Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đà tăng trưởng

Giai đoạn 2016 - 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ kế thừa qu

THCL Giai đoạn 2016 - 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ kế thừa quán tính tăng trưởng từ năm 2015 và tiếp tục cải thiện nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các DN FDI và nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể chế của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả.

Động lực chính thúc đẩy…

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia: Giai đoạn 2016 - 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng sẽ có tăng trưởng mạnh mẽ, là động lực chính cho sự phục hồi nền kinh tế. Khu vực dịch vụ sẽ duy trì ở mức tăng trưởng vừa phải, trong khi tăng trưởng của nông lâm thủy sản được đánh giá là khó có thể đạt mức tăng trưởng cao trong một vài năm tới nếu như chưa thể có những giải pháp đột phá giúp giải quyết các khó khăn hiện tại, giúp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh.

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng trưởng bứt phá và trở thành khu vực dẫn dắt tăng trưởng toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 khi môi trường kinh doanh tiếp tục khởi sắc hơn, cầu trong nước cải thiện và những ảnh hưởng tích cực từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Đối với khu vực dịch vụ, với sự cải thiện cầu tiêu dùng, xúc tiến thương mại được triển khai mạnh mẽ, cùng với việc hiện thực hóa của Cộng đồng chung ASEAN và thực thi các hiệp định tự do thương mại mang lại tự do hóa thương mại dịch vụ, tự do hóa đầu tư, tài chính - sẽ có nhiều tác động tích cực đến việc mở rộng các hoạt động dịch vụ Việt Nam. Khu vực dịch vụ, nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, trong diễn biến của quá trình hội nhập khu vực, đi cùng với cơ hội là thách thức lớn đặt ra lớn đối với ngành dịch vụ khi có sự gia tăng áp lực cạnh tranh từ các DN của các nước trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, NH, logistics. Do đó, việc cải thiện tăng trưởng khu vực dịch vụ - sẽ phụ thuộc nhiều việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực này.

Vốn đầu tư tăng mạnh

Các dòng vốn tăng mạnh trở lại, đặc biệt là dòng vốn trong khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư, đặc biệt đầu tư công được nâng cao. Cùng với khả năng phục hồi của nền kinh tế, đồng thời tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực của vốn đầu tư trong nước, theo đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân khởi sắc trở lại, đồng nghĩa với vốn đầu tư khu vực này tăng trưởng. Xu hướng thể hiện rõ sự thay đổi tích cực trong cơ cấu vốn đầu tư, theo đó, vốn đầu tư của khu vực tư nhân đã gần bắt kịp khu vực Nhà nước. Hơn nữa, chủ trương ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển xã hội trong giai đoạn tới như là một kênh huy động vốn hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo báo cáo mới đây của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), xu hướng dịch chuyển vốn FDI toàn cầu năm 2015 phân bổ không đồng đều giữa các khu vực, trong đó, châu Á thu hút mạnh mẽ và đạt mức tăng kỷ lục so với các khu vực khác. Tuy nhiên, tại Đông Nam Á, trong khi các quốc gia khác Myanmar, Indonesia, Thái Lan có tốc độ tăng trong thu hút vốn FDI, nhưng lại giảm ở Việt Nam. Như vậy, có thể thấy sức hút về vốn FDI của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực đã suy giảm hơn so với trước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, sau khi Việt Nam hoàn tất nhiều thỏa thuận đàm phán từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương, nhất là hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thực thi Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP)… được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Việc thúc đẩy các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, đồng thời phát triển khu vực kinh tế tư nhân là quan điểm nhất quán của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua quyết tâm của Chính phủ trong việc cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết trên TTCK không giới hạn tỷ lệ sở hữu và sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài - sẽ tạo động lực thu hút vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, để hấp thụ nguồn vốn này, các DN trong nước cần nỗ lực vươn lên, tăng cường quản trị công ty, quản trị rủi ro, minh bạch và công khai hóa thông tin. Đồng thời, cơ quan quản lý phải nâng cao năng lực quản lý, giám sát và điều hành thị trường nhằm bảo đảm sự ổn định, bền vững của TTCK, vừa thu hút có hiệu quả dòng vốn đầu tư gián tiếp, vừa hạn chế được những bất lợi phát sinh.

