Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

UBND Thành phố chỉ đạo: Sở Nội vụ làm ngơ?

(TH&CL) Đó là bức xúc của ông Triệu Xuân Trình, Ủy viên Hội đồng cố vấn Trung tâm Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LCC), cố vấn Công ty Luật Hương Sen - TP. Hà Nội (sau

(TH&CL) Đó là bức xúc của ông Triệu Xuân Trình, Ủy viên Hội đồng cố vấn Trung tâm Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LCC), cố vấn Công ty Luật Hương Sen - TP. Hà Nội (sau đây gọi chung là Tổ chức LS), xung quanh vụ việc “bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Cát” (sau tự tổ chức Đaị hội cổ đông năm 2012 không có mặt của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Cát), Trường Trung cấp Y - Dược Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội).

Bất đồng chính kiến?

Sau khi có QĐ số 906/QĐ-UBND ngày 7/2/2013 về việc UBND TP. Hà Nội đã công nhận HĐQT mới của Trường Trung cấp Y - Dược Phạm Ngọc Thạch (TCYDPNT), người ta cho rằng, mọi chuyện đã khép lại và “hơn 4 năm với rất nhiều đoàn thanh tra, cuối cùng đều khẳng định, không có việc tiêu cực cũng như các vi phạm pháp luật khác xảy ra ở đây”?

Tuy nhiên, sự việc dường như chưa thể dừng…

Trên các văn bản giấy tờ có ghi: Căn cứ đơn xin thành lập Trường TCYDPNT của GĐ Công ty CP Hóa dược Việt Nam (HDVN); căn cứ vào các công văn của Bộ GD-ĐT, ngày 12/1/2009, UBND TP. Hà Nội đã ban hành QĐ số 149/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Trường TCYDPNT - là cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài NSNN.

Đến ngày 24/2/2009, UBND TP. Hà Nội ban hành QĐ số 892/QĐ-UBND về việc công nhận HĐQT của trường, gồm: Bà Nguyễn Thị Cát (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Châu (Phó chủ tịch HĐQT), bà Phùng Thị Thu Hương (Ủy viên HĐQT).

Nhà trường đang hoạt động bình thường thì bất ngờ một chuyện đáng buồn xảy ra: Do bất đồng không thể “ngồi chung con thuyền”, ông Châu và bà Cát đều có đơn thư gửi các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết sự việc. Vậy nguyên nhân do đâu?

Qua các tài liệu chứng cứ chúng tôi thu thập được thì thấy, về phía ông Châu, Phó chủ tịch HĐQT, Trường TCYDPNT luôn cho rằng, bà Cát đã mắc những vi phạm trong quá trình lãnh đạo và tự ý làm một số việc không thông qua HĐQT…

Trao đổi với chúng tôi tại VP Công ty Luật Hương Sen (47 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Cát, nguyên Chủ tịch HĐQT, Trường TCYDPNT bức xúc: Ông Châu “gắp lửa bỏ tay người!”

Bà Cát trải lòng: Thời gian đầu, chúng tôi mượn cơ sở vật chất của Công ty HDVN để thành lập trường. Tôi lúc đó đã nhẹ dạ cả tin, hiểu biết hạn chế về pháp luật nên cứ nghĩ mọi chuyện chỉ đơn giản là mượn (nhờ) một cơ quan chủ quản đứng ra làm tư cách pháp nhân cho đơn vị mình. Sau đó, để cho khách quan, chúng tôi đã đề nghị GS. TSKH, Hiệu trưởng nhà trường, Nguyễn Văn Dịp ký vào Bản cam kết về việc đại diện pháp nhân tạm thời cho Trường TCYDPNT. Anh Dịp bảo tôi “chị phải cất kín Bản cam kết không sau này họ lật mình đấy”. Y rằng họ lật mình thật. Vì mình mượn tư cách pháp nhân của họ nên trong văn bản QĐ thành lập trường, họ đề là “Trường TCYDPNT thuộc Công ty HDVN”.

