Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng: Bài toán nợ xấu VAMC và vốn ODA “đội” phí

Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền

THCL Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn, nó mới chỉ chuyển tạm thời từ hệ thống NH sang VAMC; các khoản vốn ODA không còn là những khoản vốn giá rẻ như trước đây, thậm chí vay ODA còn đội phí cao hơn chi phí vay trong nước…

Đó là những vấn đề nóng - được đưa ra thảo luận tại Quốc hội về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng mới đây.

Nợ xấu của nền kinh tế chưa giảm

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, chúng ta phải đánh giá quá trình tái cơ cấu thời gian qua để có thêm bài học kinh nghiệm. Như việc chúng ta xử lý nợ xấu vừa qua, Đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng triển khai từ năm 2012 đến nay, việc thành lập VAMC để xử lý nợ xấu và thời điểm đó, việc chuyển nợ xấu sang VAMC là hợp lý.

Cần phải nhìn thẳng vào sự thật đó là việc chuyển nợ xấu sang VAMC chỉ là giải pháp tạm thời, đến thời điểm này nên có giải pháp thực chất. Nhưng tạm thời lúc đó đã có hiệu quả, dư nợ tín dụng từ năm 2012 là 9%, đã lên 18% vào năm 2015. Việc đưa nợ xấu sang VAMC đã khơi thông tín dụng, giúp kinh tế tăng trưởng từ 6,2%, lên 6,68% năm 2015. Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn, nó mới chỉ chuyển tạm thời từ hệ thống NH sang VAMC. Nay phải giải quyết thiết thực, bền vững thì mới đảm bảo sự ổn định của hệ thống NH, tăng trưởng kinh tế bền vững.

Câu hỏi đặt ra: Chúng ta giải quyết ra sao, bằng tiền hay giải pháp nào? Theo đó, chúng ta đã dùng giải pháp chuyển sang VAMC để tạm thời quản lý nên nói nợ xấu hệ thống NH giảm là đúng, nhưng nợ xấu của nền kinh tế chưa giảm vì nằm ở VAMC.

Chính vì vậy, giờ phải tính đến việc xử lý nợ xấu mà VAMC đang tạm giữ hộ cho NHTM. NH đã trích dự phòng, nhưng họ trích bao nhiêu thì chưa có báo cáo. “Theo tôi, cần phải có báo cáo chi tiết để xem mỗi năm trích 20% dự phòng cho nợ xấu ở VAMC thì NH có trích nổi hay không, từ đó mới nhìn nhận được bản chất của việc xử lý nợ xấu”, ông Ngân nêu.

Cũng theo ông Ngân, hiện tại dù NH rất quyết tâm xử lý, nhưng xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có cơ chế, pháp lý..., nếu theo trình tự thông thường thì quá trình xử lý rất chậm, vì vậy, cần có cơ chế liên bộ.

Rủi ro lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và các NHTM gắn với xử lý nợ xấu, theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, ngoài xử lý nợ xấu thì việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM và các tổ chức tín dụng phải được chú trọng.

Hiện nay, các NHTM nhà nước chiếm thị phần cho vay trên 55%/tổng số. Nếu loại trừ việc cấp vốn tín dụng cho các tập đoàn và các DN nước ngoài thì cơ bản 55% này đã gần như bao phủ gần hết - chiếm 80,90% nhu cầu vốn của các DN trong nước, trong khi hiện nay các NHTM vốn tự có và vốn điều lệ rất thấp so với quy mô của 1 NH trung bình trong khu vực.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, với quy mô tổng tài sản của 1 NH, chẳng hạn như NHTM CP Công thương hiện nay chiếm hơn 900.000 tỷ đồng, mặc dù, vốn tự có của NH này lớn nhất trong các NHTM hiện nay, cũng chỉ mới có hơn 37.000 tỷ (tương đương hơn 1 tỷ USD). Trong khi với quy mô tổng tài sản hơn 900.000 tỷ ở nước ngoài thì 1 NH khu vực, họ đã sở hữu 5 tỷ USD hoặc thấp nhất là 3,5 tỷ USD, tức là từ 70.000 – 100.000 tỷ đồng. Cứ 1 đồng vốn của NHTM, đồng nghĩa với việc chúng ta cho vay được 10 đồng.

