Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BCĐ389/QG: Một năm nhìn lại

THCL- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia được thành lập c

THCL Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia được thành lập cách đây vừa tròn 1 năm với kỳ vọng quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh ngăn chặn tận gốc hàng lậu, hàng giả và chống gian lận thương mại.

Kết quả bước đầu

Năm 2014, các ngành, địa phương đã phát hiện, xử lý 206.642 vụ vi phạm (tăng 12,11% so với năm 2013); thu giữ hàng hóa phát mại, xử phạt vi phạm hành chính trên 13.042 tỷ đồng (tăng 27,1% so với năm 2013); khởi tố hình sự 2.081 vụ, 2.275 đối tượng. Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia trực tiếp chỉ đạo và tổ chức phát hiện bắt giữ, xử lý nhiều vụ án lớn như vụ bắt giữ trên 60 tấn dược liệu buôn lậu từ Trung Quốc, vụ 8 tấn bao bì giả tại Hà Nội, vụ 8 xe ô tô tải vận chuyển trái phép 100 tấn hàng lậu tại Hưng Yên, vụ 4 xe ô tô tải vận chuyển trái phép 100 tấn hàng lậu tại Lạng Sơn, vụ bắt giữ 120 tấn hàng lậu tại Quảng Ninh, vụ bắt giữ 52 nghìn bao thuốc lá lậu tại Long An…

3 tháng đầu năm 2015, đã phát hiện, xử lý 5.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách 3.000 tỷ đồng, khởi tố 351 vụ, 407 đối tượng.

Đáng chú ý, sau khi Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhiều địa phương, bộ, ngành, lực lượng chức năng đã xác lập nhiều kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án đánh mạnh vào các đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Do đó, tình hình buôn lậu thuốc lá bước đầu được kiềm chế. Theo đánh giá của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, thị phần thuốc lá lậu giảm 10%, giá bình quân thuốc lá lậu tăng lên 1.500-2.000 đồng/bao; lượng thuốc lá lậu về TP. Hồ Chí Minh giảm so với thời điểm ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg là 20%.

Đặc biệt, nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, các hành vi gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, vừa qua, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã chính thức công bố đường dây nóng. Thông tin được Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp nhận, xử lý gồm: Tố giác về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; tố giác cá nhân, đơn vị chức năng không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Ông Mai Hòa Việt, Trưởng ban An ninh & Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ toàn quốc - Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam nhìn nhận: “Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia ra đời là một bước đột phá, đồng thời thể hiện quyết tâm của Chính phủ và lực lượng chức năng nói riêng trong vấn đề chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Điều đáng nói, sự ra đời của Ban sau 1 năm đã làm thay đổi cục diện của cuộc chiến này. Lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương đã được quán triệt một cách triệt để, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chuyển từ đơn phương trong phát hiện và xử lý vi phạm sang thống nhất từ trên xuống dưới cả tầm vi mô lẫn vĩ mô, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, các DN rất phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo và triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia”.

Trọng trách nặng nề

Tuy nhiên, để công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao hơn, ông Việt đề nghị: “Cần phải duy trì các hoạt động này một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn, không để tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”. Đồng thời, coi các vi phạm sở hữu trí tuệ của các sản phẩm là như nhau, không nên chỉ coi trọng các sản phẩm nhạy cảm như thuốc tân dược, thực phẩm mà coi nhẹ các sản phẩm khác. Đặc biệt, cần tăng cường các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm triệt để hơn nữa, không “giơ cao, đánh khẽ”. Bên cạnh đó, không nên chỉ tổ chức hội thảo tuyên truyền đấu tranh với vấn nạn này ở Hà Nội và các thành phố lớn, mà nên mở rộng ra nhiều các địa phương khác. Điều quan trọng, cần có các hình thức khen thưởng các cá nhân, đơn vị làm tốt, đồng thời xử lý những cá nhân đơn vị làm chưa tốt”.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó ban Chỉ đạo 127 TP. Hà Nội (Ban chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại TP. Hà Nội) thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm tồn tại trong công tác này: “Không phủ nhận những nỗ lực của lực lượng chức năng, song khách quan mà nói, các vụ bắt giữ và xử lý mới chạm đến phần nổi của tảng băng chìm. Một minh chứng cụ thể, tại biên giới Tây Nam, hàng tỷ bao thuốc lá lậu/năm nhưng chỉ bắt được hàng chục triệu. Điều nguy hiểm là hầu như ít (thậm chí không) bắt được kẻ chủ mưu, đầu nậu đứng đằng sau, mà chỉ bắt người gùi thuê. Hơn nữa, chế tài không đủ mạnh để răn đe, số vụ đưa sang hình sự rất ít, phạt tiền theo kiểu phủi bụi, tác dụng kém. Trong khi đó, hàng hóa buôn lậu diễn ra cả hợp pháp và không hợp pháp. Theo chính sách biên mậu, Việt Nam cho phép một người dân vùng biên giới được mua 2 triệu đồng hàng hóa/ngày từ Trung Quốc về mà không phải chịu thuế - một quy định hết sức vô lý cần loại bỏ. Vô hình chung, hành động này cùng với buôn lậu bất hợp pháp “giết chết” sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, chính sách tạm nhập tái xuất hiện nay cũng vô tình tiếp tay cho gian lận thương mại, trốn thuế. Mặt khác, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng đang chồng chéo, kém hiệu quả. Chưa kể, đôi lúc các lực lượng còn sợ bị lộ nhau. Trên thực tế, đội ngũ chống buôn lậu số lượng ít, nhiều nơi thu nhập thấp. Từ đó không tránh khỏi một bộ phận tha hóa, bảo kê”.

Điều quan ngại nhất, vai trò của chính quyền địa phương đang có vấn đề. Hình ảnh hàng trăm xe thuốc lá lậu, đường lậu chạy trên đường qua sông ở Tây Nam thoải mái như ban ngày. Xe hàng lậu tập kết chạy như xe xích đến nỗi hỏng cả đường, rừng… Cán bộ địa phương - lực lượng rất quan trọng có biết? Song một điều lạ là cuối cùng không ai chịu trách nhiệm - mặc dù, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo “Nơi nào có hàng giả, kinh doanh trái phép tràn lan thì nơi đó, cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm”.

Ông Phú cũng nêu một số điều “có lẽ chỉ tồn tại ở Việt Nam” khiến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại thêm ngàn lần khó. Đó là, dường như chưa ai để ý là hãy làm từ gốc trong chống buôn lậu. Đa phần chỉ chăm chăm đi kiểm tra hàng lậu ở nội địa, buông lỏng quản lý ở biên giới. Không ít trường hợp, thay vì chặn ngay từ biên giới, lực lượng chức năng lấy quả táo của bà bán hàng ở góc phố đi kiểm nghiệm, không hiệu quả và rất kém cỏi… Ngoài ra, trong khi nhiều quốc gia khác, các đơn vị kinh doanh đều có máy nối trực tiếp tới cơ quan thuế một cách minh bạch, còn ở nước ta, có học hỏi, song cũng là… “để đấy”. Nhiều trường hợp, khách mua hàng đề nghị được xuất hóa đơn lại bị cho là… “không bình thường”. Vì vậy, doanh thu của những đơn vị kinh doanh đó chỉ là những ẩn số, chính cơ quan thuế cũng chỉ được biết một phần…

Thanh Hà (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.