Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn thành phố. Theo đó, đào tạo nghề cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an phải đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả ngay sau khi học; lao động thuộc diện chính sách, xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề phải nắm được thông tin về đào tạo như nghề cần học, học ở đâu và việc làm sau khi học nghề.
Nội dung chính của Kế hoạch là đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn thành phố. Rà soát nhu cầu học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và nhu cầu đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo đục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.
Đối tượng và mức hỗ trợ học nghề thực hiện theo quy định tại Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND, Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND và Quyết định số 580/QĐ-UBND.
Căn cứ theo hợp đồng đào tạo nghề giữa đơn vị đào tạo với người học, mức hỗ trợ theo nhóm đối tượng quy định tại Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND và hồ sơ tạm ứng, quyết toán theo Hướng dẫn số 03/HD-SLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc điện chính sách xã hội trên địa bàn TP. Đà Nẵng và quy định khác có liên quan để hỗ trợ, thanh toán kinh phí đào tạo nghề cho đơn vị đào tạo theo thực tế đào tạo đảm bảo quy định.
Đối với các đối tượng là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an thực hiện theo Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2017 cửa Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các quy định hiện hành.
Việc lựa chọn các đơn vị tham gia đào tạo phải đảm bảo các điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với các quy định về hỗ trợ đào tạo cho đối tượng chính sách, xã hội; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc lựa chọn đơn vị tham gia đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn thành phố năm 2023 theo quy định pháp luật. Chủ trì và phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động thuộc diện chính sách, xã hội và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn thành phố năm 2023.
Đồng thời, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như in ấn tờ rơi, sổ tay… về đào tạo nghề cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn các đơn vị tham gia đào tạo nghề tuyển sinh đúng đối tượng thụ hưởng chính sách, hồ sơ tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định. Kịp thời điều chỉnh số lượng, kinh phí, ngành nghề theo danh mục nghề quy định tại Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND theo nhu cầu của đối tượng trên cơ sở đề xuất của các đơn vị đào tạo.
UBND các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức tư vấn, rà soát, tổng hợp nhu cầu học nghề cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trên địa bàn gửi Sở Lao động - Thương binh vả Xã hội để tổng hợp, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyên rộng rãi trong cộng đồng dân cư chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động thuộc diện chính sách, xã hội; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. Phối hợp, tạo điều kiện các đơn vị tham gia đào tạo tại Kế hoạch này trong công tác tuyển sinh, đào tạo; theo dõi kết quả tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo nghề của các lao động trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về chất lượng đào tạo và kết quả giải quyết việc làm của đối tượng sau đào tạo.
UBND thành phố đề nghị các đơn vị tham gia đào tạo nghề đăng ký đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. Sau khi có quyết định, hợp đồng đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, các đơn vị tham gia đào tạo thực hiện tổ chức đào tạo đảm bảo quy định.
Các đơn vị tham gia đào tạo nghề lập thủ tục tạm ứng kinh phí, thanh quyết toán theo quy định tại Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH,Hướng dẫn số 03/HD-SLĐTBXH và các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình tuyển sinh, đào tạo; kịp thời thông tin đến địa phương về kết quả tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm sau tốt nghiệp.
TP. Đà Nẵng hiện có gần 70 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mỗi năm đào tạo nghề cho gần 1.000 lao động nông thôn, lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố. Từ năm 2012 đến nay, có 28 cơ sở tham gia đào tạo nghề miễn phí cho gần 10.000 học viên lao động nông thôn, lao động diện chính sách, xã hội. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt hơn 80%.
Hoàng Gia Bảo