Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viết tiếp bài- Sở Y tế Đắk Lắk: Những chuyện “lùm xùm”

Những thông tin “khui” các “sai phạm” của ông Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu nổi b

Bài 1: Khi sự thật chỉ là “một nửa”?

Bài 2: Thực hư bệnh nhân  phải “nhờ” máy chạy thận nhân tạo tỉnh khác?

Bài 3: Không phát hiện sai phạm trong đấu thầu thuốc năm 2014 - 2015

Những thông tin “khui” các “sai phạm” của ông Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu nổi bật vấn đề Hội đồng đấu thầu của tỉnh Đắc Lắk năm 2014 đã “cố tình xét trúng thầu sai nhóm thuốc rất nhiều mặt hàng, không chỉ gây thiệt hại ngân sách hàng chục tỷ đồng, gây thiệt hại lớn bởi các nhà thầu bị loại oan bởi các kiểu “lệ làng” trái quy định của Sở Y tế Đắk Lắk, mà còn khiến tất cả các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh rơi vào tình trạng thường xuyên thiếu thuốc, tháng nào cũng phải xin mua thuốc bổ sung cấp bách theo lối “chữa cháy””.

Tuy nhiên, Kết luận thanh tra số 4365/KL-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký ngày 06/6/2016 đã cho thấy sự thật không phải như vậy.

Không có sai phạm trong đấu thầu thuốc năm 2014 - 2015!

Theo kết luận thanh tra thì từ năm 2011 đến tháng 9/2015, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức 3 đợt đấu thầu thuốc: năm 2011 - 2012, năm 2012 - 2013 và năm 2014 - 2015.

Trong đó, các đợt đấu thầu năm 2011 - 2012 và 2012 - 2013 đã được Bộ Tài chính thanh tra, qua đó phát hiện trong 13 gói thầu năm 2011 - 2012 của Sở Y tế có 12 loại thuốc giá trúng thầu cao hơn giá bán buôn kê khai với Cục Quản lý dược trên 514 triệu đồng. Sau đó, Sở Y tế đã khắc phục hậu quả bằng cách thu hồi số tiền trên chuyển vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Tài chính.

Năm 2013 - 2014, Sở Y tế không tổ chức đấu thầu thuốc mà gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu đã đấu thầu năm 2012 - 2013. Việc gia hạn và bổ sung kế hoạch đấu thầu thuốc các gói thầu năm 2012 - 2013, đã được UBND tỉnh đồng ý với tổng số tiền bổ sung kế hoạch là hơn 345,8 triệu đồng. Việc này là không đúng quy định vì Thông tư liên tịch 01/2012 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc đã có hiệu lực thi hành kể từ 1/6/2012. Trách nhiệm này thuộc về Giám đốc Sở Y tế các thời kỳ và Văn phòng UBND tỉnh trong công tác tham mưu. Vì chậm đấu thầu trong giai đoạn này dẫn đến đã có 506 mặt hàng thuốc không trùng tên được thanh toán giá cao hơn giá đấu thầu thuốc thấp nhất của các tỉnh giáp ranh và đã đầu thầu với tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng.

Về vấn đề này, trong thời gian chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu, để tránh thiếu thuốc điều trị cho người dân, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh kéo dài gói thầu 2013 và được UBND tỉnh cho phép. Mặc dù việc này là chưa phù hợp với tinh thần của Luật Đấu thầu, nhưng nguyên nhân xuất phát từ sự diễn giải quy định pháp luật chưa rõ ràng nên không chỉ Đắk Lắk, mà 29 tỉnh, thành phố khác cũng làm như vậy.

Năm 2014 - 2015, kiểm tra công tác đấu thầu thuốc do Sở Y tế là chủ đầu tư và trực tiếp là bên mời thầu, kết luận thanh tra khẳng định: Trình tự, thủ tục trong công tác lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cơ bản đã thực hiện theo quy định; kết quả trúng thầu các gói thầu năm 2014 - 2015 đều thấp hơn giá dự toán được UBND tỉnh phê duyệt, giá kế hoạch và giá kê khai của Cục Quản lý dược.

