Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản

Để khắc phục và sớm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành các cuộc giám sát về tình hình trả nợ và tổ chức thực hiện các quyết định, chủ trương đầu tư do HĐND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh quyết định tại các sở, ngành và địa phương. Sau hơn 3 năm nỗ lực thực hiện, nợ đọng XDCB đã giảm từ 3.200 tỷ đồng xuống còn 700 tỷ đồng.

Vĩnh Phúc giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản - Hình 1

Đích đến của Vĩnh Phúc năm 2019 là trở thành tỉnh nông thôn mới

Bài 2: Tăng cường giám sát về tình hình trả nợ

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh đến ngày 31/12/2014 (trước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực) là trên 3.200 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh nợ trên 1.454 tỷ đồng, ngân sách huyện nợ hơn 583,1 tỷ đồng và ngân sách xã nợ gần 1.623 tỷ đồng.

Thực hiện Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công và có các cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư công làm cơ sở cho việc thẩm định các dự án đầu tư công trên địa bàn.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra thực tế hiện trường, tiến độ các dự án trọng điểm; trực tiếp nghe các chủ đầu tư, các sở, ngành, địa phương báo cáo tiến độ và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư, nguồn vốn, cơ chế chính sách cho các dự án. Nhờ đó, tiến độ triển khai nhiều dự án được đảm bảo, việc giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản đạt nhiều kết quả khả quan.

Đến ngày 15/3/2018, toàn tỉnh đã thanh toán được trên 2.477 tỷ đồng, chiếm 77,6% số nợ tại thời điểm 31/12/2014. Trong đó, các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và huyện Bình Xuyên, hầu như không còn nợ xây dựng cơ bản; các huyện: Vĩnh Tường, Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch, Yên Lạc và Tam Dương, còn nợ cao nhưng vẫn có thể trả hết nợ trong giai đoạn 2018-2020, do số nợ vẫn thấp hơn mức vốn theo nguyên tắc và tiêu chí.

Tuy nhiên, do khối lượng hoàn thành của các dự án thay đổi từng ngày và nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện tốt Luật Đầu tư công, còn để tình trạng thi công vượt quá mức vốn kế hoạch giao. Đặc biệt, nhiều địa phương vẫn tiếp tục phê duyệt và cho khởi công nhiều dự án, trong khi khả năng đối ứng vốn chưa đáp ứng được yêu cầu và việc đầu tư còn dàn trải, chưa có trọng điểm, chưa xác định được thứ tự ưu tiên, đã dẫn đến phát sinh nợ xây dựng cơ bản.

Đích đến của Vĩnh Phúc năm 2019 là trở thành tỉnh nông thôn mới. Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh ráo riết chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện đó là trả xong nợ xây dựng cơ bản. Theo đó, tất cả các sở, ngành, địa phương rà soát lại các dự án để dừng, giãn, hoãn tiến độ và cắt giảm các dự án chưa thực sự cần thiết.

Các huyện, thành phố điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư công trung hạn, chỉ bố trí thanh toán nợ cho các dự án có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu tính đến 31/12/2014; trường hợp phát sinh sẽ không được tính nợ, không được bố trí vốn thanh toán nợ trong năm 2015 và trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020. Các chủ đầu tư để phát sinh nợ kể từ ngày 1/1/2015, sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đầu tư công và các nghị định, hướng dẫn cụ thể của Chính phủ về triển khai Luật Đầu tư công.

Đối với các dự án khởi công mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt. Cùng với đó, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh phối hợp với các ngành chỉ đạo, rà soát lại các tiêu chí của từng xã, xác định rõ nhu cầu, danh mục dự án cụ thể cần đầu tư từng tiêu chí.

Trước mắt, Vĩnh Phúc dự kiến sẽ dành gần 32 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để bố trí cho các dự án đã hoàn thành chưa quyết toán và đã bố trí vốn tối thiểu 80%. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp huyện, trong đó, dành vốn tối đa kế hoạch đầu tư công các năm 2019, 2020 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản cấp xã. Các địa phương chủ động bán đấu giá đất để tăng nguồn thu; cấp huyện tính toán vốn thanh toán nợ theo hướng ứng trước tiền đất cho các xã nợ nhiều và không khởi công các các dự án mới khi chưa xử lý xong nợ.

Nợ đọng xây dựng cơ bản không chỉ ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mà còn là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp xây dựng.

Do vậy, để khắc phục và sớm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ này, HĐND tỉnh đã tiến hành các cuộc giám sát về tình hình trả nợ xây dựng cơ bản và tổ chức thực hiện các quyết định, chủ trương đầu tư do HĐND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh quyết định tại các sở, ngành, địa phương và đây cũng sẽ là một trong những nội dung quan trọng được thường trực HĐND tỉnh lựa chọn đưa vào thảo luận, đánh giá tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVI.

Thanh Nga – Long Trần

Bài liên quan

Tin mới

Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%
Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Ngày 15/5 tới, Petrolimex sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 28/5.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD

Đánh giá xu hướng thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, bắt đầu từ quý II/2024, thị trường Trung Quốc sẽ có dấu hiệu tham gia vào các mặt hàng tiêu trắng và tiêu đen. Điều này kỳ vọng tạo cú huých giúp giá tiêu Việt Nam vượt mốc 100.000 đồng/kg trong quý II tới. Dự báo, thời gian tới, giá tiêu tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 7/5: Đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 7/5: Đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt

Nhà đầu tư nhanh chóng chuyển sang trạng thái thận trọng, với dòng tiền chậm lại sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua nhưng thanh khoản chưa thực sự bùng nổ tương xứng. Mặc dù vậy, vẫn có những điểm nhấn đáng kể, như đà tăng tiếp diễn tại CTH, hay PLX với việc triển khai trả cổ tức bằng tiền mặt.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024
Herbalife Việt Nam được vinh danh Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024

Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất vừa được vinh danh giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2024” bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).

12h, giờ Moscow, ngày 7/5, diễn ra Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin
12h, giờ Moscow, ngày 7/5, diễn ra Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ông Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ năm trong cuộc bầu cử vào tháng 3. Khi đó, ông giành được 87,28% số phiếu bầu với tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt mức cao kỷ lục (hơn 77%). Nhiệm kỳ tổng thống Nga sẽ kéo dài 6 năm.