Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải cách thủ tục hành chính: Không thể chậm trễ

TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) k

THCL TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) khẳng định: "Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc cải cách TTHC là sự quyết tâm - vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương; cần sự tham gia của đông đảo người dân và DN”.

TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp)

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước (giai đoạn 2011 - 2015), Thủ tướng Chính phủ đánh giá, còn nhiều cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực; cơ chế, chính sách, TTHC thiếu minh bạch… Ý kiến của ông về điều này?

Đúng là công tác cải cách hành chính (CCHC) tuy đã đạt được những kết quả tích cực, giải pháp hay, phương thức mới tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong tiếp cận và thực hiện TTHC với phương châm "thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch"- đã được tổ chức thực hiện. Rõ ràng, CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng trong thời gian qua chưa đạt được như mong đợi, nhất là việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân ở các cấp chính quyền.

Thứ nhất, việc đánh giá tác động của TTHC tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định tại NĐ số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát TTHC. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC chưa được đánh giá tác động, chưa có ý kiến của đơn vị kiểm soát TTHC, nhưng vẫn được ban hành. Nhiều TTHC, mặc dù có đánh giá tác động nhưng việc thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu; bước đầu qua tham gia ý kiến, thẩm định đã phát hiện những bất cập trong quy định về TTHC, song việc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chưa hiệu quả...

Do đó, vẫn để lọt những TTHC không cần thiết, bất hợp lý, làm tăng chi phí tuân thủ, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN và đời sống của người dân.

Thứ hai, việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành, thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương còn chậm so với quy định; nhiều TTHC đã được công bố, nhưng chưa được niêm yết kịp thời hay nhiều TTHC không còn hiệu lực thi hành nhưng vẫn được niêm yết… dẫn đến việc công bố, công khai TTHC không bảo đảm. Qua công tác kiểm tra về kiểm soát TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước, có thể nhận thấy, trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng không thống nhất giữa nội dung TTHC được niêm yết công khai với việc tiếp nhận, giải quyết TTHC; phiếu hẹn trả kết quả không có hoặc không ghi đúng thời hạn giải quyết; hồ sơ giải quyết quá hạn nhiều ngày…

Thứ ba, trước đòi hỏi của thực tế và để thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tục thực hiện những nỗ lực cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều lực cản, nhìn chung vẫn chưa so được với các nước phát triển trong ASEAN, nhưng với quyết tâm của Chính phủ, chắc chắn, công việc này sẽ thành công, mang lại hiệu quả phát triển KT-XH và phòng ngừa tham nhũng.

Cục Kiểm soát TTHC đã - đang và sẽ làm gì nhằm đẩy lùi những tồn tại nói trên?

Cục Kiểm soát TTHC mới được thành lập hơn 5 năm, trong bối cảnh những tồn tại, hạn chế đã có từ rất lâu của nền hành chính nước ta vẫn chưa được khắc phục. Trong thời gian đó, với những nỗ lực không ngừng, Cục đã phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành đơn giản hóa gần 5.000 TTHC theo 25 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ; tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của DN và đời sống người dân.

Cụ thể, để giảm mạnh các TTHC hiện hành, công khai các chuẩn mực và quy định hành chính để người dân giám sát việc thực hiện của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngay từ năm 2013, Cục đã xây dựng, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư, giai đoạn 2013 - 2020, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí; bảo đảm tốt hơn quyền công dân; tạo tiền đề để tiến hành đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư.

Năm 2014, Cục tiếp tục nghiên cứu, xây dựng trình lãnh đạo Bộ - trình Chính phủ ban hành NQ số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi”.

Năm 2015, Cục đã nghiên cứu, trình Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền với kỳ vọng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa hành chính, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần phòng chống tham nhũng.

Cục đang xây dựng và hoàn thiện phần mềm tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính. Đây sẽ là địa chỉ duy nhất để người dân, DN có thể truy cập và gửi phản ánh, kiến nghị trực tuyến, theo dõi quá trình xử lý và tra cứu kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan nhà nước. Dự kiến, cuối năm 2016, sẽ đưa vào vận hành chính thức, mở ra kênh thông tin quan trọng hỗ trợ người dân, DN, góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực phản ứng chính sách.

Ngoài ra, Cục đã xây dựng, triển khai Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát TTHC, điện tử hóa các nghiệp vụ kiểm soát TTHC, nhất là thực hiện "báo cáo không giấy"trong công tác kiểm soát TTHC, giúp giảm thời gian, công sức của cán bộ làm công tác kiểm soát TTHC, nâng cao hiệu quả công tác này…

Nhà nước, ban, ngành liên quan cần có những chính sách và hành động như thế nào để cải cách TTHC - đáp ứng kỳ vọng của người dân và DN?

Để góp phần hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ "kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, thiết nghĩ, các cấp chính quyền cần tập trung thực hiện cải cách TTHC mạnh mẽ với những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm sau đây.

Một là, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ưu tiên các TTHC phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, TTHC trên một số lĩnh vực trọng tâm, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; công khai minh bạch các chính sách, TTHC, tạo thuận lợi nhất cho người dân, DN tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Hai là, đẩy mạnh phân cấp việc giải quyết TTHC cho các cấp chính quyền địa phương theo hướng các bộ, ngành tập trung vào xây dựng, hoạch định chính sách, thanh tra, kiểm tra; các cấp chính quyền địa phương là cấp tổ chức thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ công. Các bộ, ngành tập trung nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân cấp việc giải quyết TTHC cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp trong những năm tới; cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành thể chế về giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Ba là, các bộ, ngành, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và từng cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong phục vụ người dân, DN; tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc của người dân, DN về quy định hành chính, tăng cường tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức để kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Bốn là, xây dựng chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với cải cách TTHC; đưa vào vận hành, khai thác Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền; thực hiện tổng rà soát, xác định các dịch vụ hành chính công có thể được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 4 để tổ chức thực hiện; đồng thời, tích hợp các dịch vụ công này với Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia.

Năm là, tích cực nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC và huy động nguồn lực và sự tham gia của tổ chức, cá nhân và toàn xã hội vào quá trình CCHC.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Thanh Hà (Thực hiện)

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.