Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017, Chính phủ yêu cầu từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải sâu sát với công việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong thực thi công vụ, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017

Tiếp tục giảm 0,5% lãi suất cho vay

Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, phấn đấu tiếp tục giảm 0,5% lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm 2017; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động hướng dẫn, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục theo quy định, thúc đẩy giải ngân số vốn được giao; kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân gây chậm trễ trong quá trình phân bổ vốn kế hoạch thời gian qua để rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong thời gian tới.

Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục chỉ đạo đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn, bảo đảm công khai, minh bạch; tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, các dự án, công trình đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài theo lộ trình đã được Bộ Chính trị quyết định.

Chưa tăng thuế, phí, lệ phí

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, triệt để tiết kiệm chi, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách; trong năm 2017 chưa tăng thuế, phí, lệ phí để tạo thuận lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là các hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất các mặt hàng nông sản; phát triển đồng bộ thị trường trong nước, không để các doanh nghiệp nước ngoài chi phối; khuyến khích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu nông sản đạt 33-34 tỷ USD; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai, bão lũ, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.

Chuyển mạnh từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm

Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý chuyên ngành cần theo dõi sát, có lộ trình, điều chỉnh giá phù hợp đối với những hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu để hạn chế tác động đột biến lên CPI bình quân chung, bảo đảm chỉ tiêu Quốc hội giao.

Các địa phương có quy mô công nghiệp lớn, tỷ trọng dịch vụ cao, cần tập trung rà soát, có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình, thúc đẩy phát triển ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nước.

Các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành, lĩnh vực; khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công năm 2018 theo đúng tiến độ yêu cầu; tích cực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp đã nêu tại các Nghị quyết số: 19-2016/NQ-CP, 19-2017/NQ-CP, 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục, điều kiện kinh doanh chuyên ngành không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp, chuyển mạnh từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm.

Chống tiêu cực trong dự án BOT

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải xử lý nghiêm các vi phạm, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong thực hiện các dự án BOT; rà soát, xem xét cụ thể phương án đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ kịp thời, bảo đảm cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đạt mục tiêu trên 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2017.

Chấn chỉnh công tác quản lý dược

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường công tác cảnh báo dịch bệnh, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống, dập dịch, nhất là dịch sốt xuất huyết và dịch chân tay miệng; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực dập dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Bộ Y tế khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về dược; phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; tăng cường quản lý giá thuốc theo mục tiêu giảm từ 10 - 15% giá thuốc trong năm 2017, đặc biệt là thuốc biệt dược.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chuẩn bị tốt điều kiện khai giảng năm học mới, nhất là ở các vùng bị thiệt hại do bão, lũ; không để xảy ta tình trạng lạm thu, học sinh không được đến trường vì thiếu học phí.

H.M

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Sáng 14/5/22024, Tổ đại biểu số 12 Hội đồng nhân dân thành phố do đồng chí Nguyễn Đình Chuyến – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ  Hải Phòng thực hiện giám sát đối với UBND huyện Tiên Lãng về công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.

Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?
Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?

VN-Index tăng nhẹ; Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp; Quay lại vùng tích lũy; - AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6; Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng
Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng

 Vừa qua, tại Nhà hát TP. Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ Nhất - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá
Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam thông qua các dự án giao thông, cảng biển, chuyển đổi số, viễn thông, hàng không, chuyển đổi năng lượng xanh…

Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran
Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran

Việt Nam và Iran tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng, có tính tự lực, tự cường, có chung khát vọng là xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.