Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VISERI - Đầu tàu của ngành tơ lụa Việt Nam

Nghề tằm tang Lâm Đồng đã qua nhiều thăng trầm “ba chìm, bảy nổi” trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển. Sau thời kỳ “hoàng kim”, nhiều DN đã gặp phải biến cố “khủng hoảng”. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều loại hình DN mới ra đời và những người tâm huyết với nghề đã nỗ lực hồi sinh nghề tằm tang.

Giờ đây, nói đến ngành dâu tằm tơ Việt Nam thì không thể không nhắc đến Công ty cổ phần - Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI). Bởi vì, VISERI giữ vai trò chủ đạo, trung tâm trong phát triển ngành dâu tằm tơ cả nước. Qua nhiều thăng trầm, đổi thay phương thức tổ chức sản xuất, VISERI vẫn là một thương hiệu bền bỉ cùng thời gian.

Từ thời vang bóng...

Với những người lớn tuổi ở Bảo Lộc, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn là nghề truyền thống, có thời đã giúp họ làm giàu. So với cả nước, Bảo Lộc là địa phương có nghề trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa phát triển rất sớm. Trước năm 1975, Bảo Lộc đã có Trung tâm nghiên cứu tằm tang thuộc Ty Nông nghiệp Lâm Đồng. Sau năm 1975, địa phương này tiếp tục thành lập Trại giống tằm Trung ương, tiền thân của Cty cổ phần- TCty Dâu tằm tơ Việt Nam.

VISERI - Đầu tàu của ngành tơ lụa Việt Nam - Hình 1

Tóm tắt 40 mươi năm hình thành và phát triển VISERI

Ngành tơ tằm Lâm Đồng từng có một thời hoàng kim với hơn 7.000 ha diện tích trồng dâu. Trong đó, Bảo Lộc là địa phương nhiều nhất, với gần 3.000ha. Các cơ sở, nhà máy ươm tơ, dệt lụa cũng hình thành, phát triển và duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, đến thời kỳ khủng hoảng của ngành tơ tằm Việt Nam, diện tích dâu bị suy giảm chưa từng có. Riêng tại Bảo Lộc, diện tích trồng dâu đã giảm gần 50%, chỉ còn khoảng 1.800ha.

Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nghề ươm tơ, dệt lụa của Bảo Lộc chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm tơ lụa của thị trường tơ thế giới, nhất là Trung Quốc. Sự lạc hậu về công nghệ, chất lượng sản phẩm tơ lựa không cao, hình thức mẫu mã không được như ý đã khiến ngành nghề vang bóng một thời của Bảo Lộc thua cuộc ngay trên sân nhà.

Theo đó, sản phẩm tơ lụa làm ra của các DN không cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại của nước ngoài dẫn đến hàng hóa ế ẩm, kinh doanh sa sút. Nghề chăn nuôi tằm lấy kén của người dân lâm vào khủng hoảng vì không có đầu ra. Thu nhập từ nghề nuôi tằm giảm hẳn, trở nên bết bát hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Cũng từ đây, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của Bảo Lộc lâm vào thời kỳ suy thoái; Nhiều DN thua lỗ kéo dài không thể cầm cự nỗi dẫn đến phá sản. Cầm cự với nghề truyền thống mãi không được, hàng nghìn gia đình từng ăn nên làm ra từ việc trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đồng loạt phá bỏ cây dâu, chuyển sang trồng chè, cà phê hoặc các loại hoa màu khác cho thu nhập khá hơn. Diện tích cây dâu từ trên 3.000ha giảm xuống chỉ còn vài trăm hécta trong một thời gian rất ngắn.

Trong bối cảnh đó, VISERI vốn là đơn vị đầu tàu cả nước về sản xuất kinh doanh tơ tằm với hàng chục nông trường trồng dâu và xí nghiệp ươm tơ cũng phải chuyển đổi phưởng thức sản xuất kinh doanh từ tự sản xuất nguyên liệu tơ tằm để dệt lụa sang nhập nguyên liệu từ nước ngoài để xe tơ, dệt lụa phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước đã vắng thương hiệu tơ lụa VISERI.

Đến phát triển trở lại

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện tích cây dâu tằm dần dần được phục hồi và phát triển trở lại. Mặc dù, diện tích dâu cũng chỉ dừng lại ở mức rất khiêm tốn nhưng đó là tín hiệu vui báo hiệu sự trở lại của VISERI nói riêng cũng như của ngành dâu tơ tằm Việt Nam.