Tuy nhiên, theo đoàn thanh tra, công tác đấu thầu thuốc năm 2014 - 2015, Sở Y tế Đắk Lắk còn mắc một số thiếu sót về mặt hành chính, như: Điều chỉnh các tiêu chí chấm thầu mà không có văn bản thông báo cho nhà thầu; chưa phê duyệt hồ sơ đã thông báo mời thầu trước đó 1 tuần; mở thầu không theo thứ tự chữ cái tên nhà thầu…

Tiết kiệm cho ngân sách hàng chục tỷ đồng

Như đã nói ở trên, năm 2014 - 2015, giá đấu thầu thuốc do Sở Y tế là chủ đầu tư có kết quả đều thấp hơn giá dự toán được UBND tỉnh phê duyệt, giá kế hoạch và giá kê khai của Cục Quản lý dược.

Cụ thể: Gói thầu mua thuốc theo tên generic, tổng cộng có 669 mặt hàng thuốc đã trúng thầu, giá trúng thầu giảm 30,2% so với giá dự toán được duyệt với giá trị 89.042.136.689 đồng, giảm 36,95% so với giá kế hoạch với giá trị 120.586.785.206 đồng và giảm 46,25% so với giá kê khai của Cục Quản lý dược với giá trị 177.032.162.811 đồng. Gói thầu mua sắm thuốc theo tên biệt dược, tổng cộng có 34 mặt hàng thuốc đã trúng thầu, giá trúng thầu giảm 4,8% so với giá kế hoạch với giá trị 373.236.411 đồng và giảm 7,1% so với giá kê khai của Cục Quản lý dược với giá trị 564.075.408 đồng. Gói thầu mua sắm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, tổng cộng có 22 mặt hàng thuốc đã trúng thầu, giá trúng thầu giảm 18,59% so với giá dự toán được duyệt với giá trị 3.180.508.920 đồng, giảm 30,13% so với giá kế hoạch với giá trị 5.963.509.000 đồng và giảm 45,79% so với giá kê khai của Cục Quản lý dược với giá trị 11.682.696.780 đồng.

Sau khi có kết quả trúng thầu, Sở Y tế còn thương thảo với các nhà thầu tiếp tục giảm giá các gói thầu, tiết kiệm được thêm cho ngân sách hơn 2,6 tỷ đồng so với giá trúng thầu.

Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên, năm 2014, mặt hàng thuốc Alpathin SĐK VN-10966-10 đã trúng thầu ở một số tỉnh/thành trên cả nước như sau: Sở Y tế Bình Thuận 9.000 lọ, giá 75.000đ/lọ; Sở Y tế Khánh Hòa 10.200 lọ, giá 74.000đ/lọ; Sở Y tế Hải Phòng 50.100 lọ, giá 73.500đ/lọ; Sở Y tế Hưng Yên 600 lọ, giá 76.000đ/lọ; Sở Y tế Kiên Giang 60.000 lọ, giá 74.000đ/lọ; BVĐK Phú Thọ 100.000 lọ, giá 74.991đ/lọ. Trong khi đó, giá thuốc Alpathin SĐK VN-10966-10 trúng thầu tại Đắk Lắk là 70.000đ/lọ, thấp nhất so với các tỉnh thành nêu trên.

Vậy những thông tin cho rằng Hội đồng đấu thầu “cố tình xét trúng thầu sai nhóm thuốc rất nhiều mặt hàng, không chỉ gây thiệt hại ngân sách hàng chục tỷ đồng, khiến các nhà thầu bị loại oan bởi các kiểu “lệ làng” trái quy định của Sở Y tế Đắk Lắk, mà còn khiến tất cả các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh rơi vào tình trạng thường xuyên thiếu thuốc” liệu có chính xác?

