Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam thắng vụ kiện đòi 3,75 tỉ USD

Trọng tài quốc tế còn buộc Công ty South Fork trả cho phí

Trọng tài quốc tế còn buộc Công ty South Fork trả cho phía Việt Nam 1,6 triệu USD chi phí luật sư, trọng tài.

Đầu năm 2014, tại Hội nghị triển khai công tác pháp chế các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2014, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) thông tin: Hội đồng Trọng tài quốc tế đã ra phán quyết, bác bỏ tất cả lập luận và yêu cầu bồi thường của nhà đầu tư South Fork (Mỹ) kiện tỉnh Bình Thuận đòi bồi thường số tiền lên tới gần 4 tỉ USD.

Vì sao bị kiện?

Đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà Việt Nam giành chiến thắng thông qua phán quyết của Trọng tài quốc tế.

Theo hồ sơ, ngày 29/12/2010, Công ty Luật Dardenne & Boyd, LLP (Mỹ, một công ty có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế), đại diện cho South Fork, có văn bản gửi Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận.

Văn bản nêu: Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhận thông báo của Trọng tài quốc tế, bắt đầu thủ tục giải quyết tranh chấp giữa South Fork và UBND tỉnh Bình Thuận với số tiền yêu cầu bồi thường 3,75 tỉ USD.

Sở dĩ South Fork khởi kiện, yêu cầu bồi thường số tiền trên vì họ cho rằng tỉnh Bình Thuận đã không cấp sổ đỏ cho 330 ha đất trong 600 ha đất tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình mà họ đã được Bộ KH&ĐT cấp giấy phép đầu tư vào năm 2004, bị tỉnh thu hồi dự án.

South Fork cho rằng từ tháng 4/2010, họ đã thông báo triển khai việc đầu tư song tỉnh Bình Thuận lại cấp phép cho Công ty Cổ phần Đường Lâm vào khai thác titan khiến cảnh quan bị đảo lộn, gây ô nhiễm trong vùng đất của dự án. Đến tháng 9-2010, South Fork thông báo dừng toàn bộ hoạt động đầu tư để chuẩn bị thủ tục khởi kiện UBND tỉnh Bình Thuận...

Một góc dự án South Fork đối mặt với bãi biển Vũng Môn, Hòa Thắng tuyệt đẹp.

Dardene & Boyd cho rằng thân chủ của họ thiệt hại 3,75 tỉ USD vì phải thiết kế lại dự án và thất thoát lợi nhuận khi không xây dựng được khu du lịch… Đại diện cho nguyên đơn cũng thừa nhận đây là con số “lớn đáng kinh ngạc” và để ngỏ “thiện chí” thương lượng số tiền bồi thường trước khi trọng tài phân xử.

Ngày 24/8/2011, luật sư Dirk Pulkowski, Thường trực Trọng tài quốc tế, thông báo đến các bên liên quan rằng vụ kiện của ông Michael L. McKenzie (chủ đầu tư Công ty South Fork) đã được thụ lý. Luật sư cho biết: Hai đồng trọng tài viên John Y. Gotanda - Chủ nhiệm, Giáo sư luật ĐH Luật Villanova (Mỹ) và Giáo sư luật Campell McLachlan, ĐH Luật Victoria ở Wellington đã chọn ông Neil Kaplan - cố vấn Trọng tài quốc tế ở Hong Kong làm trọng tài chủ trì trong việc phân xử vụ kiện.

Làm những việc không được phép

Về việc không cấp “giấy đỏ” cho 330 ha đất đã giao cho Công ty South Fork, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết thời điểm đó, tỉnh cần làm rõ về việc vốn góp và dấu hiệu chuyển nhượng dự án của South Fork.