“Ông Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty HDVN  đã lừa tôi bằng cách cầm QĐ rồi dấu biến đi (?!). Ông Châu còn bảo với tôi: “Chị Cát ơi, tôi đã giúp chị thì bây giờ chị giúp lại tôi. Hiện giờ, chúng tôi là công ty, lương rất thấp, phải lên tổng công ty thì lương mới cao được. Vậy chị xác nhận giúp tôi là “Công ty HDVN có góp 7 tỷ đồng vào vốn xây dựng trường”. Mình chỉ nghĩ đơn giản, giúp lại người ta bằng cách xác nhận để bên ông Châu lên tổng công ty thôi, còn thực chất ông ấy có góp vốn cho mình đâu? Nhưng tôi xin khẳng định, cho đến giờ, không có một văn bản nào mà hai bên ngồi lại với nhau ký góp vốn và cũng không có 7 tỷ đồng nào của bên ông Châu cái gọi là “góp vốn xây dựng trường!”. Trường TCYDPNT không phải của Công ty HDVN, mà là của 5 cá nhân đóng góp vốn dựng lên. Tôi là người sáng lập ra trường đó. Công ty HDVN chỉ là đơn vị cho thuê nhà, chứ không hề góp một đồng vốn nào...”, bà Cát uất ức.

Điều đáng nói ở đây là, trên những biên lai, phiếu thu tiền của Công ty HDVN mà chúng tôi đã thu thập được, đã thể hiện việc cho Trường TCYDPNT thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, mỗi năm là 400.000.000 đồng. Vậy làm sao có thể nói Trường TCYDPNT trực thuộc Công ty HDVN được?

Giữa đường gặp chuyện…

Tại VP Công ty Luật Hương Sen, Ủy viên hội đồng cố vấn (UVHĐCV) LCC ông Triệu Xuân Trình, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Cát cho biết: Trong suốt thời gian qua, bà Cát đã “gõ cửa” nhiều cơ quan nhưng đều vô vọng. Khi nhận được tập hồ sơ của bà Cát, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, sau đó có CV số 05 kiến nghị gửi lên UBND TP Hà Nội, trong đó nêu rõ quan điểm: Thứ nhất, quá trính khiếu nại của bà Cát mà thẩm quyền giải quyết là UBND TP. Hà Nội, trong suốt thời gian từ 2010 – 2012, không được các cơ quan thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Thứ hai, trong quá trình xác minh, chúng tôi nhận thấy, người ta đã không cho bà Cát vào Trường TCYDPNT, mặc dù bà Cát là Chủ tịch HĐQT? Phải chăng, người ta đã dùng sức ép cá nhân – chủ thể của một cơ quan khác để đuổi bà Cát? Đây là một sự vi phạm đến lợi ích của bà Cát.

UVHĐCV LCC, ông Triệu Xuân Trình cho biết: Giai đoạn đầu, Công ty HDVN có CV đề xuất về việc thành lập Trường TCYDPNT. Khi có CV đề xuất thì Nhà nước đồng ý. Nhưng một trong những tiêu chí để có đủ điều kiện đó là phải có địa điểm, cơ sở vật chất (không phải do cá nhân đóng góp mà có thể đi thuê), có điều kiện môi trường đủ để đào tạo… Đương nhiên CV đề xuất của Công ty HDVN, không có nghĩa là DN này là cơ quan chủ quản của họ (trường), đồng thời cũng không có nghĩa Công ty HDVN là thành viên của HĐQT trường TCYDPNT bởi hai chủ thể ở đây là khác nhau, hai phạm trù điều chỉnh khác nhau. Lúc đầu, bà Cát dựa vào Công ty HDVN – làm cơ sở pháp nhân để đề xuất thành lập trường. Vì vậy, phía Công ty HDVN nói “mọi hoạt động của nhà trường đều phải chịu sự quản lý của Công ty” là hoàn toàn sai.

