Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam 40 năm qua dưới góc nhìn quốc tế

THCL- Sau 40 năm thống nhất đất nước (1975-2015), Việt Nam được coi là một câu chuyện thành công về quá trình phát triển, với những thành tựu to l

THCL Sau 40 năm thống nhất đất nước (1975-2015), Việt Nam được coi là một câu chuyện thành công về quá trình phát triển, với những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời gian qua và với tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Liên Hợp Quốc (LHQ), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hãng tin Bloomberg đã đề cập tới vấn đề này.

LHQ: Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển nhanh chóng

Bài "Vài nét về Việt Nam" trên website của LHQ đã tổng kết những thành công của Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. 

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 1970 và 1980.

Để vượt qua những khó khăn đó, công cuộc Đổi mới được khởi xướng năm 1986, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu Nhà nước sang một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường, dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, và tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới.

Theo LHQ, nhờ thực hiện những cải cách nêu trên, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Kể từ năm 1990, GDP của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ước đạt 5,7% và liên tục tăng lên cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra năm 2008. 

Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo đã giảm từ con số ước tính 58% năm 1993 xuống dưới 12% vào năm 2009. Các nguồn lực phát triển trong nước đã tăng lên, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh mẽ.

LHQ cho rằng các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong hai giai đoạn 1991-2000 và 2001-2010 đã giúp Việt Nam vươn mình từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành một nền kinh tế dựa trên thị trường và phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng khu vực và toàn cầu. 

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 hướng tới thiết lập một nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại vào năm 2020.

LHQ ghi nhận, những chiến lược và nỗ lực của Việt Nam đã đưa đất nước từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng. 

Những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu bắt nguồn từ những cải cách kinh tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

WB: Việt Nam- câu chuyện thành công về quá trình phát triển

Trong "Tổng quan về Việt Nam" trên website của mình, WB đánh giá công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm, với thu nhập đầu người lên tới 1.960 USD năm 2013. 

Trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo. Hiện nay, tỷ lệ người nghèo đã giảm xuống còn dưới 10% .

Theo WB, trong 10 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trung bình đạt 6,4%/năm. Tuy tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng nhưng Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2011 xuống còn 4,2% tháng 8/2014. Xuất khẩu vẫn là “cỗ máy” quan trọng thúc đẩy tăng trưởng…

WB đề cập đến Nghị quyết của Chính phủ ban hành sau phiên họp thường kỳ tháng 8/2014, trong đó một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết cũng nhấn mạnh cần phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy các mô hình tăng trưởng sáng tạo, cải cách hành chính và chống tham nhũng.

ADB: Việt Nam-một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất kể từ năm 1990

Theo ADB, Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới kể từ năm 1990 và đạt thu nhập trung bình vào năm 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã suy giảm từ mức trung bình 7,3% trong những năm 2000-2007 xuống 5,7% trong 2008-2013, do những cải cách cơ cấu diễn ra chậm và tình trạng thiếu ổn định trên toàn cầu. ADB khuyến nghị Chính phủ nhắm tới mục tiêu đưa tăng trưởng kinh tế đạt 7-8% trở lại trong những năm tới…

Báo cáo triển vọng phát triển châu Á năm 2015 mới công bố của ADB nhấn mạnh, trong ngắn hạn Việt Nam cần ưu tiên tăng cường hệ thống ngân hàng, vạch chiến lược rõ ràng để giải quyết nợ xấu, tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và thúc đẩy việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này. 

Báo cáo nhận định, khu vực tư nhân là động lực chính giải phóng tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu để khai thác tối đa tiềm năng cho tăng trưởng.

Bloomberg: Việt Nam có tiềm năng phát triển nhanh

Theo hãng tin Bloomberg, công cuộc Đổi mới bắt đầu vào những năm 1980 đã đưa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vượt mức 7%.

Bloomberg dẫn báo cáo “Thế giới năm 2050” của Hãng Kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP (PwC), trong đó cho rằng Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014-2050. 

Bloomberg đã chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu của sự bứt phá: Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua các đối tác trong khu vực để trở thành nước dẫn đầu trong ASEAN về xuất khẩu sang Mỹ. 

Bloomberg cũng đề cập đến việc các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nỗ lực giải quyết những vấn đề gai góc nhất của nền kinh tế như nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.

Theo TTXVN

 

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng
Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng

Theo các chuyên gia YSVN, trong phiên hôm nay (6/5) thị trường có thể tiếp tục đà tăng và nếu chỉ số VN-Index chưa thể vượt được mức 1.225 điểm thì thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại với biên độ hẹp và thanh khoản thấp.

Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 giao dịch trong ngưỡng 103.000 - 104.000 đ/kg. Trên thị trường thế giới, thị trường hồ tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia.

Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông
Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông

Theo dự báo, chiều tối và đêm nay (6/5), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?
Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?

Tập đoàn Đèo Cả cần tới nhiều tỷ USD để đầu tư khoảng 400km đường cao tốc và đường vành đai dự kiến từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông Hồ Minh Hoàng ghi nhận lợi nhuận khá mỏng trong khi tổng nợ rất lớn.

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg

Ghi nhận mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay ngày 6/5 thị trường ổn định và tăng nhẹ ở nhiều nơi.

Thương hiệu TKV và bất cập tại các gói thầu vận chuyển than đường bộ?
Thương hiệu TKV và bất cập tại các gói thầu vận chuyển than đường bộ?

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) được biết đến là tập đoàn quốc gia kinh doanh đa ngành nghề đặc biệt là lĩnh vực khoáng sản. Những năm gần đây, TKV đóng nguồn thu ngân sách lớn góp phần phát triển đất nước. Thế nhưng, các gói thầu vận chuyển than của các đơn vị thành viên trực thuộc TKV đang thể hiện nhiều bất cập, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động rất cao.