Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viết tiếp bài- Sở y tế Đắk Lắk: Những chuyện “lùm xùm”

Như đã nêu ở bài trước, dư luận tỉnh Đắk Lắk đang “nổi sóng” vì bị “khui” các “sai phạm” của ông Doãn

Bài 1: Khi sự thật chỉ là “một nửa”?

Bài 2: Thực hư bệnh nhân  phải “nhờ” máy chạy thận nhân tạo tỉnh khác?

THCL Như đã nêu ở bài trước, dư luận tỉnh Đắk Lắk đang “nổi sóng” vì bị “khui” các “sai phạm” của ông Doãn Hữu Long, GĐ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, người được cho là đã góp công lớn đưa ngành y tế Đắk Lắk phát triển trong những năm gần đây.

Đề cập đến vấn đề chạy thận nhân tạo điều trị cho những bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối tại tỉnh Đắk Lắk, và kết luận rằng có “nhiều chuyện vô lý, đau lòng, khó tin về y tế ở Đắk Lắk cần sớm được giải quyết, giúp ngành y tế Đắk Lắk làm tròn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân”. Tuy nhiên, sự thật có như vậy?

Khả năng đáp ứng chạy thận nhân tạo tại Đắk Lắk

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay có 2 cơ sở KCB đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kỹ thuật chạy thận nhân tạo đó là BVĐK tỉnh và BVĐK TP. Buôn Ma Thuột (BVĐK Buôn Ma Thuột).

Để đáp ứng nhu cầu chạy thận nhân tạo cho người dân trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh với 03 BS được đào tạo về lọc máu chu kỳ và đã được trang bị 13 máy thận nhân tạo (bao gồm 12 máy chạy thận chu kỳ và 01 máy chạy thận cấp cứu) hoạt động liên tục với công suất 3 ca/ngày; trung bình 5 tiếng/lượt chạy, phục vụ chạy thận nhân tạo cho 75 bệnh nhân. Do điều kiện thực tế nhân lực của BV còn thiếu nhiều so với định mức biên chế sự nghiệp đối với BV hạng 1, đồng thời ngân sách chưa đủ chi phí cho các hoạt động KCB tại BV, vì vậy, BV không thể mua sắm thêm máy và tăng khả năng thu dung chạy thận nhân tạo để giải quyết nhu cầu cho 200 bệnh nhân hiện đang đăng ký chờ chạy thận nhân tạo tại BV.

Từ những năm 2009, khi chạy thận nhân tạo, BV phải bù từ 100 - 200 ngàn/ca. Do đó, các BV tuyến dưới không mấy mặn mà với việc này. Mặc dù vậy, nhận thấy nhu cầu chạy thận nhân tạo là rất lớn, GĐ BVĐK Buôn Ma Thuột lúc đó là BS. Doãn Hữu Long đã chủ động đề xuất và được Sở Y tế chấp thuận cho tiếp nhận máy chạy thận và triển khai dịch vụ chạy thận nhân tạo tại BV.

Do vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, năm 2013, BS. Long đã xin tài trợ 5 máy của TCT Dầu khí Việt Nam và thực hiện xã hội hóa trang thiết bị y tế 20 máy. Hiện tại, tổng số máy còn hoạt động tốt tại tỉnh Đắk Lắk là 40 máy (13 máy tại BV tỉnh, 27 máy tại BVĐK Buôn Ma Thuột). Các BV đã triển khai máy thận nhân tạo hoạt động liên tục với công suất 2 ca/ngày. Hiện nay, BVĐK Buôn Ma Thuột đang chạy thận cho gần 150 bệnh nhân với tần suất 60 bệnh nhân/ngày. Để đáp ứng nhu cầu chạy thận cho bệnh nhân, GĐ Sở Y tế giao nhiệm vụ xây dựng phương án triển khai thêm Đề án XHH chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh 20 máy và BV thị xã Buôn Hồ 10 máy.

Bệnh nhân phải “nhờ” máy chạy thận nhân tạo tỉnh khác?

Một số thông tin cho rằng “quỹ BHYT Đắk Lắk mỗi năm kết dư hàng trăm tỷ chuyển trả về Trung ương, trong khi hàng trăm bệnh nhân suy thận mãn của tỉnh phải lang thang tới nhiều tỉnh khác để xin ké máy chạy thận nhân tạo”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những thông tin này có nhiều điều cần bàn cãi.

