Các “Tư lệnh” ngành đã thực hiện lời hứa với cử tri như thế nào?

LTS: Việc thực hiện lời hứa với cử tri rất quan trọng đối với “Tư lệnh” ngành. Bởi lời hứa đó thể hiện, trong thời gian qua, “Tư lệnh” ngành đã làm được những gì trên cương vị Bộ trưởng, được Đảng và Nhà nước giao trọng trách quan trọng lãnh đạo, điều hành một ngành của cả đất nước.

Trong loạt bài viết về thực hiện lời hứa của “Tư lệnh” ngành với cử tri, trước Quốc hội, Tạp chí Thương hiệu và Công luận mong muốn, “Tư lệnh” ngành xây dựng một thương hiệu cho cá nhân và ngành của mình để phục sự Tổ quốc, như Bác Hồ căn dặn để Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”, còn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đó là “Tổ quốc trên hết!”

Thuận lợi

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Tại khoản 1, Điều 61, Hiến pháp năm 2013 như sau: Điều 61.1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”.

Và, với những quy định trên, thì ngành giáo dục và đào tạo đã tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập, giáo dục và đào tạo. Ngành đã đạt được nhiều thành tích và đem về nhiều giải thưởng danh giá.

Giáo dục, đào tạo có nhiều dấn ấn nổi bật trong năm 2023 (Ảnh minh họa)
Giáo dục, đào tạo có nhiều dấn ấn nổi bật trong năm 2023 (Ảnh minh họa)

Những dấu ấn

Theo Báo cáo tổng kết năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023 là một năm khó khăn với Bộ nhưng cũng để lại những dấu ấn không thể quên cho ngành. Đó là: Bộ đã để lại rất nhiều dấu ấn cho ngành, gồm:

1. Đánh giá kết quả 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29: Ngành Giáo dục và đào tạo đang từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

2. Thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo 6 vùng kinh tế - xã hội: Hiện thực hóa nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng miền.

3. Đánh giá giữa kỳ quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Phát huy thành quả, tháo gỡ khó khăn, kiên trì mục tiêu đổi mới.

4. Phê duyệt sách giáo khoa mới: Bảo đảm chất lượng, thẩm định đúng kế hoạch.

Với dấu ấn này, Bộ Giáo dục và Đạo tạo khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ GDĐT khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phê duyệt sách giáo khoa các môn học đảm bảo chất lượng và theo đúng kế hoạch. Tính đến cuối năm 2023, nhiệm vụ này đã được Bộ GDĐT hoàn thành.

Đến nay, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung, chất lượng sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Sách giáo khoa mới giúp học sinh dễ tiếp cận với bài học có kênh chữ và kênh hình đẹp, dễ hiểu. Được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa dạng giúp giáo viên dễ dạy, định hướng cho giáo viên lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò.

Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện một nửa chặng đường với những thay đổi tích cực của nhà trường, giáo viên, học sinh. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)
Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện một nửa chặng đường với những thay đổi tích cực của nhà trường, giáo viên, học sinh. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)

5. Xác định phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Dấu ấn của đổi mới.

Với dấu ấn thứ năm, Bộ nhấn mạnh: Ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt “Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”. Phương án này đã được công bố rộng rãi tới toàn thể xã hội.

Theo phương án, nội dung Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 sẽ bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được xây dựng bài bản, khoa học; bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật của Nhà nước, của ngành liên quan về công tác tổ chức thi bảo đảm tổ chức thi và và xét công nhận tốt nghiệp THPT; tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới thi tốt nghiệp THPT.

Quá trình xây dựng và lấy ý kiến phương án thi được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm trên cả diện rộng và chiều sâu. Các ý kiến trao đổi, phân tích từ các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân là kênh quan trọng để Bộ GD&ĐT hoàn thiện phương án, đáp ứng mong muốn của đa phần xã hội.

Cùng với phương án thi, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 làm căn cứ để các nhà trường, giáo viên, học sinh tham khảo cho quá trình dạy và học. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai theo kế hoạch các công việc, nhiệm vụ để việc thực hiện Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đảm bảo yêu cầu và tiến độ đề ra.

6. Phát triển và chăm lo đội ngũ nhà giáo: Đổi mới chính sách, bổ sung biên chế, quan tâm, chăm lo đời sống giáo viên.

7. Gặp gỡ trên một triệu giáo viên cả nước: Chia sẻ, đồng thuận, quyết tâm đổi mới giáo dục.

8. Tích cực, chủ động chuyển đổi số: Số hóa đầy đủ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

9. Phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời.

10. Duy trì TOP 10 quốc gia đạt kết quả các kỳ thi Olympic quốc tế cao nhất.

Dấu ấn cuối cùng này khẳng định, các chỉ số của học sinh Việt Nam đủ để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn. Cụ thể: Năm 2023 tiếp tục đánh dấu một năm thành công của giáo dục mũi nhọn, khi các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế và khu vực liên tục mang về thành tích cao.