Theo ông Dũng, ngay sau khi UBND tỉnh bàn giao hơn 330 ha đất tại thực địa cho South Fork, tỉnh đã lưu ý hai vấn đề mà trước đó South Fork có cam kết với tỉnh Bình Thuận. Theo đó, sau ba tháng kể từ ngày có quyết định thuê đất (tháng 11-2009), South Fork phải hoàn thành việc góp vốn pháp định, nếu không sẽ bị thu hồi dự án. Sau năm tháng mà South Fork chưa triển khai thực hiện dự án thì tỉnh sẽ thu hồi quyết định giao đất đợt 1, dù có hoàn thành việc góp vốn hay không.

Từ cam kết này, ngày 30/3/2010, UBND tỉnh đã mời South Fork đến thực địa để kiểm tra tiến độ đầu tư. Tiếp đến, ngày 13/5/2010, tỉnh Bình Thuận một lần nữa mời South Fork đi kiểm tra tiến độ đầu tư và lần này dự án South Fork vẫn chưa có động tĩnh gì, dù đã gần nửa năm được giao đất.

Khúc mắc của vụ kiện là tháng 6/2005, South Fork xin khai thác titan trong khu dự án nhưng tỉnh Bình Thuận không đồng ý vì South Fork chưa được cấp phép trong lĩnh vực này. Tiếp đến, tháng 7/2006, tỉnh Bình Thuận có thông báo không cấp phép cho bất kỳ dự án khai thác titan nào trong diện tích đất của South Fork chuẩn bị đầu tư.

Thế nhưng sau đó South Fork có ba biên bản thỏa thuận với Công ty Đường Lâm (tháng 8, 9 và 10/2008), cho Đường Lâm khai thác titan trên diện tích hơn 120 ha của dự án. Tôn trọng thỏa thuận của hai bên, tỉnh đã cấp phép cho Công ty Đường Lâm. Tuy nhiên, khu vực cấp phép không nằm trong diện tích hơn 330 ha đất đã giao cho South Fork ở giai đoạn 1.

Điều khó hiểu là năm 2008, khi South Fork chưa được giao đất, chưa đăng ký thuê đất nhưng lại tự ý cho phép Đường Lâm vào khai thác titan trong dự án với giá 20 USD/tấn. Các chứng từ cho thấy Đường Lâm đã chuyển gần 4 tỉ đồng cho South Fork…

Với những chứng cứ thu thập, Bình Thuận đủ tài liệu phản biện yêu cầu khởi kiện của South Fork.

Phiên xử kéo dài

Sau nhiều lần hòa giải bất thành, tháng 9/2011 thủ tục tố tụng được Hội đồng Trọng tài quốc tế xác lập. Địa điểm nguyên đơn và bị đơn được mời đến là London (Anh). Đến đầu tháng 7/2013, Hội đồng Trọng tài quốc tế đã tổ chức phân xử vụ kiện tại Hong Kong. Sau bốn ngày lắng nghe lập luận của hai bên, phiên xử chấm dứt mà chưa đưa ra phán quyết.

Hội đồng Trọng tài quốc tế có thời gian “nghị án” kéo dài. Đến tháng 12/2013, Hội đồng Trọng tài quốc tế đã chính thức đưa ra phán quyết, bác đơn khởi kiện và buộc South Fork phải hoàn lại toàn bộ chi phí theo kiện, kể cả phí luật sư và phí trọng tài. Theo một nguồn tin, South Fork phải trả trong vụ kiện này là 1,6 triệu USD.

Luật sư Phạm Ngọc Hiếu (Đoàn Luật sư TP.HCM), Thạc sĩ luật tư pháp quốc tế, cho biết theo quy định UNCITRAL và quy định pháp luật quốc tế, sau khi có phán quyết còn phải qua các thủ tục yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài. Theo luật sư Hiếu, để có thể buộc South Fork trả lại khoản tiền 1,6 triệu USD, các ngành chức năng cần xác định tài sản của nhà đầu tư Michael Lee Mckenzie có tại Việt Nam, Mỹ hoặc các nước khác nhằm tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận và thi hành phán quyết trọng tài.

Theo PLHCM

Tin mới

Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc
Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

Ngày 4/5, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tuần tra, phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài
Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài

Ngày 4/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, phát hiện và thu giữ 2,4 tấn hàng đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.