Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo nguy hại từ đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Mặt hàng đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ em. Liên quan tới đồ chơi trẻ em, trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường các tỉnh đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi nhập lậu, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí còn có một số mặt hàng gây ảnh hưởng đến tính cách của trẻ nhỏ.

Liên tiếp phát hiện nhiều kho đồ chơi trẻ em nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi nhập lậu, thậm chí có nhiều loại đồ chơi mang tính bạo lực gây nguy hiểm cho trẻ em. Thậm chí, có nhiều mặt hàng đồ chơi còn gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tính cách và đạo đức của thế hệ tương lai.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em, quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Liên quan tới đồ chơi trẻ em, ngày 23/5/2023, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng) đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa tại Cửa hàng đồ chơi Ngọc Tài (địa chỉ tại phường 1, TP. Sóc Trăng).

Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang buôn bán 26 sản phẩm đồ chơi trẻ em có hình dạng giống như các loại súng thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông và 10 hộp sản phẩm đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 2 đã thu giữ lô hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 21/6/2023, của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long cho biết về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với ngành hàng quần áo may sẵn và đồ chơi nguy hiểm. Theo đó, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra 6 vụ, phạt hành chính với tổng số tiền 11.750.000, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 65.850.000 đồng.

Tại Hà Nội, tháng 5/2023 Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã bắt quả tang cửa hàng thuộc hộ kinh doanh Phan Thị Nga (địa chỉ số 162 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập lậu.

Số hàng hóa này, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ gần 2.000 sản phẩm là búa đồ chơi; quạt cầm tay mini; xe ô tô đồ chơi loại to, bộ đồ chơi xếp hình; bộ đồ chơi lắp ráp các hình; bộ đồ chơi câu cá; bộ đồ chơi câu cá; bộ súng đồ chơi các loại; đèn laser; bộ búp bê đồ chơi... để xử lý theo thẩm quyền.

Nguy hại từ việc mua đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc

Hiện nay, đồ chơi trẻ em được bày bán rầm rộ trên các sản thương mại điện tử, các cửa hàng. Tuy nhiên, nhiều loại đồ chơi được niêm yết trên các sàn TMĐT, thậm chí tại một số cửa hàng lại không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho trẻ em khi sử dụng. 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống TMĐT, xu hướng mua sắm đồ chơi trẻ em qua các kênh online, như Facebook, TikTok, Zalo, hay Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng bùng nổ mạnh mẽ, trở thành sự lựa chọn phần đông của người tiêu dùng. 

Theo khảo sát, trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm đồ chơi trẻ em khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành. Ngoài những sản phẩm quen thuộc trên thị trường, một số sản phẩm được nhiều người tìm kiếm năm nay như trống phát nhạc, bộ đèn cánh bướm, đèn trung thu biết bay, đèn lồng lò xo phát sáng 7 màu, các con công, cá heo phát sáng... Các sản phẩm này có mức giá dao động từ 20.000 đến 100.000 đồng/chiếc. 

Nguy hại khi chọn lựa đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên các sản TMĐT
Nguy hại khi chọn lựa đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên các sản TMĐT

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em, có mức giá rất khác nhau, từ cao cho đến thấp. Thế nhưng, những sản phẩm này liệu có rõ ràng về thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, và có cảnh báo đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hay không? 

Bên cạnh những sản phẩm mặt nạ bằng nhựa mềm, thì cũng có nhiều mặt hàng đồ chơi trẻ em được cấu thành, sản xuất từ nhựa PVC. Đây được coi là loại nhựa độc hại nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm tiêu dùng trên thế giới, chỉ sau polyethylene. Nguyên nhân là bởi giá thành rẻ, tính chất dẻo dai, bền và trong suốt. PVC chứa nhiều hóa chất độc hại, trong đó có chì và DEHP, một loại phthalate được sử dụng làm chất làm mềm dẻo.

Đồ chơi bằng nhựa luôn có chất hóa dẻo phthalate, chất này dễ dàng rời bỏ chất gốc và phân tán vào cơ thể người khi tiếp xúc ở nhiệt độ nóng, đó là nguy cơ khi trẻ ngậm đồ chơi hoặc qua đường hô hấp. Ngoài ra, chất này còn có thể gây nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng, nhất là đối với trẻ em.

Theo cảnh báo của các chuyên gia về sức khoẻ, những món đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của trẻ khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất này xâm nhập vào cơ thể bằng cách tiếp xúc qua da, đường miệng, hoặc thông qua đường hô hấp sẽ khiến trẻ dễ mắc các nguy cơ về ngộ độc, rối loạn chức năng hay vô sinh hoặc thậm chí có thể bị ung thư.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người tiêu dùng cần thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng, không vì ham mua đồ chơi rẻ mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Không chỉ vậy,  một số trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, có thể gây nên căn bệnh về đường ruột, ho lao, viêm phổi. Bởi vậy, người mua hàng càng nên lựa chọn kỹ lưỡng hơn khi mua đồ chơi cho trẻ em. Nên lựa chọn những mặt hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn đầy đủ...

Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu mua sắm đồ chơi trẻ em cũng nâng cao, mặt hàng mẫu mã trên các sàn TMĐT lại nhiều vô số với các mức giá khác nhau. Tại đó cũng tồn tại những mặt hàng rõ nguồn gốc xuất xứ và không rõ xuất xứ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi sử dụng.

Bởi vậy, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua hàng, nên lựa chọn những địa điểm uy tín để mua đồ chơi cho trẻ nhỏ, để tránh rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Quy chuẩn Việt Nam về đồ chơi trẻ em

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý về sản phẩm này.

Quy chuẩn quy định yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ, phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Hàm lượng các amin thơm (bao gồm cả dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong quy chuẩn này.

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.

Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Đồ chơi trẻ em, trước khi lưu thông trên thị trường, phải gắn dấu hợp quy.

Thùy Linh (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.