Không có “rào cản” cho DN làm ăn chân chính

Liên quan đến thông tin Hội đồng đầu thầu Sở Y tế Đắk Lắk buộc các nhà thầu phải nộp tiền mặt trước thời điểm đóng thầu bằng 3% tổng giá trị tham gia dự thầu, theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2014, khi được điều động về làm Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, BS. Doãn Hữu Long đã bắt tay vào đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của ngành y tế tỉnh nhằm đem lại sự hài lòng cho người dân. Ngành y tế đã yêu cầu cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khám chữa bệnh...

Công tác đấu thầu thuốc cũng được Sở Y tế đặc biệt chú trọng, bởi nó tác động trực tiếp tới giá thuốc mà người bệnh phải chi trả. Nhận thấy các đợt đấu thầu thuốc trước đây có nhiều bất cập, một số đơn vị đấu thầu không có năng lực và kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, không có năng lực tài chính vẫn tham gia đấu thầu... Khi trúng thầu, các DN này không có năng lực thực hiện, thậm chí bỏ thầu khiến công tác mua thuốc sau đấu thầu gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, năm 2014 - 2015, khi được giao làm chủ đầu tư và trực tiếp là bên mời thầu, Sở Y tế Đắk Lắk đã yêu cầu các DN khi tham gia đấu thầu phải nộp tiền mặt bằng 3% tổng giá trị tham gia dự thầu với mục đích loại bỏ các DN có năng lực kém. Thực tế, giá trúng thầu mua thuốc tại Đắk Lắk thấp hơn giá quy định, làm lợi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề này, đoàn thanh tra kết luận: Việc bảo đảm dự thầu bằng đặt cọc tiền mặt là đúng quy định theo điều 4 Luật Đấu thầu 2013. Toàn bộ số tiền trên 29 tỷ đồng tiền mặt bảo đảm đã được Sở Y tế gửi ngân hàng với lãi suất 0,8%/năm. Số tiền lãi phát sinh là 124 triệu đồng đã được chuyển vào ngân sách nhà nước.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Nguyễn Thế Tân, Giám đốc Công ty Luật Đắc Tâm cho biết: Rất nhiều DN khi tham gia đấu thầu đã dựa vào thư bảo lãnh của ngân hàng, nhưng việc bảo lãnh này cũng có nhiều vấn đề cần bàn cãi, vì thế, việc Sở Y tế Đắk Lắk yêu cầu các DN đóng một khoản tiền nhằm bảo đảm dự thầu là hoàn toàn đúng pháp luật. Không chỉ vậy, nó còn bảo đảm tính công bằng cho các DN có năng lực sản xuất và năng lực tài chính khi tham gia dự thầu.

Hoàng Ngọc

Tin mới

Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn
Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn

Việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, không chỉ giúp bà con trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ động được nguồn nước tưới, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất trong mùa nắng hạn, mà còn duy trì sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu...

Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân
Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân

Trong cơn lốc đô thị hóa, san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông với ồn ã khói bụi công trường, người ta thường vọng về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen...

Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương sẽ được tổ chức vào 9/5 nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn
Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn

NDO - 70 bức tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn trong một triển lãm đặc biệt nhân kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Ký ức Điện Biên” không chỉ là những trang nhật ký về những ngày tháng cam go ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Tây Bắc, nơi họa sĩ đã gắn bó, mà còn cho thấy cảm xúc, những tình cảm từ trái tim của một người lính cầm cọ giữa cuộc chiến đầy khốc liệt.

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão
Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cây xanh bị gãy, đổ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội sẽ cắt, tỉa khoảng 90.000 - 100.000 cây xanh. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra, khảo sát để sớm phát hiện những cây xanh nguy hiểm, đưa vào kế hoạch chặt hạ trước mùa mưa bão.