Liên quan tới việc “có hay không Công ty HDVN góp vốn 7 tỷ đồng xây dựng trường”, UVHĐCV ông Trình lên tiếng: “Nếu ra tòa, tôi sẽ hỏi thẳng ông Châu rằng “ông là Chủ tịch HĐQT Công ty HDVN, ông có giảm số vốn của DN mình không? Nếu có thì bà Cát mới là đúng và công ty ông cũng là đúng bởi đương nhiên, công ty của ông phải có tài sản vào đó? Tuy nhiên, muốn có thứ đó, tôi đề nghị ông Châu xuất trình quyết toán tài chính. Một khi quyết toán tài chính không có số vốn giảm – thì điều đó có thể kết luận: Trường TCYDPNT không thể có vốn (góp của công ty) 7 tỷ đồng của Công ty Cổ phần HDVN. Vấn đề nữa, việc đóng góp với nhà trường 7 tỷ đồng của Công ty HDVN, được sự chi phối bởi các cổ đông (thông qua ĐH đồng cổ đông), chứ không thể bởi một cá nhân quyết định? Vì vậy, chỉ cần kiểm tra, rà soát lại các văn bản giấy tờ là ra ngay vấn đề”.

Không thể làm ngơ!

UVHĐCV LCC Triệu Xuân Trình đã cùng với LS. Chu Văn Quyến, Phó giám đốc thường trực LCC, Giám đốc Công ty Luật Hương Sen, đã nhiều lần trực tiếp làm việc với Thanh tra TP, cung cấp hồ sơ, chứng cứ, các tài liệu liên quan và nêu rõ quan điểm, giải quyết dứt điểm khiếu nại kéo dài của bà Cát.

Cùng với đó, cơ quan thanh tra được giao – đã tiến hành kiểm tra, rà soát tại Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ, cũng như Trường TCYDPNT, Công ty HDVN rồi đưa ra một bản Kết luận, trình UBND TP. Về phía Tổ chức LS, sau khi nhận được bản Kết luận thì không đồng tình, bởi cho rằng nó chỉ mang tính chung chung, không hướng vào công việc cụ thể. Vì vậy, tại Biên bản làm việc liên quan tới bản Kết luận, Tổ chức LS đã nêu rõ quan điểm của mình: Đã là sự thật khách quan thì cần phải được nêu rõ.

“Chính vì những kiến nghị liên tiếp của chúng tôi nên việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới tại Trường TCYDPNT sau đó buộc phải dừng lại. Tiếp đó, UBND TP. Hà Nội đã giao cho Sở Nội vụ chủ trì (có sự phối hợp của các sở, ngành liên quan) nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề nêu trong đơn khiếu nại của bà Cát. Song thực tế thì sao? Thực tế, mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng, chẳng khác gì “đánh trống bỏ dùi?”…”, UVHĐCV LCC Trình lên tiếng.

UVHĐCV LCC Trình nói: “Tại buổi làm việc trực tiếp với Sở Nội vụ, chúng tôi đã thẳng thắn nêu rõ quan điểm của mình. Theo đó, phía cơ quan chức năng (Sở Nội vụ) không giải quyết dứt điểm theo nội dung đơn thư khiếu nại (áp dụng theo Luật Hành chính) của bà Cát, thì bà Cát có quyền khởi kiện UBND thành phố Hà Nội ra tòa. Khi ấy, vai trò cũng như uy tín của cơ quan chức năng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế mà đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa hướng dẫn cho bà Cát tiến hành khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, sau đó không lâu, phía cơ quan chức năng lại đưa ra QĐ 906 phê chuẩn HĐQT mới Trường TCYDPNT, tại thời điểm bà Cát chưa hết nhiệm kỳ? Điều này trái với những quy định của Luật DN, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, trái với những quy định, thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”.

