Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Không ngừng nâng cao chất lượng hàng Việt

(TH&CL) Trong

(TH&CL) Trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển kinh tế Xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ đã có nhiều lời dạy sâu sắc, phong phú về nâng cao chất lượng và ưu tiên dùng hàng nội hóa của ta. Những lời dạy của Người về vấn đề này, có giá trị bền vững, có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với sự nghiệp xây dựng các thương hiệu hàng hóa mới và với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" hiện nay.


"Dùng hàng nội hóa, ích nước, lợi nhà"

Ngay từ khi miền Bắc mới được giải phóng, Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng nội hóa.

Trong lời kêu gọi nhân ngày giải phóng Thủ đô, Người đã nhấn mạnh: "Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều… Các bạn công nhân hăng hái sản xuất. Bà con công, thương hăng hái kinh doanh. Chúng ta phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh tế và tài chính".

Theo Người, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thì chúng ta phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo phương châm "Nhiều - Nhanh - Tốt - Rẻ". Người đã phân tích một cách sâu sắc về mối quan hệ biện chứng giữa 4 mặt ấy, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của mặt tốt, mặt chất lượng cao của hàng hóa. Người chỉ rõ, sản xuất ra hàng tốt, hàng chất lượng cao, nó không những tạo ra uy tín, mà còn làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hàng tốt chính là thương hiệu vang xa, mang lại tiếng thơm và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Trái lại, làm ra hàng xấu, hàng kém chất lượng, nó không chỉ gây tổn hại cho doanh nghiệp, mà còn gây tác hại lớn cho cả Nhà nước và người tiêu dùng. Người đã từng dạy: "Hàng xấu khó bán hoặc bán với giá rẻ, do đó xí nghiệp không có lãi, Nhà nước không tăng được tích lũy. Hàng xấu thì chóng hỏng, chóng hao, ảnh hưởng đến túi tiền của người tiêu dùng".

Chính từ những lẽ đó, Người kịch liệt phê phán những hàng hóa chất lượng kém, như: "Kim khâu quá to, khó khâu, hay làm đứt chỉ. Xe đạp "Thống Nhất" có cái mới đi 30 cây số đã xộc xệch. Khăn mặt, có cái dùng 1 tháng đã rách. Áo đi mưa, mặc dăm lần đã đứt cúc, áo may sẵn cho trẻ con, mới mặc một buổi thì 3 khuy đã rơi mất 2"… Từ thực trạng hàng kém chất lượng ấy, Người yêu cầu mỗi xí nghiệp, mỗi hợp tác xã, mỗi cán bộ, công nhân và mỗi xã viên, phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.

Trong lãnh đạo xây dựng kinh tế, Bác Hồ đặc biệt quan tâm giáo dục cho các tầng lớp nhân dân về ưu tiên dùng hàng nội hóa. Chính Người là một tấm gương mẫu mực tuyệt vời về thực hiện vấn đề này. Trong đời thường, Người luôn đi đôi dép lốp, mặc bộ quần áo bà ba, dùng cây bút Hồng Hà bình dị. Đã nhiều lần, Người phân tích rất sâu sắc về lợi ích của việc dùng hàng nội hóa. Người đã chỉ rõ, hàng nội hóa thường có giá rẻ hơn hàng ngoại nhập; hơn nữa, nó lại phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và tập quán, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, Người còn nhấn mạnh, nhân dân ta có ưu tiên dùng hàng nội hóa thì nền sản xuất nước nhà mới phát triển, Nhà nước mới tăng được tích lũy, phúc lợi chung của xã hội mới được nâng cao. Chính từ những lẽ đó, Người đã đi tới kết luận: "Dùng hàng nội hóa, vừa ích nước, vừa lợi nhà"…

"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với quá trình chủ động hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những đổi thay to lớn, sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển mạnh mẽ trên mọi miền đất nước. Cùng với sự đổi thay, phát triển, cuộc đấu tranh nhằm xây dựng, giữ gìn, phát huy các thương hiệu hàng hóa cũng đang diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, phức tạp. Trong bối cảnh ấy, để thực hiện sáng tạo lời dạy của Bác Hồ, nhằm xây dựng được những thương hiệu hàng hóa mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp.

Trước hết, để xây dựng được những thương hiệu hàng hóa mạnh, chúng ta phải vận dụng và thực hiện sáng tạo lời dạy của Bác Hồ đó là không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa. Bởi vì, chất lượng hàng hóa là nội dung cốt lõi, là tiêu chuẩn đầu tiên của thương hiệu hàng hóa. Thực tiễn đã khẳng định rằng, những thương hiệu hàng hóa mạnh như cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, may Việt Tiến, FPT, THACO, TRAPHACO… đều được xây dựng trên cơ sở nền tảng của chất lượng hàng hóa tốt.

Đương nhiên, muốn có hàng hóa tốt, hàng hóa chất lượng cao, các doanh nghiệp phải ứng dụng sáng tạo những công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đồng thời không ngừng cải tiến công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất; đặc biệt, phải nỗ lực phấn đấu, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Chỉ có trên cơ sở như vậy, chúng ta mới thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ là: sản xuất được hàng hóa tốt và rẻ. Thực tế hiện nay cũng đã chỉ ra rằng, phải trên cơ sở sản xuất được hàng hóa "Tốt - Rẻ - Nhiều", thì mới xây dựng được thương hiệu hàng hóa mạnh và thương hiệu đó mới chiếm lĩnh được thị phần, nâng cao được lợi nhuận, nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Trong những năm tới, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, chúng ta còn phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" lên tầm cao mới. Hơn 4 năm qua, cuộc vận động này đã được các địa phương trong cả nước hưởng ứng và đã đạt những kết quả bước đầu. Thủ đô Hà Nội là địa phương dẫn đầu toàn quốc về thực hiện cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược quan trọng này.

Với quyết tâm cao, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai đồng bộ, Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tốt: Tổ chức được 77 chuyến hàng phiên chợ Việt, 358 chuyến hàng Việt lưu động, 9 trung tâm bán hàng Việt lưu động, 36 phiên chợ Tết truyền thống… Tuy nhiên, ở Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước, tâm lý "sính" hàng ngoại còn khá phổ biến. Nhìn chung, người tiêu dùng còn chưa mặn mà với hàng nội hóa. Ví như, trong năm 2013, các bệnh viện lớn ở tuyến Trung ương dùng thuốc nội điều trị chỉ xấp xỉ đạt 10% tổng số thuốc sử dụng…

Trước tình hình đó, chúng ta càng phải đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" lên một cách mạnh mẽ và rộng khắp hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả cuộc vận động, chúng ta phải tiến hành tốt nhiều nội dung, biện pháp: Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về ý nghĩa, vai trò của việc ưu tiên dùng hàng nội hóa; tổ chức tốt chương trình "Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng", nhất là đến với bà con nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; các tỉnh, thành phố cần tổ chức tốt cuộc bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích", qua đó vinh danh những hàng hóa Việt tiêu biểu; tổ chức tốt các cuộc "Hội chợ hàng Việt", tập hợp thật đông đảo các doanh nghiệp, địa phương tham gia, qua đó quảng bá rộng rãi hàng hóa Việt, nhất là các thương hiệu hàng hóa mới, hàng hóa thiết yếu cho đời sống dân sinh…

Thực hiện tốt các vấn đề trên, nhất định cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp và chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi lời dạy của Bác Hồ về ưu tiên dùng hàng nội hóa để ''Vừa ích nước, vừa lợi nhà”

PGS. TS. Hà Huy Thông

Tin mới

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.

Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị
Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 - 2024; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.