Như đã nói ở trên, hiện tỉnh Đắk Lắk có tổng số 40 máy chạy thận nhân tạo, chạy thận nhân tạo cho gần 230 bệnh nhân. Trong đó, theo thống kê, hiện BVĐK Buôn Ma Thuột đang tiếp nhận và thực hiện chạy thận nhân tạo cho 7 bệnh nhân ngoại tỉnh, tại BVĐK tỉnh là 4 bệnh nhân ngoại tỉnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện số máy chạy thận nhân tạo tại một số tỉnh trong khu vực Tây Nguyên như sau: Gia Lai 10 máy; Đắk Nông 12 máy; Kon Tum có 9 máy.

Ngoài ra, năm 2013, tổng số tiền ngành y tế tỉnh khám và điều trị cho bệnh nhân có BHYT là hơn 672 tỷ đồng; năm 2014 là hơn 792 tỷ đồng; năm 2015 là hơn 854 tỷ đồng. Việc khám và điều trị bệnh cho người có BHYT phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, ngành y tế Đắk Lắk không thể tự “đẻ” ra quy định riêng của mình nên việc “Quỹ BHYT Đắk Lắk mỗi năm kết dư hàng trăm tỷ đồng chuyển trả về Trung ương là vi phạm pháp luật”?

Theo thông tin nêu trên thì tỉnh nào cũng cứ địa phương, cục bộ, “nhắm mắt” tiêu bằng hết số tiền BHYT đã thu được mới là “có lý” và “không đau lòng”? Và tính nhân đạo của BHYT là “lấy người khỏe bù người ốm” trong phạm vi cả nước, liệu có khả thi?

Đắk Lắk “từ chối” bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối?

Để tăng khả năng điều trị cho các bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối, BVĐK tỉnh đã đề nghị BV Chợ Rẫy (TP. HCM) chuyển giao kỹ thuật thẩm phân phúc mạc để thực hiện tại BV (đây là kỹ thuật mới chỉ triển khai được 25 BV trên cả nước, chủ yếu là BV tuyến Trung ương).

Trên cơ sở đề nghị đó, ngày 20/3/2015, BV Chợ Rẫy thành lập đoàn khảo sát chuyển giao Gói kỹ thuật “Lọc màng bụng” tại BVĐK tỉnh. Căn cứ kết quả khảo sát, tháng 4/2015, 2 BV đã ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, tiến độ 3 tháng (từ tháng 9 - 12/2015) và bảo hành kỹ thuật trong năm 2016. Chỉ tiêu đánh giá hoàn thành việc chuyển giao gồm 20 trường hợp thực hiện tại BV Chợ Rẫy và 5 trường hợp thực hiện tại BVĐK tỉnh.

Từ tháng 9 - 11/2015, Đoàn cán bộ BV Chợ Rẫy đã cùng với BVĐK tỉnh thực kiện 2 kỹ thuật gồm phẫu thuật đặt catheter Tenkoff và lọc màng bụng cho 2 bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Lương (63 tuổi) và ông Lê Thiện Dũng (62 tuổi). Tháng 12/2015 cho đến thời điểm 25/3/2016 mà báo chí phản ánh, do không có bệnh nhân đăng ký thực hiện kỹ thuật này (điều kiện chuyển giao cần phải có thêm từ 2 - 3 bệnh nhân) nên BVĐK tỉnh chưa hoàn thành được việc chuyển giao kỹ thuật và tuyến trên đã đồng ý gia hạn cho BV tiếp tục vào quý II/2016. Do đó, bà Lương và ông Dũng vẫn thuộc sự quản lý, theo dõi điều trị của BV Chợ Rẫy.

Để giải quyết tình trạng này, GĐ Sở Y tế đã trực tiếp chỉ đạo BVĐK tỉnh chủ động tìm nguồn bệnh nhân để hoàn tất quá trình chuyển giao kỹ thuật lọc màng bụng, đồng thời chuẩn bị nguồn lực (cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí…) để triển khai thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng ngay sau khi hoàn thành quá trình chuyển giao từ BV Chợ Rẫy.

Đối với trường hợp 2 bệnh nhân thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng tại BVĐK tỉnh, GĐ Sở Y tế cũng đã hướng dẫn BV trao đổi và thống nhất với 2 bệnh nhân này lựa chọn kỹ thuật chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, phía BVĐK tỉnh cho biết, bà Lương trước khi sử dụng dịch vụ lọc màng bụng tại BVĐK tỉnh đã có thời gian điều trị lọc máu bằng phương pháp chạy thận nhân tạo tại BVĐK Buôn Ma Thuột và đến nay, bà Lương không thể tiếp tục phương pháp chạy thận này do không thể tạo lỗ động tĩnh mạch (AV) trên cơ thể bà Lương.

