Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Việt mất dần: Lỗi thuộc về chính sách?

Thương hiệu Việt vốn dĩ đã ít ỏi. Một số thương hiệu có tiến

Thương hiệu Việt vốn dĩ đã ít ỏi. Một số thương hiệu có tiếng tăm dẫn dắt cuộc chơi đang bán dần cho đối tác ngoại. Dù nhìn ở góc độ nào, cũng thấy nhiều điều đáng phải bận tâm.

Giấc mơ Phở 24 là thương hiệu Việt mang tầm quốc tế, cuối cùng cũng đã bán cho đối tác ngoại

Ồ ạt bán tên mình

Thời gian qua, người tiêu dùng Việt Nam liên tiếp chứng kiến các thương hiệu mà họ tin dùng lần lượt được bán cho nhà đầu tư ngoại.

Cuối năm 2014, Công ty CP Tập đoàn Kinh Đô đã triệu tập đại hội cổ đông bất thường để thông qua việc bán 80% mảng kinh doanh truyền thống của tập đoàn, 20% còn lại có thể được bán trong vòng 12 tháng tới cho nhà đầu tư nước ngoài.

Mới đây, 2 chuỗi siêu thị Fivimart của Nhất Nam và Citimart của Đông Hưng - 2 thương hiệu bán lẻ nổi tiếng tại Hà Nội và TP. HCM, cũng đã bán tương ứng 30% và 49% cho tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon. Vụ Prime Group bán 85% cho đại gia xi măng Thái Lan SCG cũng khiến nhiều người tiếc nuối về một thương hiệu đang nổi, chiếm 20% thị phần trong nước. Hồi đầu năm 2015, một đại gia bán lẻ của Thái Lan đã tiết lộ thông tin mua 49% cổ phần một DN bán lẻ điện máy hàng đầu Việt Nam: Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NK, đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Nguyễn Kim.Không ít người gần đây cũng lo lắng cho vua tôm Minh Phú - một DN gần như không có đối thủ cạnh tranh trên nhiều thị trường quốc tế với sản phẩm tôm - có thể sẽ bán cho đối tác ngoại sau những nỗ lực hủy niêm yết tự nguyện.

Có thể thấy, hàng loạt thương vụ bán thương hiệu và mảng kinh doanh trị giá hàng trăm triệu USD - là một phương thức làm giàu, một cách thức hiện thực hóa các kết quả kinh doanh tích lũy trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều mà nhiều chuyên gia cũng như một số doanh nhân lo lắng là nền kinh tế trong nước thiếu vắng các DN nội dẫn dắt cuộc chơi. Rất nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước nằm dưới sự dẫn dắt của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chùn chân của khá nhiều DN lớn gần đây có thể khiến cho các thương hiệu Việt nổi tiếng - vốn đã ít ngày càng hiếm hoi.

Làm sao để níu giữ?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ: Không ít DN phải bán thương hiệu vì khó khăn và tôi “thực sự đau lòng” khi nhìn thấy điều đó. Vào lúc bí về đầu ra, bí về thị trường, bí về nguồn vốn và các mặt, DN mình không thật rõ lắm tương lai như thế nào để mà quyết định những bước đi tiếp thì M&A vừa là cơ hội như là người “sắp sửa chết đuối vớ được cọc”. Nhưng đồng thời, nó cũng là thách thức. Bởi cái cọc, biết đâu ngày nào đó có thể phang vào đầu mình... Kỹ năng chống thâu tóm của DN Việt còn kém, chỉ cần họ để cho thua lỗ vài năm là mình phải rút lui, họ thay tên đổi chủ. Cũng có thể có nguy cơ, sau khi thâu tóm thì họ lại biến thành đơn vị nhập khẩu để tiêu thụ hàng của công ty mẹ như đã diễn ra đối với ngành điện tử của Việt Nam, hay một số DN ô tô FDI. Nhà nước hãy kéo họ lên, giữ họ lại. Đừng để DN phải bán mình đi với giá rẻ mạt.

Tổng giám đốc Công ty Tân Quang Minh, Nguyễn Đặng Hiến, chủ thương hiệu nước giải khát Bidrico cũng trăn trở với việc gìn giữ thương hiệu Việt: “Tôi thấy thật xót xa khi nhiều thương hiệu Việt dần rơi rụng hoặc bị thôn tính. Ngay thương hiệu Bidrico mà chúng tôi  bền bỉ tạo dựng hơn 20 năm qua  cũng không thoát khỏi tầm ngắm của các “ông lớn” nước ngoài, trong đó có nhiều tên tuổi lừng danh cử người tiếp cận, đặt vấn đề nhượng quyền thương hiệu. Nhưng tôi chưa gật đầu với tập đoàn nào cả, còn xem họ muốn gì, lộ trình của họ ra sao rồi mới tính”.

Để cho DN tự bơi, bị thâu tóm, biến mất… một phần lỗi thuộc về chính sách. Chính sách cần quan tâm  hơn nữa đến sự sống còn của DN tư nhân, bởi đó là tài sản của quốc gia. Nhiều DN nỗ lực hết mình để giữ thương hiệu, nhưng phải hiểu, sức họ làm đến đó thôi, muốn vươn lên nữa, ra với toàn cầu, họ không đủ sức về năng lực, tài lực lẫn nhân lực. Thật khó để nói về giấc mơ một thương hiệu toàn cầu cho Việt Nam khi môi trường kinh doanh chưa thực sự thân thiện.

Bình Thanh

Tin mới

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.

Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024
Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Nhà nước.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão

Tuyến đê thuộc gói thầu thi công kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa) vừa được thi công và đưa vào sử dụng chưa lâu. Đến nay, nhiều vị trí của tuyến đê đang xuất hiện tình trạng xuống cấp, người dân địa phương cho rằng công trình xuống cấp là do đơn vị thi công công trình không đảm bảo chất lượng.