Vì vậy, Tổ chức LS tiếp tục hướng dẫn bà Cát làm đơn khiếu nại đối với QĐ 906. Từ khi có đơn thư khiếu nại đối với QĐ 906, UBND TP. Hà Nội liên tiếp gửi các văn bản tới Tổ chức LS. Đáp lại, Tổ chức LS đã gửi văn bản kiến nghị lên UBND TP Hà Nội, các sở, ban, ngành (văn bản mới nhất đó là Công văn yêu cầu Sở Nội vụ khẩn trương giải quyết vấn đề, báo cáo UBND TP, đồng thời trả lời cho Tổ chức LS biết).

“Trước khi nghỉ Tết Giáp Ngọ, UBND thành phố Hà Nội đã gửi cho chúng tôi một văn bản. Chính vì những lý do đó cho nên bây giờ là thời điểm cần phải làm rõ vụ việc của bà Cát. Một khi giải quyết ổn thỏa vụ việc hành chính, khi đó, bà Cát có quyền đòi hỏi quyền lợi của mình trong việc định giá về thương hiệu, tiền đóng góp xây dựng trường. Ở đây, bà Cát đã bị người ta ép buộc phải rút tiền – một việc làm không đúng quy định. Việc thành lập Trường TCYDPNT là sai. Trường TCYDPNT là một DN tư nhân, không thể có một cơ quan chủ quản cấp trên. Cho nên, việc UBND TP ban hành một QĐ thành lập trường cũng đã là trái với pháp luật”, UVHĐCV LCC Trình bày tỏ.

Nói về 7 tỷ đồng, UVHĐCV LCC Trình quan ngại: “Vô tình, các sở, ban, ngành đã tạo điều kiện cho sự mập mờ - gian lận thương mại về vốn giữa hai chủ thể? Sự trả lời đối với báo chí của Cục Thuế Hà Nội liên quan tới vấn đề này, cũng là không đúng. Giải quyết xong vấn đề hành chính, chúng tôi sẽ yêu cầu, kiến nghị Thanh tra Bộ tài chính vào cuộc. Nếu có dấu hiệu về hình sự, chúng tôi cũng sẽ đề nghị UBND TP Hà Nội thành lập đoàn thanh tra liên ngành (cơ quan công an, viện kiểm sát…) để làm rõ”.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, trả lại sự công bằng cho người bị hại, không thể cứ mãi để sự việc rơi vào quên lãng.

Nhóm PV

Tin mới

Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro của vũ khí AI trong lĩnh vực quân sự
Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro của vũ khí AI trong lĩnh vực quân sự

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lực lượng thay đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hiện nay, nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển AI, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động các cơ sở y tế tư nhân
Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động các cơ sở y tế tư nhân

Tỉnh Thanh Hóa có địa bàn rộng với số lượng các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân nhiều, do vậy, để nâng cao năng lực hiệu quả quản lý hành nghề y dược tư nhân, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Y tế tiếp tục thực hiện nghiêm việc cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phép hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.

Bắc Ninh về đích đầu tiên trong triển khai hóa đơn điện tử đối với kinh doanh, bán lẻ xăng, dầu
Bắc Ninh về đích đầu tiên trong triển khai hóa đơn điện tử đối với kinh doanh, bán lẻ xăng, dầu

Tỉnh Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc triển khai hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, về đích sớm 3 tháng so với quy định và là một trong 7 địa phương được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bảo vệ quyền con người tại Việt Nam gắn liền với thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau"
Bảo vệ quyền con người tại Việt Nam gắn liền với thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau"

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu khai mạc phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại phiên họp lần thứ 46 của Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát.

17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng
17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng

Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong tháng Tư đã tổ chức thành công 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ Kho bạc Nhà nước huy động được 22.746 tỷ đồng.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới

Thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 9/5, nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn khi VN-Index đang vận động ở nửa trên của kênh tích lũy.