Cho đến hết ngày 30/3/2016, ngoại trừ 02 trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Lương và ông Lê Thiện Dũng (như đã nói ở trên), Sở Y tế Đắk Lắk, BVĐK tỉnh và BVĐK Buôn Ma Thuột chưa nhận được bất kỳ sự phản ánh nào của người dân về đề nghị cho triển khai kỹ thuật thẩm phân phúc mạc tại Đắk Lắk.

Có thể thấy, đến nay, việc chuyển giao kỹ thuật thẩm phân phúc mạc chưa hoàn tất nên BVĐK tỉnh chưa áp dụng được, như vậy thì càng không thể có việc BV “từ chối” bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối! Và thông tin “Đắk Lắk đã mời được các BS BV Chợ Rẫy lên chuyển giao kỹ thuật thẩm phân phúc mạc, mà bỏ dở nửa chừng, trong khi BHYT thừa tiền” lại càng không chính xác.

Như vậy, có thể nói, mặc dù còn nhiều khó khăn (nguồn nhân lực còn thiếu khoảng 23% so với Đề án vị trí việc làm, BV tỉnh xây dựng cách đây gần 30 năm với quy mô ban đầu là 500 giường, nay lên đến 1.200 giường) nhưng ngành y tế Đắk Lắk đã có những nỗ lực đáng được ghi nhận trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và chăm sóc bệnh nhân suy thận mãn tính nói riêng

Hàng năm, ngành y tế Đắk Lắk khám điều trị cho khoảng 3,5 triệu lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh 104%; tỷ lệ bệnh nhân đi điều trị ở ngoài tỉnh, không có sự biến động đáng kể từ 2011 đến nay, cụ thể: 2011 (2,16%), 2012 (2,31%), 2013 (2,55%), 2014 (2,90%), 2015 (2,43%).

Hoàng Ngọc

Tin mới

Nhiều khả năng 15 trẻ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn
Nhiều khả năng 15 trẻ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa thông tin về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở 15 học sinh tiểu học tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, nhiều khả năng các học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn.

Quảng Nam tăng cường công tác cấp nước an toàn
Quảng Nam tăng cường công tác cấp nước an toàn

Ngày 3/5, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn gửi các sở, ngành, đơn vị cấp nước triển khai biện pháp nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, chống thất thoát nước...

Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thế giới qua nền tảng số
Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thế giới qua nền tảng số

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, tới đây, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Alibaba tăng thêm số lượng doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn tham gia Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử lên 300 đơn vị, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng trên thế giới thông qua mạng lưới khách hàng rộng lớn của Alibaba.com. Từ đó, tạo điều kiện cho Việt Nam bước vào kỷ nguyên số của thương mại và kinh doanh, đặt nền móng cho sự

Công an Bắc Giang truy vết đến cùng tội phạm ẩn danh trên không gian mạng
Công an Bắc Giang truy vết đến cùng tội phạm ẩn danh trên không gian mạng

Tội phạm sử dụng công nghệ cao luôn ẩn danh trên môi trường mạng, liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, phạm vi hoạt động xuyên biên giới, thời gian không cố định... Song lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang, nòng cốt là Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) đã cương quyết đấu tranh, lập nhiều chiến công, góp phần bảo vệ tài sản của người dân.

ECOPay - Nền tảng thanh toán không tiền mặt toàn diện cho doanh nghiệp
ECOPay - Nền tảng thanh toán không tiền mặt toàn diện cho doanh nghiệp

Đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là viễn cảnh tương lai, mà đã là một bức tranh đầy màu sắc đang bùng nổ tại thị trường Việt Nam.

Giáo dục sự tử tế cho trẻ em như thế nào là tốt nhất
Giáo dục sự tử tế cho trẻ em như thế nào là tốt nhất

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dạy con học toán, viết chữ đẹp, làm văn hay không phải là điều quan trọng nhất. Giáo dục con trở thành người tử tế, biết tôn trọng, biết yêu thương, có trách nhiệm với người thân, người xung quanh chính là yếu tố then chốt, giúp con thành công trên đường đời cũng như trở thành người tử tế trong tương lai.