Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ vụ việc tranh chấp tài sản đảm bảo: Quá nhiều sơ hở

Trong khi người dân và nhiều DN phải chật vật vượt qua hàng mớ thủ tục, giấy tờ để vay được tiền ở NH thì việc một DN ở Bình Dương cùng lúc dùng một kho hàng thế chấp để vay hàng trăm tỷ

Trong khi người dân và nhiều DN phải chật vật vượt qua hàng mớ thủ tục, giấy tờ để vay được tiền ở NH thì việc một DN ở Bình Dương cùng lúc dùng một kho hàng thế chấp để vay hàng trăm tỷ đồng của 7 NH khác nhau một cách dễ dàng, đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng…

Con voi chui lọt… lỗ kim

Vụ việc 7 NH cùng tranh chấp một kho cà phê là tài sản thế chấp (tại Bình Dương), đã gây xôn xao dư luận. Cụ thể, Công ty Trường Ngân, đã thế chấp 3.360 tấn cà phê để vay vốn tại NH Phương Đông (OCB), tính đến thời điểm bị cưỡng chế kho hàng, DN này còn nợ OCB 4,4 triệu USD. Tuy nhiên, điều đáng nói là cùng kho hàng này, Công ty Trường Ngân đã cầm cố cho 7 NH (OCB, MB, Techcombank, Vietinbank, Agribank, Maritime Bank và VIB) để vay nợ với số tiền hơn 600 tỷ đồng, đến nay không còn khả năng trả nợ. Trước đó, vào đầu năm 2013, dư luận đã ngỡ ngàng trước thông tin 5 NH cùng mắc võng nằm canh kho hàng của công ty Âu Mỹ (Thường Tín, Hà Nội), do cũng liên quan đến tài sản đảm bảo (TSĐB).

Những vụ việc này thể hiện công tác quản lý TSĐB của các NH rất lỏng lẻo, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự “cẩu thả” của các NH trong hoạt động cho vay cũng như công tác quản trị rủi ro.

Sau khi vụ việc này xảy ra, dư luận không khỏi ngạc nhiên, bởi các NH có bao nhiêu ban kiểm soát và rất nhiều phòng ban thẩm định khác mà lại có thể  sơ hở đến như vậy?

Thực tế, DN có thể dùng tài sản để thế chấp cho nhiều NH, điều này luật lệ cho phép, nhưng họ phải thông báo cho NH về lô hàng này, nó đặt ở đâu, khối lượng cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, quan trọng hơn, trước và sau khi cho vay, các NH phải có biện pháp để xác minh, kiểm tra tài sản thế chấp cũng như giám sát TSĐB của mình trong suốt thời gian hợp đồng tín dụng còn hiệu lực. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, vụ việc đặt ra nhiều vấn đề.

Về phía người đi vay, họ dùng một lô hàng thế chấp cho nhiều NH mà không minh bạch về thông tin tài sản thế chấp cho các NH là mang tính lừa đảo. Tuy nhiên, về phía NH, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, khâu thẩm định hồ sơ vay tiền, kiểm tra tài sản đảm bảo cũng như quản lý hậu cho vay ở các NH này đều kém. Trách nhiệm của các NH khi cho vay phải biết rõ lô hàng nào là của mình. Do các NH khi cho vay không điều tra kỹ càng, dẫn đến việc tranh chấp TSĐB, đó là sơ hở rất lớn trong vấn đề quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát hàng thế chấp.

Trách nhiệm thuộc về ngân hàng?

Khi vụ việc xảy ra, dư luận băn khoăn về vai trò của hệ thống đăng ký tài sản thế chấp trong hệ thống NH.

Về điều này, theo TS. Hiếu, những quy định TSĐB, đăng ký TSĐB đã có, nhưng việc tuân thủ và hoạt động của các cơ quan được giao làm đăng ký TSĐB này không được chặt chẽ, thiếu rành mạch nên các NH không biết được tài sản đó đã được thế chấp cho các NH khác hay chưa.

“Nên đưa TSĐB ra một kho và NH giữ chìa khóa của kho đó, khi nào DN cần thì NH mới ra lệnh xuất hàng. Làm thế sẽ gây trở ngại cho DN nhưng NH phải làm như vậy, trừ trường hợp NH đó đảm bảo mình là người duy  nhất được thế chấp lô hàng này”, ông Hiếu nêu chính kiến.

Như vậy, trên thực tế, cả 3 khâu vay và cho vay, đăng ký TSĐB và quản lý TSĐB còn sơ hở. Trong đó, lỏng lẻo nhất là ở phía các NH, vì NH làm chặt thì dù có “ba đầu sáu tay” DN cũng không thể lừa được. Khâu quan trọng nhất, giữ vai trò trung tâm là NH. Nếu NH làm chặt thì dẫu DN không minh bạch trong thông tin, NH cũng có cách để ứng phó và bảo vệ tài sản của mình.

Vụ việc vỡ lở cũng cho thấy, nợ xấu tiềm ẩn trong các gói vay của các NH có thể là rất lớn.

Theo một số chuyên gia, vụ việc trên có thể chỉ là một mảng băng bị vỡ ra trong tảng băng chìm của hệ thống NH, có thể còn nhiều vụ việc âm thầm khác. Điều này thể hiện nguy cơ nợ sẽ trở thành nợ xấu trong hệ thống tín dụng ở nước ta.

Vân Khánh

Tin mới

Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn
Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn

Việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, không chỉ giúp bà con trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ động được nguồn nước tưới, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất trong mùa nắng hạn, mà còn duy trì sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu...

Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân
Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân

Trong cơn lốc đô thị hóa, san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông với ồn ã khói bụi công trường, người ta thường vọng về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen...

Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương sẽ được tổ chức vào 9/5 nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn
Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn

NDO - 70 bức tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn trong một triển lãm đặc biệt nhân kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Ký ức Điện Biên” không chỉ là những trang nhật ký về những ngày tháng cam go ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Tây Bắc, nơi họa sĩ đã gắn bó, mà còn cho thấy cảm xúc, những tình cảm từ trái tim của một người lính cầm cọ giữa cuộc chiến đầy khốc liệt.

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão
Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cây xanh bị gãy, đổ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội sẽ cắt, tỉa khoảng 90.000 - 100.000 cây xanh. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra, khảo sát để sớm phát hiện những cây xanh nguy hiểm, đưa vào kế hoạch chặt hạ trước mùa mưa bão.