Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo – Kì 2: Gian nan cuộc chiến giữ đất, giữ rừng

“Các chuyến xuyên núi tuần rừng, những hiểm nguy khi đối mặt với “giặc lửa”, lâm tặc hay những mất mát về tinh thần chỉ là chuyện nhỏ. Hóa ra cách xử lý của các cơ quan chức năng địa phương trong việc giữ đất rừng khỏi bị xâm lấn lại khiến tôi uất ức nhất...”, ông Trần Văn Ba nói.

Ăn, ngủ trong lòng rừng

Gần 30 năm làm công tác bảo vệ rừng, ông Ba không thể nhớ hết mình đã có bao nhiêu lần xuyên rừng. Chuyến xuyên rừng đáng nhớ của ông Ba và những “đồng đội” của mình vào khoảng năm 1997. Đội của ông gồm một nhóm người được đưa lên đỉnh núi Tam Đảo rồi thả lại đó. Nhiệm vụ của họ là chia ra các ngả đi tuần, điểm tập hợp sau khi hoàn thành nhiệm vụ của họ là hồ Xạ Hương.

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo – Kì 2: Gian nan cuộc chiến giữ đất, giữ rừng - Hình 1

Mỗi tấc đất rừng bị đào xới luôn khiến ông Ba băn khoăn, trăn trở

Hành trang trong chuyến đi ấy chỉ là một chiếc bánh mì, một chai nước nhỏ. 8 giờ sáng cả đoàn đi đến nơi. Tiếp cận với rừng, rừng mênh mông, rậm rạp, ong và những con vắt luôn rình rập. Có người bị ong đốt đau đến phát khóc. Rừng không có đường, người tuần rừng chỉ biết đi theo hướng nước chảy để có thể về tới đích.

Khi bánh hết, nước hết cái đói khát hành hạ những người tuần rừng. Lán trại của các đối tượng nấu dầu gù như biết trước được cuộc tuần rừng nên trở thành “vườn không, nhà trống”. Thức ăn vẫn tươi đó mà không thể có vật dụng nào nấu chín chúng để dùng. Những người tuần rừng như lả đi. “Lúc ấy, vì phải nhịn đói, mệt nhọc có hai người tuần rừng đã khóc như trẻ con. Có người không đi nổi nữa phải dìu xuống tận chân núi...”, ông Ba kể.

Rất nhiều chuyến đi tuần rừng khác mà trong gần 30 năm, những người tuần rừng như ông Ba không thể nhớ nổi. Nhưng cái màu xanh mát rộng lớn của rừng luôn là động lực khiến ông Ba quên đi mọi sự nhọc nhằn.

Mỗi khi rừng hỏa hoạn, cuộc hành quân chống “giặc lửa” của những người nhỏ bé như ông Ba lại lập tức khởi hành. Họ nhanh chóng đến với rừng, tìm mọi cách để rừng không bị thiêu trụi. Đến khi những đốm than cuối cùng tàn lụi, rừng chỉ còn màu của màn đêm, không thể nhìn đường để về, họ phải cắt cỏ làm chăn ngủ lại với rừng.

Việc kiên quyết bắt gỗ, không để cho lâm tặc, một số người dân chặt phá tràn, ông Ba luôn bị chửi mắng, đe dọa. Gia đình ông Ba đã phải bỏ cả việc chăn nuôi, trồng trọt vì những lời đe dọa trở thành sự thật. Mùa màng đến khi được thu hoạch bị tàn phá, còn bò và lợn bị chặt khoeo. Những mất mát về vật chất ấy không khiến ông Ba thôi việc giữ từng thân cây, tấc đất của rừng...

Ôm nỗi trái ngang

Giữ rừng đã khó, việc giữ đất rừng khỏi bị xâm lấn tại nơi người dân sinh sống lại càng khó hơn. Từ năm 2014, ông đã phát hiện ra nhiều vụ xâm lâm đất rừng nghiêm trọng trong phạm vi đất của Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo quản lý.  Ông Ba đã báo cáo cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết triệt để khiến ông luôn băn khoăn, trăn trở.