7 đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế với 36 lượt học sinh tham gia, gồm: 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, 1 đoàn Vật lí tham dự Olympic khu vực Châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lí và Tin học.

Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc, tất cả các thí sinh của các đoàn đi thi đều đoạt giải, với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi năm 2023 tiếp tục giữ thành tích trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất, nhiều học sinh đạt số điểm cao nhất.

Trong 5 năm gần đây, có 174 lượt học sinh tham dự các kỳ Olympic quốc tế và khu vực các môn Toán học, Hoá học, Vật lí, Sinh học, Tin học và mang về 170 huy chương và bằng khen. Trong đó, có 54 Huy chương Vàng, 68 Huy chương Bạc, 40 Huy chương Đồng và 8 bằng khen.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho em Võ Hoàng Hải, chiều 15/12/2023. (Ảnh: Báo GDTĐ)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho em Võ Hoàng Hải, chiều 15/12/2023. (Ảnh: Báo GDTĐ)

Để có được những dấu ấn trên, sự lãnh, chỉ đạo, trách nhiệm của “Tư lệnh” ngành- Bộ trưởng là rất lớn. Phải chỉ đạo sát sao, phải hiểu chuyên môn, bám công việc, cùng nghiên cứu, cùng thực hành, cùng thức, cùng ngủ với giáo dục thì mới có được dấu ấn như vậy.

Lời hứa với cử tri

Khi nhậm chức Bộ trưởng, “Tư lệnh” ngành nào cũng có những kế hoạch, dự định, cách thức điều hành mang dấu ấn hay còn gọi là thương hiệu, bản sắc của cá nhân.

Lời hứa với cử tri khi đi vận động tranh cử Đại biểu Quốc hội, chắc chẳng “Tư lệnh” ngành nào quên. Thế nhưng, thực hiện đến đâu, như thế nào mới là điều đáng quan tâm.

Dấu ấn, thành tích nhiều như thế, nhưng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lại có số phiếu tín nhiệm thấp, 72 phiếu, chiếm 14,97% tổng số phiếu thu về. Số phiếu tín nhiệm cũng rất nhiều, là 166 phiếu, chiếm 34,51%.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (Nguồn: Bộ GD&ĐT)
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Tại kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ Nội vụ công bố thì: Bộ Giáo dục đứng thứ 12/17 bộ, cơ quan ngang bộ.

Trong báo cáo tổng kết năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dấu ấn thứ 8 của bộ là “Tích cực, chủ động chuyển đổi số: Số hóa đầy đủ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia” thế nhưng tại kết quả chỉ số CCHC năm 2023 do Bộ Nội vụ công bố thì dấu ấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau: Chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” có giá trị trung bình là 94,90% thì Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mức 80,53%. Chỉ số thành phần “cải cách thể chế” với 67,84%, trong khi giá trị trung bình là 78,96%.

Chỉ số xếp hạng tiếp theo là “Cải cách thủ tục hành chính”, chỉ đạt 69,90%. Chỉ số “Kiểm soát quy định thủ tục hành chính; Công bố công khai thủ tục hành chính và kết quả giải quyết hồ sơ” và “kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ở TOP dưới 70%.

Một số vấn đề khác như: Chương trình dạy học của cấp Trung học cơ sở, rất nhiều giáo viên và nhà trường phàn nàn việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tự quyết định chọn bộ sách và phương pháp. Nhưng thực tế không phải vậy, vì khi đi bồi dưỡng thì giáo viên chỉ được bồi dưỡng chuyên về một bộ sách…

Rồi thì giá sách và quá nhiều sách tham khảo; sách giáo khoa mà nhiều “hạn sạn” về chính tả, ngữ pháp, nội dung đưa vào sách giáo khoa đã thực sự phù hợp chưa… Việc đổi mới giáo dục có thực chất là đang đổi mới hay không, hay vẫn có gì đó dạng như song song tồn tại có đổi mới, có cải cách nhưng chưa là thực chất… Việc chạy theo thành tích; bội thu đầu năm; quỹ phụ huynh nhà trường; dạy thêm, học thêm…

Rất mong rằng, trong một nhiệm kỳ, “Tư lệnh” ngành giải quyết được 1 vấn đề nan giải, thêm được 1 cái mới… để “quốc sách” được duy trì, phát triển, hội nhập, ‘sánh vai với các cường quốc năm châu” để phục sự Tổ quốc, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa…

Vũ Hoàng – Minh An