Tài chính tiền tệ ổn định

Khu vực tài chính tiền tệ ổn định, hỗ trợ mạnh cho khu vực DN và ổn định kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ được đẩy mạnh về chất trong giai đoạn 2016 - 2020. Quyết tâm lớn của Chính phủ và NHNN là hoàn thành cơ bản quá trình tái cơ cấu vào năm 2015. Quá trình thay đổi về chất, tức quá trình cải tổ về mặt quản trị và tài chính - sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong 5 năm tới. Theo đó, hệ thống NH trở nên lành mạnh hơn, an toàn hơn trong vai trò dẫn vốn của mình.

Giai đoạn 2016 - 2020, vấn đề nợ xấu sẽ không còn là vật cản hay "điểm nghẽn" kinh tế nữa. Nợ xấu được kiểm soát, an toàn hệ thống sẽ được bảo đảm, dòng vốn trong nền kinh tế sẽ được lưu thông, tạo thuận lợi hơn cho quá trình tiếp cận vốn của khu vực DN khi mà hầu hết DN Việt Nam vẫn hoạt động dựa nhiều vào vốn vay NH.

Lãi suất sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp, góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho khu vực DN. Lãi suất hiện đang ở mức rất thấp, theo đó khó có thể giảm thêm, trong khi đó, sự ổn định về lạm phát, nợ xấu được xử lý sẽ là nguyên nhân khiến lãi suất không tăng cao. Theo đó, lãi suất được dự báo là sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp như hiện nay.

Trong giai đoạn 5 năm tới, áp lực tăng tỷ giá sẽ đậm hơn, gắn với gia tăng áp lực nợ công của Việt Nam, sự cải thiện tích cực kinh tế Mỹ và tăng nhanh giá trị USD trên thế giới. Các DN và người tiêu dùng trong nước sẽ được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính cạnh tranh và có chất lượng cao hơn từ nhà cung cấp nước ngoài. Tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt dần theo tín hiệu thị trường, song vẫn đảm bảo tính ổn định, cũng như đảm bảo các mục tiêu vĩ mô dài hạn khác.

Từ nghiên cứu trên có thể nhận định: Giai đoạn 2016 - 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ kế thừa quán tính tăng trưởng từ năm 2015 và tiếp tục cải thiện nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ cùng với những cải cách về thể chế của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả.

Hội nhập Cộng đồng ASEAN từ năm 2016 - sẽ góp thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập TPP ở đẳng cấp cao hơn. Sẽ có cả cơ hội và thách thức đan xen. Thách thức cũng có thể trở thành cơ hội mới để nâng sức cạnh tranh kinh tế nếu Nhà nước và DN đều nỗ lực. Việc biến thách thức thành cơ hội cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế và quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong giai đoạn 2016 - 2020, dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm đúng các nguyên tắc, tiêu chí quy định trong Luật Đầu tư công và Chỉ thị số 23/2014/CT-TTg, Chính phủ thể hiện quyết tâm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN khi quy định chặt về phê duyệt chủ trương đầu tư, từ đó, có thể tăng tính trách nhiệm trong lựa chọn dự án, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí.

Đoàn Huế

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 20/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng

Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao khả năng cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng
Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt - Tiệp tại Hải Phòng

Theo phản ánh của bạn đọc Thương hiệu và Công luận, tại Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt -Tiệp tại TP. Hải Phòng bị trà trộn hàng hoá không rõ nguồn gốc và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển
Bình Định: Hải quan và doanh nghiệp đối thoại để cùng đồng hành, phát triển

Ngày 20/5, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Gặp gỡ, đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp năm 2024”. Tại Hội nghị, những khó khăn, vướng mắc và cả những tâm tư, nguyện vọng về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã được chia sẻ thẳng thắn, chân tình, để rồi cùng nhau đồng hành, phát triển…

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vững vàng niềm tin quyết thắng

Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4, giai đoạn 2019 - 2024 là sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu sắc; là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, thêm vinh dự, tự hào và quyết tâm phấn đấu vươn lên, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.