Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm… nửa vời?

Việt Nam đã sớm nhận ra sự cần thiết của cải cách DNNN và cho tới nay đã có những thành công đáng kể. Dẫu vậy, tốc độ và mức cải cách DNNN nh

Việt Nam đã sớm nhận ra sự cần thiết của cải cách DNNN và cho tới nay đã có những thành công đáng kể. Dẫu vậy, tốc độ và mức cải cách DNNN nhìn chung còn chậm, diễn ra trong thời gian quá dài, hiệu quả chưa rõ… Đó là nhận định của TS. Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương.


Yêu cầu bức thiết

Hiện Việt Nam còn 949 DN thuần sở hữu nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, trong đó có 54% là DN địa phương, 36% thuộc các bộ, ngành và 10% thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nước. Về chức năng hoạt động, có khoảng 65% DN hoạt động kinh doanh, còn lại là DN công ích, phục vụ an ninh quốc phòng, nông, lâm trường quốc doanh. Ngoài ra, DNNN còn bao gồm 1217 công ty cổ phần có cổ phần chi phối Nhà nước.

Tổng nguồn vốn kinh doanh của DNNN trên 2,5 tỷ triệu đồng (tương đương GDP hàng năm), trong đó vốn chủ sở hữu nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. Hầu hết tài sản, vốn và các nguồn lực quan trọng của DNNN tập trung ở 106 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Trong khu vực DN Việt Nam, DNNN chiếm 37% nguồn vốn kinh doanh, 44% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, 255 doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế, 20% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong lĩnh vực thương mại nội địa, nông thủy sản…

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Trung ương, DNNN đóng góp trên 30% GDP và tổng thu ngân sách, chưa tính thu từ dầu thô qua Tập đoàn Dầu khí. DNNN được giao quản lý, khai thác, sử dụng phần lớn nguồn tài nguyên, khoáng sản thiên nhiên; có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng như: năng lượng (điện, than, dầu khí, xăng dầu…), tài chính tín dụng, ngân hàng, vận chuyển hàng không, vận chuyển đường sắt, bưu chính viễn thông, dệt may, xuất khẩu lương thực, lắp máy, cung cấp nước, các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng. Cụ thể: trên 85% sản lượng điện, xăng dầu; 905 dịch vụ viễn thông, 985 vận tải hàng không nội địa; 56% dịch vụ tài chính, tín dụng; 705 sản lượng gạo xuất khẩu, trên 80% phân hóa học…

Không thể phủ nhận vai trò của DNNN. Song trên thực tế, những lợi ích thu được từ DNNN còn quá nhỏ bé so với tổn phí chi ra từ các nguồn lực của Nhà nước. Do đó, cải cách DNNN là yêu cầu bức thiết đã được đặt ra. Từ những năm 1990, Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh cải cách DNNN, không chỉ xuất phát từ yêu cầu giảm gánh nặng quản lý của Nhà nước mà còn nhằm mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của bản thân DNNN với hy vọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.

Còn nhiều rào cản

Đáng chú ý, ngày 1/7/2010 là thời điểm quan trọng của cải cách khung khổ pháp lý cho hoạt động của DNNN Việt Nam trong thể chế kinh tế thị trường. Toàn bộ các DNNN phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần của Luật DN. Điều này đồng nghĩa với việc DNNN có hình thức pháp lý và mô hình tổ chức tương đồng với DN khu vực tư nhân; chấm dứt tình trạng chia cắt pháp luật về DN theo hình thức sở hữu ở Việt Nam. Về nguyên tắc, các DNNN đã hoạt động trong cùng một khung khổ pháp lý với các DN khác.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nguyên tắc này chưa được tuân thủ. Các DNNN, đặc biệt là các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu vẫn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống các văn bản đặc thù dưới luật về quan hệ sở hữu, quản lý tài chính, nhân sự, tiền lương, đầu tư…

Trong khi đó, thể chế thị trường đối với DNNN còn chưa vận hành đầy đủ cùng với sự can thiệp của Nhà nước và tình trạng độc quyền, hoặc thống lĩnh thị trường của các DNNN. Khu vực DNNN nói chung vẫn được Nhà nước ưu tiên đầu tư các nguồn lực quan trọng của đất nước, vì vậy vẫn giữ vai trò chi phối hoặc có vị thế của DN độc quyền tại hầu hết các lĩnh vực then chốt hoặc có khả năng sinh lợi cao của nền kinh tế như dầu khí, khoáng sản, điện, hóa chất cơ bản, vận tải đường sắt, đường không, tín dụng… Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Vẫn còn không ít trường hợp Nhà nước can thiệp trực tiếp vào đời sống kinh tế của các DN, hoặc gây ảnh hưởng làm thiên lệch quan hệ cạnh tranh của các DN trên thị trường bằng các biện pháp như hỗ trợ tài chính, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, ưu đãi tín dụng, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, chính sách lao động, tiền lương… cho DNNN.

Đạt tiến độ rùa

Từ năm 2001 đến nay, các quy định về phân loại DNNN được điều chỉnh nhiều lần nhằm giảm danh mục Nhà nước giữ 1005 sở hữu hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Nếu thực hiện đúng các quy định này, lĩnh vực phục vụ an ninh quốc phòng, công ích và một số ngành công nghiệp quan trọng được đánh giá là “có sức lan tỏa lớn”. Bởi lẽ DN 1005 vốn Nhà nước hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (36%), trong khi đây là lĩnh vực Nhà nước không cần thiết nắm giữ 100% vốn.

Qua quá trình thực hiện các chính sách điều chỉnh cơ cấu DNNN có thể thấy kết quả lớn nhất là đã giảm được số lượng lớn các DNNN quy mô nhỏ, tăng quy mô của các DNNN còn lại. Quy mô tài sản trung bình của DNNN cao gấp hàng chục lần so với DN khu vực tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả tái cơ cấu DNNN chưa đạt mục tiêu đề ra. Đó là sau nhiều năm cải cách, cơ cấu ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN thay đổi không đáng kể, chưa đạt yêu cầu “tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của địa bàn quan trọng”. DNNN còn hiện diện ở nhiều ngành, lĩnh vực không cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Tái cơ cấu DNNN chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến cơ chế phân bổ nguồn lực nhà nước, điều chỉnh chức năng của Nhà nước, tái cấu trúc ngành nghề và hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN. Vị trí của DNNN trong tổng thể kết cấu chung của nền kinh tế và của khu vực DN không có thay đổi đáng kể, chức năng “kinh doanh” của Nhà nước vẫn còn lớn, giá trị vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các DN kinh doanh ngày càng tăng… Điều này là không phù hợp với vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường; là nhược điểm lớn nhất trong thực hiện chính sách cơ cấu lại DNNN cũng như chính sách cải cách DNNN nói chung ở Việt Nam.

Nguyên nhân của những bất cập trên nằm ở bản thân các quy định pháp luật về phân loại DNNN, ở quan điểm chưa thống nhất và thiếu quyết tâm trong thực hiện chính sách tái cơ cấu DNNN, bên cạnh đó là những khó khăn khách quan của quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước.

TS. Nguyễn Đình Cung: Định vị vai trò của DNNN và cách quản lý của Nhà nước đối với DNNN chưa tương đồng với thông lệ quốc tế. Hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn thấp, làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thanh Hà

Tin mới

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.

Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ
Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ

Từ đêm nay (4/5) đến ngày 6/5, mưa rào và dông tiếp tục xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ.

Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?
Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?

Giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua, dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.