Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo

Nắng đầu hạ gay gắt. Người đàn ông dân tộc Sán Dìu vẫn lặng lẽ đi tuần trên những cánh rừng tại xã Minh Quang (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Công việc gần 30 năm qua của ông là giữ cho những cánh rừng nguyên vẹn. Dưới những bước chân lặng lẽ ấy in hằn biết bao niềm vui, nuỗi buồn và nước mắt…

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo - Hình 1

Ông Trần Văn Ba còn nhiều trăn trở về công tác bảo vệ rừng tại địa phương

Kỳ 1: Sống cùng rừng

Ông là Trần Văn Ba, 65 tuổi, người dân tộc Sán Dìu thuộc xã miền núi Minh Quang nằm ở phía Đông Nam của huyện Tam Đảo. Nơi đây phần lớn dân số là người dân tộc Sán Dìu.

Minh Quang cũng được biết đến với tiềm năng du lịch hấp dẫn nơi có cảnh đẹp tự nhiên của Hồ Xạ Hương, đập Bản Long… Với diện tích rừng khá lớn, khoảng hơn 3000ha, chủ yếu thuộc rừng Quốc gia Tam Đảo. Nhưng để có được những cánh rừng nguyên vẹn, những khu vùng đệm xanh mát thì không hề giản đơn.

Người “canh giấc rừng già”, ông Trần Văn Ba kể, từ năm 1991 ông và gia đình đã được giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng cho Lâm trường Tam Đảo (nay là Trung tâm phát triển nông lâm Vĩnh Phúc). Năm 1994, ông còn nhận khoán trồng rừng cho Ban quản lý rừng cấm Tam Đảo (nay là Vườn Quốc gia Tam Đảo). Trong suốt thời gian gần 30 năm, gia đình ông đã trồng và trông nom bảo vệ với diện tích gần 1.000ha rừng.

Ông Ba còn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng của xã theo Quyết định số 1796/QĐ-UB ngày 11/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Với công sức và tâm huyết đã bỏ ra trong thời gian qua, ông Ba đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều giấy khen của UBND huyện Bình Xuyên, Vườn Quốc gia Tam Đảo, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc…

Theo lời kể của ông Ba, công tác quản lý và bảo vệ rừng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số là vô cùng khó khăn, gian khổ. Trước đây, cuộc sống của đại đa số người dân trong xã còn gặp rất nhiều khó khăn. Quan niệm của người đồng bào thì rừng là của thiên nhiên không là của nhà ai cả, ai muốn lấy gì thì lấy, muốn đốt, muốn chặt để làm nương rẫy là tùy thuộc vào khả năng của từng hộ gia đình.

Với quan niệm như thế, người đồng bào cứ vào rừng chặt phá, khai hoang để mưu sinh. Để làm thay đổi được những quan điểm ấy nhất thời là rất khó. Song, với nhiệt huyết của bản thân, sự đam mê với núi rừng ông Ba đã cùng nhiều người dân đứng ra vận động bà con trong xã không đốt phá rừng, cùng nhau trồng, trông nom tạo nên những cánh rừng tươi xanh. Nhiều khi ông Ba phải gánh chịu không ít những mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giữ gìn từng tất đất, không để rừng bị xâm lấn.

Nước mắt người giữ rừng dưới chân núi Tam Đảo - Hình 2

Ông Ba chỉ vào một công trình có dấu hiệu xâm lấn đất rừng

Ông Trần Văn Ba tâm sự: “Tôi và gia đình phải chịu những ánh mắt và lời nói thiếu thiện chí, những lời nguyền rủa của bà con hàng xóm, thậm chí cả nội tộc gia đình. Có những bữa cỗ không được mời hoặc có được mời nhưng không có người ngồi cùng hay ngồi nhưng họ chỉ ăn mà không hề trò chuyện”.

“Tinh thần đã vậy, về vật chất còn bi đát hơn, gia đình nuôi được 6 con bò giống thì bị chặt đuôi và chặt khoeo hết. Hoa màu ngoài đồng gần được thu hoạch thì bị phá hoại. Để tránh thiệt hại về kinh tế tôi đành bỏ cả chăn nuôi lẫn trồng trọt để tập trung vào công tác trồng rừng và bảo vệ rừng cho đến ngày nay”- ông Ba cho biết thêm.

Là một tổ trưởng bảo vệ rừng gần 30 năm với bao nhọc nhằn, phụ cấp chỉ vỏn vẹn 275.000đ/tháng nhưng ở đâu có cháy rừng, có sự xâm lấn là ở đó ông có mặt. Gia đình ông Trần Văn Ba đã bỏ cả việc trồng trọt, chăn nuôi để có thể có thể tham gia vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng cho đến ngày hôm nay.

Những vất vả về vật chất không làm ông nản lòng nhưng những nỗi khổ về tinh thần luôn bám riết theo ông nhất là mới đây trong “cuộc chiến” giữ đất rừng mà ông đang là người chịu nhiều uất ức…

Giờ đây, khi những cái nhìn thiếu thiện cảm của người dân cũng đã dần vơi đi. Tuy nhiên, những sai phạm của chính quyền địa phương trong việc giao đất, giao rừng mới là điều mà hiện giờ ông Ba bức xúc và trăn trở nhất.

Long Trần – Đức Hạnh

Bài liên quan

Tin mới

Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi
Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi

Trong báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường vàng được đánh giá là quản lý còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4
Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4

Chiều 24/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc Nam.

Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn
Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn

Để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Trên địa bàn TP. Hà Nội, công an thành phố tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng...

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc
Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc

Vĩnh Phúc đã và đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đặc biệt, tập trung xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc, đáp ứng những yêu cầu cao từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.