Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thu nhập của nông dân trồng lúa: Bằng một nửa mức lương tối thiểu

Sáng  17/10 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn v

Sáng  17/10 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố báo cáo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao”.

Theo báo cáo, các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Oxfam năm 2012 cho thấy mặc dù rất chịu khó và nhạy bén, nhưng thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất của cả nước, chỉ đạt 535 ngàn đồng/người/tháng, tương đương một nửa mức lương tối thiểu.

Vì vậy, các hộ sản xuất lúa với quy mô nhỏ (dưới 2 ha) không thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa mà phải dựa vào các thu nhập từ chăn nuôi, thủy sản hay từ các hoạt động phi nông nghiệp khác. Cũng theo báo cáo này, khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm sẽ kéo giá bán lúa xuống thấp. Thế nhưng khi giá gạo trên thị trường tăng cao thì người trồng lúa cũng chỉ được lợi rất ít.

Ngoài ra, theo phân tích chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại An Giang thì thấy rằng nông dân thường chỉ nhận được khoảng 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị, phần còn lại do các trung gian và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được hưởng. Với quy mô hộ nhỏ manh mún, thời điểm thu mua khác nhau cộng với vận chuyển khó khăn, các DN xuất khẩu không thể thu mua trực tiếp từ các hộ. “Mức lợi nhuận 30% cho người trồng lúa là không hợp lý khi họ phải bỏ ra 60%-70% tổng chi phí sản xuất, chưa kể đến những rủi ro thiên tai...”, báo cáo phân tích.

Để phát triển ngành lúa gạo trong thời gian tới, báo cáo cũng đề xuất Nhà nước phải thành lập Ban điều hành lúa gạo với sự tham gia của DN, nông dân, chịu trách nhiệm dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quy hoạch vùng trồng lúa. Cần nhấn mạnh vai trò thực sự, tiếng nói thực sự của nông dân trong quá trình điều hành kinh doanh xuất khẩu gạo để đảm bảo quyền lợi của nông dân.

Theo đề xuất của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, mức giá sàn thu mua cần được đưa ra ngay từ đầu vụ, giá sàn cần tính đủ các chi phí thành phần. Phương pháp tính giá sàn cần có hệ số để phản ánh được sự biến động trong giá đầu vào cũng như sự khác biệt về địa hình, thời tiết giữa các địa bàn gây ra sự khác biệt về chi phí sản xuất. Trên cơ sở đó, giá thu mua nên được thống nhất giữa người nông dân và các DN ngay từ đầu mỗi vụ.

Tuyết Hoa

Tin mới

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.