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo – Kì 2: Gian nan cuộc chiến giữ đất, giữ rừng - Hình 2

Nhiều báo cáo, biên vụ việc bị chìm trong im lặng

Theo lời ông Ba, gia đình ông được ký hợp đồng giao khoán (hợp tác ăn chia sản phẩm) trồng và bảo vệ rừng với Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo. Đến năm 1999, theo chủ trương của Ban giám đốc Trung tâm, để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các hộ công nhân lâm trường, gia đình ông chấp hành rút ra 42,8ha rừng liên doanh để chia cho các hộ dân liên doanh trang trại 25 năm với lâm trường. Trong số các hộ đó có hộ bà Cao Thị Ly nhận 01 lô đất 2,5ha thuộc lô 17 khoảnh 76 để trồng vải Lục Ngạn. Năm 2007, do cây vải không mang lại hiệu quả kinh tế nên lãnh đạo lâm trường đã bàn bạc với các chủ hộ trồng xen cây keo thử nghiệm và ký hợp đồng ăn chia theo tỷ lệ vốn mỗi bên bỏ ra.

Năm 2014, gia đình bà Ly đi làm ăn xa nên đã làm đơn xin trả lại diện tích rừng giao khoán. Lúc này, diện tích 2,5ha là rừng keo xanh tốt chuẩn bị đến chu kỳ khai thác nên ông Ba đã xin nhận lại diện tích rừng của gia đình bà Ly. Để được nhận với thời gian còn lại của hợp đồng và số phần trăm giá trị đầu tư được hưởng, ông Ba phải trả cho gia đình bà Ly 400 triệu đồng.

Năm 2015, Trung tâm lâm nghiệp tiến hành lập hồ sơ khai thác rừng trồng (rừng keo). Sau đó, thiết kế trồng rừng bạch đàn mô trên diện tích đất này. Tuy nhiên, từ khi khai thác rừng keo đến khi trồng bạch đàn, có người đàn ông tên Trọng nhận là người ủy quyền của gia đình bà Nguyễn Thị Liên (bà Liên là con gái bà Cao Thị Ly) đứng ra ngăn cản việc khai thác rừng keo và việc trồng rừng bạch đàn mới.

“Sau khi trồng được một thời gian, ông Trọng đã ngang nhiên lên nhổ toàn bộ bạch đàn trên diện tích đất 1500m2. Đến đầu năm 2018, ông Trọng tiếp tục phun thuốc cỏ cháy làm chết 1000m2 bạch đàn nữa. Tôi đã cùng trạm lâm nghiệp Bản Long báo cáo công an và xin cấp cây giống để trồng lại nhưng đều bị nhổ sạch sau đó. Đến ngày 29/7/2018, ông Trọng tiếp tục đưa máy vào san ủi diện tích trên. Tôi đã vào hiện trường và mời công an đến nhưng phía công an chỉ lập biên bản qua loa rồi cho máy rời khỏi hiện trường. Suốt thời gian qua, tôi đã chờ đợi kết quả điều tra, xử lý từ phía công an nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả gì”, ông Ba bức xúc chia sẻ.

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo – Kì 2: Gian nan cuộc chiến giữ đất, giữ rừng - Hình 3

Việc cấp sổ đỏ cấp trái thẩm quyền khiến căn nhà ngang nhiên mọc trên đất rừng

Sở dĩ có việc ông Trọng đứng ra ngăn cản việc khai thác và trồng rừng là vì năm 2004, UBND huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã cấp một sổ đỏ (GCNQSDĐ) nằm trong diện tích 2,5ha đất rừng mà Trung tâm lâm nghiệp đang quản lý. Việc cấp sổ đỏ này là trái thẩm quyền và có dấu hiệu vi phạm pháp luật (sẽ được chúng tôi phân tích ở bài sau – PV) đã được ông Ba báo cáo tới cơ quan chức năng.

Tiếp đó, khi ông Ba tiến hành cải tạo và phá bỏ một số cây trên diện tích đất được giao khoán để trồng cây mới thì liên tục bị tố cáo và phải nhiều lần làm việc với công an huyện Tam Đảo.

Uất ức vì sự thờ ơ của cơ quan chức năng khiến đất rừng bị xâm lấn, nhất là khi ông canh tác trên chính mảnh đất được giao khoán thì lại có nguy cơ vướng vòng lao lý, đã nhiều lần, người đàn ông dân tộc Sán Dìu ngoài 60 tuổi phải rơi nước mắt.

(Còn nữa...)

Long Trần – Đức Hạnh

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).