Thủ tướng: Phòng thủ dân sự từ sớm, từ xa, lấy dân làm gốc
Chiều 10/03, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Theo báo cáo tại phiên họp, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; đại dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng; biến đổi khí hậu, sự cố, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về người tài sản; kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động kép từ bên ngoài và bên trong; phát sinh nhiều thách thức đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Thống kê từ 01/01/2022 đến 28/02/2023, thiên tai, sự cố đã xảy ra gần 8.000 vụ, gây thiệt hại lớn về người; riêng thiệt hại vật chất do thiên tai khoảng 5.065 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm 2021.
Phát biểu tại cuộc họp Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác dự báo, cảnh báo còn hạn chế; phương châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng” nhiều nơi còn tính hình thức…
Dự báo tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều thách thức, Thủ tướng yêu cầu công tác phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế. Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương; công trình phòng thủ dân sự phải chú trọng tính lưỡng dụng.
Về các giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng; xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản dưới luật quy định cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự. Cùng với đó, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự không chỉ của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng thủ dân sự, phòng tránh thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến, tình hình thiên tai, sự cố của người dân.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Bộ Công an rà soát phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; xử lý nghiêm vi phạm trong ứng phó, khắc phục với các sự cố, thiên tai, dịch bệnh…
PV
Bài liên quan
Bài viết khác
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tham gia góp dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sửa đổi
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Thanh Hóa: Cụm thi đua số 2 giao ban công tác dân vận và MTTQ năm 2024
Chiều 22/11, tại huyện Triệu Sơn, Cụm thi đua số 2, Ban Dân vận Tỉnh ủy - Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban công tác dân vận và MTTQ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị ICAPP
Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP cho rằng, thế giới đang chứng kiến nhiều áp lực và thách thức về địa chính trị, kinh tế và xã hội, sự xung đột giữa các quốc gia gây phương hại đến tốc độ phát triển kinh tế và môi trường hòa bình ổn định của thế giới.
Đắk Nông:Giám đốc Sở Giao thông Vận tải làm Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông vừa điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. Trong đó, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải được điều động làm Chánh văn phòng UBND tỉnh.
Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Bắc.
Nam Định họp kiểm điểm tiến độ dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển
UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức họp kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.
Huyện Nghĩa Hưng đối thoại với dân về công tác giải phóng mặt bằng khu vực Cồn Xanh
Ngày 22/11, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đối thoại với các hộ dân đang sử dụng đất trong khu vực Cồn Xanh thuộc dự án Nhà máy thép xanh Xuân Thiện, Nghĩa Hưng và dự án Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện.
Lạng Sơn: Có tân Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư
Chiều 22/11, tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lạng Sơn diễn ra hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về công tác cán bộ.
Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng: Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp”
Thực hiện Chương trình công tác năm của UBND TP. Hải Phòng, ngày 22/11/2024, Sở Công Thương phối hợp với Hội liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng: Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp”.