VISERI - Đầu tàu của ngành tơ lụa Việt Nam - Hình 2

Quầy hàng trưng bày của VISERI tại triển lãm hương Trà sắc Tơ

Cùng đồng hành và hỗ trợ ngành dâu tằm phát triển, từ năm 2011 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã triển khai các mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho nông dân các huyện, thành để phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm; Nghiên cứu, đưa các giống dâu S7 - CB và VA - 201 cho năng suất 30 tấn lá/1 ha, cao hơn gấp 3 lần so các giống dâu cũ; nhiều hộ thâm canh và chăm sóc tốt còn đạt trên 50 tấn lá/1 ha. Ngoài ra, để khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng các giống dâu mới, UBND tỉnh còn có chính sách khuyến nông, hỗ trợ nông dân vốn mua cây giống.

Ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tơ tằm Việt Nam cho hay: “Đến nay công nghệ sản xuất chế biến tơ lụa và các sản phẩm dệt may từ tơ lụa của Bảo Lộc đã được đầu tư cơ bản, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao, chiếm 75% năng lực ươm tơ, 70% năng lực se tơ dệt lụa của cả nước và VISERI vẫn là doanh nghiệp đầu tàu về quy mô sản xuất và trang bi hiện đại. Công nghiệp ươm tơ dệt lụa đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu ra các nước”.

Hiện nay, trên địa bàn Bảo Lộc có nhiều DN sản xuất tơ lụa quy mô lớn và gần 30 cơ sở ươm tơ, dệt lụa của hộ gia đình. Bảo Lộc đang xây dựng trở thành trung tâm sản xuất chế biến tơ lụa của tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở tổ chức quy hoạch phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng gắn vùng nguyên liệu với phát triển các nhà máy công nghệ tiên tiến, gắn nhà máy với người trồng dâu, nuôi tằm đảm bảo tiêu thụ hết lượng sản phẩm tơ kén trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, địa phương này cũng đang quy hoạch, sắp xếp lại các nhà máy ươm tơ, dệt lụa, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ.

Cũng theo ông Thọ, hiện thị trường tơ lụa Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn nguồn tơ cao cấp, yêu cầu thấp hơn là thị trường Thái Lan, Ấn Độ. Do vậy, các doanh nghiệp cần tranh thủ nắm bắt thời cơ, tiếp tục xúc tiến sản phẩm ở các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Với những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, có thể thấy nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của Bảo Lộc đang phát triển trở lại.

Và… đầu tàu của ngành tơ lụa việt nam

Ông Lê Hoàng Phụng, Bí thư Đảng bộ thành phố Bảo Lộc từng đánh giá: “Sau khi cổ phần hóa, VISERI đã có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy nhiều DN trong ngành dâu tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc hình thành vàphát triển. Từ đó, cũng đã kéo theo nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển trở lại”. 

VISERI - Đầu tàu của ngành tơ lụa Việt Nam - Hình 3

Ông Lê Hoàng Phụng Bí thư TP. Bảo Lộc và Ông Đặng Vĩnh Thọ CT. HH Dâu tơ tằm VN bên quầy hàng trưng bày của VISERI

Chỉ riêng trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, trong số những DN sản xuất ngành dâu tơ tằm, trong thời gian gần đây, những DN làm ăn hiệu quả có thể kể đến là Cty CP Tơ lụa Đông Lâm, Cty CP Tơ lụa Bảo Lộc… Trong số những DN này đã có một số DN liên kết với VISERI trong việc sản xuất tơ lụa. Ngoài nguyên liệu tơ sản xuất tại địa phương, hàng năm VISERI đã làm “đầu mối” trong việc nhập ngoại gần 1.000 tấn tơ tằm nguyên liệu và bao tiêusản xuất, xuất khẩu khoảng 800 tấn lụa, tơ xe cho các DN. Mặt khác, với thế mạnh là sỡ hữu công nghệ hiện đại và đã đầu tư một hệ thống xử lý nước nước thải hiện đại công nghệ Nhật Bản trị giá 2 triệu USD; VISERI còn hỗ trợ các DN dệt tơ lụa trên địa bàn trong việc tẩy, chuội, nhuộm. Ngoài ra VISERI còn có Trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm tơ tằm với trang thiết bị hiện đại không chỉ kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp cùng ngành nghề kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm tơ tằm để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cũng theo ông Phụng: “Đề án phát triển dâu tơ tằm của tỉnh Lâm Đồng đã xác định thành phố Bảo Lộc là một trong những vùng trọng điểm, đòi hỏi nguồn lực đầu tư của các DN thông qua cơ chế hỗ trợ vốn vay. Tất cả các ngân hàng trên địa bàn thành phố cũng đã bám sát đề án này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân trồng dâu nuôi tằm vay vốn. Thông qua nguồn vốn vay, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nhập hệ thống máy móc, thiết bị theo định hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm tơ lụa. Nhờ vậy, mỗi năm, Bảo Lộc có thể sản xuất khoảng 1.000 tấn tơ, 3 triệu mét lụa và trên 200.000 sản phẩm tơ lụa khác, chiếm đến 75% năng lực chế biến, sản xuất tơ lụa của cả nước. 

Ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tơ tằm Việt Nam chia sẻ: “Mới đây, VISERI đã phối hợp với thành phố Bảo Lộc và các DN dâu tơ tằm tham gia Festival Lụa tơ tằm tại Hội An. Đây cũng là dịp để VISERI xúc tiến hợp tác đầu tư để phát triển mạnh ngành dâu tơ tằm VN. Trước mắt, VISERI sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng triển khai Đề án ứng dụng và chuyển giao giống dâu mới giúp nông dân tăng năng suất”.

Cũng theo ông Thọ, từ khi Nhà nước đã chính thức thoái toàn bộ vốn của Nhà nước cho các tổ chức DN tư nhân, Cty Cổ phần chính thức tiếp quản; Tiếp tục duy trì, ổn định và phát triển sản xuất với thương hiệu VISERI trước đây đã nổi tiếng cả Việt Nam và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, thế mạnh đó chưa được phát huy hết, thì nay với tiềm lực đã có, như tiềm lực về vốn; cơ sở vật chất, kỹ thuật cùng đội ngũ nhân sự giỏi và lành nghề, VISERI sẽ đáp ứng mọi yêu cầu khó nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới dâu tơ tằm. 

Hiện tại, VISERI đang duy trì và phát huy mạnh hơn nữa sự hợp tác với đối tác Nhật Bản là Cty Matsumura. Đồng thời, VISERI với vai trò là một DN trung tâm đang phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các DN liên quan để xúc tiến đầu tư thương mại, tìm kiếm thêm được khách hàng mới, đối tác mới, thị trường mới, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa, góp phần khẳng định thương hiệu của VISERI. Mặt khác, VISERI hợp tác với thành phố Bảo Lộc, và các DN cùng ngành nghề dâu tơ tằm trên địa bàn thành phố, góp phần đẩy mạnh thương hiệu Tơ Lụa Bảo Lộc trên thị trường Việt Nam và thế giới”, ông Thọ khẳng định.

 Hoàng Phương

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Đà lao dốc chưa dừng
Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá xăng dầu hôm nay 4/5, giá dầu thế giới tiếp tục đà lao dốc. Giá dầu Brent bỏ mốc 83 USD/thùng.

Giá cà phê hôm nay, 4/5: Cà phê trong nước giảm sốc 12.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 4/5: Cà phê trong nước giảm sốc 12.500 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm cực mạnh, mức giảm khoảng 12.500 đồng/kg. Đây được xem là mức giảm lớn nhất thời gian qua tại các phiên giao dịch.

Tinh thần yêu nước trong những bức tranh 3D "chiến dịch Điện Biên Phủ"
Tinh thần yêu nước trong những bức tranh 3D "chiến dịch Điện Biên Phủ"

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc trình chiếu bức tranh 3D "Chiến dịch Điện Biên Phủ" không chỉ là một trải nghiệm, mà sẽ góp phần quảng bá, nuôi dưỡng sự trân trọng sâu sắc hơn đối với lịch sử, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước.

Giá vàng hôm nay 4/5: Vàng SJC tăng sốc, lập đỉnh cao lịch sử mới 85,8 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 4/5: Vàng SJC tăng sốc, lập đỉnh cao lịch sử mới 85,8 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay giảm 1,17 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua trong khi giá vàng trong nước, vàng SJC lập đỉnh mới 85,8 triệu đồng/lượng.

Vĩnh Phúc tổ chức nghiệm thu đóng điện dự án trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ
Vĩnh Phúc tổ chức nghiệm thu đóng điện dự án trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nghiệm thu đóng điện dự án trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ.

Thực phẩm Sao ta (FMC) đạt 16,32 triệu USD trong tháng 4, giảm 15% so với tháng trước
Thực phẩm Sao ta (FMC) đạt 16,32 triệu USD trong tháng 4, giảm 15% so với tháng trước

CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) mới công bố thông tin hoạt động tháng 4/2024 hợp nhất với sản xuất tôm thành phẩm đạt 2.130 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.435 tấn, tăng 22%.