Hiện nay, nguồn lực về tiền để hỗ trợ cho DN, người dân kinh doanh chủ yếu từ NH. Theo thông lệ thế giới, nguồn vốn NH ở các nước chủ yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, còn tất cả các đầu tư dự án mang tính chất trung và dài hạn từ 3 - 5 năm và hơn nữa thì chủ yếu huy động từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Thế nhưng, tại Việt Nam, thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa phát triển nên tất cả các hệ thống NH phải tập trung vừa cho vay ngắn hạn vừa cho vay trung và dài hạn.

“Tình trạng chung của các NH hiện nay, huy động vốn trung và dài hạn trong dân chỉ chiếm hơn 10%, NH nào cao thì được 15%, chúng ta lấy nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn – sẽ là rủi ro vô cùng lớn đối với hệ thống NH”, ông Thắng nhấn mạnh.

ODA không còn là vốn giá rẻ

Theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng: Thời gian gần đây, ODA không còn là những khoản vốn giá rẻ như trước đây nữa, bởi đã hết những khoản vay không hoàn lại... và nếu có thì cũng chỉ là những khoản ODA lãi suất thấp hoặc khá thấp. Nó có thể chia theo 2 dạng: Một là, lãi suất ngoại tỷ 2 - 3% trong kỳ hạn vay 5 năm hay 10 năm đây cũng không còn là mức lãi suất hấp dẫn; Hai là, chúng ta mất rất nhiều chi phí gián tiếp lớn để lấy được nguồn ODA.

Ông Thắng phân tích: Khi vay một khoản, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện những cam kết của nhà tài trợ trong đó như việc lựa chọn nhà thầu thi công các công trình hay việc trả lương các chuyên gia… Đây cũng chính là “giá” của khoản vay. Nếu tính tổng phí ra, cộng trừ tất cả các khoản thì thậm chí chi phí còn đội cao hơn cả vay trong nước.

Đó là lý do vì sao trong thời gian qua nhiều dự án đem ra kêu gọi các tổ chức tín dụng quốc tế, người ta vào lật lên, lật xuống đưa ra rất nhiều điều kiện và cuối cùng cũng rút, trong khi chúng ta không vay được. Nếu như các DN tính sòng phẳng ra thì hầu hết chi phí đều rất cao, cao hơn cả lãi vay NH trong nước. Trong những trường hợp đó, các NH trong nước phải đứng ra để thu xếp vốn cho các DN này, quá trình triển khai so sánh thì thấy chi phí vay trong nước còn thấp hơn.

Bên cạnh đó, theo ông Thắng, rất nhiều dự án hoàn toàn nguồn lực trong nước có thể làm được thì chúng ta lại tập trung nhiều vào việc kêu gọi các DN nước ngoài, đổi lại, chúng ta phải trả giá rất lớn liên quan tới môi trường và rất nhiều vấn đề khác.

“Trong quá trình hoạt động cho vay, chúng tôi nhận thấy, trong nước có rất nhiều DN đang làm rất tốt và có thể phát triển được. Do đó, chúng ta nên cố gắng tập trung để hỗ trợ các DN và người dân để họ hoạt động hiệu quả”, ông Thắng nhấn mạnh.

Kiều Tuyết

Tin mới

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường
Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường

Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không.

Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương
Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng công khai danh sách 123 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước, với tổng số tiền nợ thuế là hơn 166 tỷ đồng.

Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống
Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống

Năm 2014, Đà Nẵng công bố slogan chính thức “Fantasticity!”, lan tỏa đến cả thế giới thông điệp về một thành phố tuyệt vời. Và có lẽ “tuyệt vời” cũng là một trong những mỹ từ phù hợp nhất để mô tả về Đà Nẵng, dù là trên khía cạnh nào: du lịch trải nghiệm, an cư hay đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển
Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển

Xác định công tác xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng tạo đòn bẩy đưa Thái Bình trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, từ đó tạo bước phát triển đột phá vươn lên, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"
Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chủ trương, chính sách mới, đột phá. Mong muốn chung của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân là sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.