòng xúc động chia sẻ về Tổng Bí thư

Có mặt ở khuôn viên trước nhà tang lễ, bà Mưu không khỏi xúc động, nước mắt bà không ngừng rơi khi nói về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bà chưa từng gặp vị lãnh đạo này ngoài đời.

Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.
Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.

“Nghe tin bác Trọng mất được 3 hôm nay. Từ hôm đó đến nay, ngày nào tôi cũng xem ti vi để nắm được thông tin đám tang Tổng Bí thư. Dù biết các đoàn đến viếng rất đông, nhưng tôi cùng chồng và 2 người bạn cũng chuẩn bị thực phẩm và sẵn sàng tâm lý đến chiều tối để được vào chào “bác Trọng” lần cuối. Bởi, Tổng Bí thư là người có tâm có tầm với nhân dân”, bà Mưu xúc động nói.

Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.
Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.

Ông Trần Đức Nhuận (80 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Trong tôi dâng trào niềm xúc động vô cùng. Cảm xúc này luôn thường trực trong tôi từ hôm 19/7 khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”.

Ông Trần Đức Nhuận quét mã QR trước khi vào viếng Tổng Bí thư
Ông Trần Đức Nhuận quét mã QR trước khi vào viếng Tổng Bí thư

“Khi Đảng và Nhà nước thông báo Tổng Bí thư mất, vợ con, anh em con cháu trong nhà đều cảm thấy đau buồn. Trước đó không khí gia đình rất vui vẻ, thì từ hôm đó đến nay chùng xuống”, ông Nhuận nói.

Ông Nhuận từng tham gia quân đội, sống ở Hà Nội đã lâu nhưng chưa có duyên gặp Tổng Bí thư "bằng xương, bằng thịt" bao giờ, nhưng ông luôn dành thời gian, tìm tòi tư liệu về vị lãnh đạo vì dân, vì nước này.

Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.
Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.

“Ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn khuôn mặt Tổng Bí thư qua các tấm hình lúc bác làm việc, tôi thấy đây là con người đức độ, nhân hậu. Dù trên một vị trí cao nhất, nhưng phong cách rất hoà đồng với nhân dân. Tôi hy vọng rằng, lớp lãnh đạo kế cận noi gương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, ông Nhuận nói.

Chị Đỗ Lê Thuý Hằng cùng em gái của mình từ Đà Lạt (Lâm Đồng) bay chuyến sớm nhất để có mặt ở Hà Nội vào 6h sáng trước Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông). Từ khi nghe tin Tổng Bí thư từ trần, chị Hằng luôn có cảm giác như như mất đi một người ruột thịt.

Chị Đỗ Lê Thuý Hằng cùng em gái của mình từ Đà Lạt (Lâm Đồng) bay chuyến sớm nhất để có mặt ở nhà tang lễ quốc gia
Chị Đỗ Lê Thuý Hằng cùng em gái của mình từ Đà Lạt (Lâm Đồng) bay chuyến sớm nhất để có mặt ở nhà tang lễ quốc gia

Khi nghe tin Tổng Bí thư từ trần, tôi có cảm giác Việt Nam vừa mất đi một con người vĩ đại và chính tôi mất đi một người thân ruột thịt. Thực sự, tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình ngay lúc này. Tôi chỉ biết rằng bản thân dành sự kính trọng đặc biệt với Tổng Bí thư bởi ông là một người quá đỗi giản dị, một người đảng viên cộng sản tuyệt vời”, chị Hằng chia sẻ.

Một bạn trẻ đã rơi nước mắt khi xem Lễ truy điệu.
Một bạn trẻ đã rơi nước mắt khi xem Lễ truy điệu.

Là một người trẻ công tác trong lực lượng vũ trang, chị tâm sự trong cuộc sống hằng ngày luôn tìm tòi đọc các tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với Hằng, câu nói mà cô tâm đắc, ấn tượng nhất của Tổng Bí thư là “Nếu là người, hãy làm người cộng sản”.

Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.
Nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không kìm được cảm xúc.

“Trong cuộc sống hằng ngày Tổng Bí thư có rất nhiều câu nói ý nghĩa để mình vận dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, phê và tự phê của người đảng viên. Bác Nguyễn Phú Trọng là tấm gương để thế hệ trẻ chúng tôi noi theo và học tập. Bác là một người rất đỗi giản dị, luôn có tâm với đất nước và dành tâm sức lo cho đất nước, nhân dân những điều vẹn toàn. Để học được Tổng Bí thư rất khó, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ cố gắng thật nhiều”, chị Đỗ Lê Thúy Hằng xúc động chia sẻ.

PV (t/h)